Người Armenia tự tay đốt nhà trước khi Azerbaijan vào tiếp quản

Người Armenia ở Nagorno-Karabakh đã tự tay đốt nhà nhằm phá hủy mọi thứ trước khi người Azerbaijan vào giành lại quyền kiểm soát khu vực ngày 15/11.

Vẫn mặc bộ đồ rằn ri khi chiến đấu chống lại lực lượng Azerbaijan một tuần trước đó, Arsen, một người Armenia, đã châm lửa dưới bàn ăn trong ngôi nhà của chị gái ở làng Charektar.

Khi ngọn lửa bùng lên, ông dùng một chiếc ghế gỗ đập vỡ cửa sổ của ngôi nhà một tầng lụp xụp để ngọn lửa lan ra. Không lâu sau đó, ngọn lửa đã thiêu rụi toàn bộ ngôi nhà.

“Họ sẽ đến đây vào sáng mai. Người Azerbaijan. Cứ thử sống ở đây đi, nếu có thể”, ông nói với Reuters, khi ngọn lửa bùng lên.

Người Armenia tự tay đốt nhà trước khi Azerbaijan vào tiếp quản - 1

Một người đàn ông Armenia trước ngôi nhà bốc cháy ở làng Charektar ngày 14/11. Ảnh: 

Reuters

.

Người Armenia đang tự tay đốt nhà khi thời gian bàn giao lãnh thổ cho Azerbaijan theo một thỏa thuận hòa bình do Nga làm trung gian sắp đến. Các lực lượng dân tộc Armenia và quân đội Azerbaijan tại khu vực Nagorno-Karabakh đã giao tranh trong 6 tuần qua.

Ẩn mình trong núi, Charektar là một ngôi làng nhỏ ở huyện Kalbajar của Azerbaijan, giáp với khu vực Nagorno-Karabakh.

Khu vực này được quốc tế công nhận là một phần của Azerbaijan, nhưng đã bị người Armenia kiểm soát kể từ cuộc chiến tranh giành Nagorno-Karabakh vào những năm 1990. Ngày 15/11, Azerbaijan sẽ trở lại và giành lại quyền kiểm soát khu vực.

Ông Arsen, 35 tuổi, từ chối cho biết họ của mình. Người này nói ông và những người Armenia khác không muốn để lại bất cứ thứ gì hữu ích cho người Azerbaijan.

“Họ sẽ phải tự xây nhà từ đống đổ nát”, ông Arsen nói.

Reuters thấy sáu ngôi nhà xung quanh làng Charektar bốc cháy vào ngày 14/11.

Một người đàn ông khác cho biết người Armenia đang chất tất cả vật dụng có thể lên những chiếc xe tải đầy đồ gia dụng gần đó.

Một số người Armenia đã đến thăm khu vực này vào ngày 14/11, và có thể là lần cuối cùng, để nhìn ngôi làng đang bốc cháy.

Một phụ nữ Armenia đã rơi nước mắt.

Arsen cho biết ông nghe về thỏa thuận hòa bình từ các chiến binh khác.

“Họ gọi cho tôi và nói: ‘Hãy về nhà và lấy những thứ ông có. Người Azerbaijan sẽ vào khu vực trước ngày 15/11’”, ông Arsen nhớ lại.

Người đàn ông này và vợ dự định cùng 4 đứa con đến Armenia và thuê một căn hộ.

Khi được hỏi vì sao ông và những dân làng khác không ở lại, ông Arsen nói họ sợ người Azerbaijan sẽ trả thù.

"Bạn đã bao giờ thấy người Armenia và người Azerbaijan sống cùng nhau chưa?", ông hỏi.

“Chúng tôi đang rời đi và bỏ lại tất cả bia mộ của người thân ở đây. Từ ác mộng củng không đủ để diễn tả điều này”.

Theo Zing

Nguồn zingnews.vn

Tin liên quan

Tin mới nhất

Thăng Long “ngũ trấn”

Thăng Long “ngũ trấn”

Ai cũng biết thành Thăng Long xưa có tứ trấn, tức 4 ngôi đền thờ 4 vị thần hộ vệ kinh thành ở 4 mặt.

Bố dượng hứa sẽ cho tôi 3,4 tỷ đồng sau khi nhà giải tỏa nhưng chồng tôi đòi ly hôn

Bố dượng hứa sẽ cho tôi 3,4 tỷ đồng sau khi nhà giải tỏa nhưng chồng tôi đòi ly hôn

Ngôi nhà cũ của gia đình nằm trong diện giải tỏa và được đền bù hơn 3,4 tỷ đồng. Vì biết rõ ngôi nhà đó là tài sản của bố dượng từ trước khi mẹ tôi tái hôn, nên tôi hoàn toàn không có ý định đụng đến khoản tiền này. Chồng tôi cũng rất hiểu chuyện, chưa từng một lần gợi ý tôi phải tranh giành gì.

Về một thực thể thẩm mỹ và đạo đức truyền thống mang đậm dấu ấn Việt Nam

Về một thực thể thẩm mỹ và đạo đức truyền thống mang đậm dấu ấn Việt Nam

Có lẽ không một loài hoa nào ăn sâu vào đời sống tinh thần của Nhân dân ta như hoa sen. Bao nhiêu thơ văn, cả bác học lẫn bình dân đã ngợi ca hoa sen, cả hội họa, kiến trúc, bao nhiêu vùng quê, bao nhiêu cơ sở, bao nhiêu vật phẩm, bao nhiêu người lấy hoa sen làm tên… Hoa sen tồn tại trong cuộc sống hàng ngày và trong đời sống văn hóa của dân tộc như một thực thể thẩm mỹ và đạo đức truy

Phiêu du ở “Thung Nham nơi chốn ngàn năm”

Phiêu du ở “Thung Nham nơi chốn ngàn năm”

Trong một đời người, đã bao giờ bạn có được một chuyến du ngoạn ở một cảnh sắc sơn thủy hữu tình bằng trên một chuyến đò để được cảm nhận một cảnh sắc đất Việt, được hòa nhịp thở vào chốn bồng lai, rồi hoài niệm về lịch sử của cảnh sắc đó, mảnh đất đó trong sừng sững lịch sử của Việt Nam chúng ta.