Chi phí y tế tăng, người dân lo mua bảo hiểm sức khỏe

Sự gia tăng của chi phí y tế cùng rủi ro khó lường về sức khỏe trong thời gian qua đã khiến nhiều người tìm đến bảo hiểm sức khỏe như một giải pháp tài chính dự phòng thiết yếu cho cuộc sống.

Chi phí y tế tăng

Báo cáo Global Medical Trend Rates (tỷ lệ xu hướng y tế toàn cầu) của Aon trong các năm 2022, 2023, 2024 cho thấy, chi phí y tế tại Việt Nam liên tục tăng, lần lượt là 5.5%, 6.5% và 6.7%. Tính trung bình trong 3 năm qua, tỉ lệ gia tăng của chi phí y tế cao hơn đến 1,6 lần so với tỉ lệ lạm phát kinh tế. Điều này phần nào chỉ ra viễn cảnh chi phí y tế có thể sẽ trở thành gánh nặng tài chính với nhiều người trong tương lai.

Chi phí y tế tăng, người dân lo mua bảo hiểm sức khỏe - 1

Từ 2022-2024, tỉ lệ lạm phát y tế cao hơn trung bình 1,6 lần so với lạm phát kinh tế. Nguồn: Global Medical Trend Rates - Aon

Trên thực tế, chi phí y tế tại Việt Nam đã được dự báo sẽ gia tăng trong thời gian tới. Theo quy định mới của Luật Khám chữa bệnh, từ năm 2024, sẽ có hơn 1.900 danh mục dịch vụ khám bệnh, hội chẩn được điều chỉnh tăng giá. Trong đó, dịch vụ kỹ thuật, xét nghiệm... tăng 1 - 4%, có dịch vụ tăng giá đến 10%, giá dịch vụ ngày giường bệnh tăng khoảng 10 - 14%...

Anh Lâm Đức Thịnh (45 tuổi, quản lý xưởng may, TP.HCM) nhìn nhận: “Nếu vật giá tăng, mình có thể gói ghém chi phí sinh hoạt, ăn uống. Nhưng nếu viện phí tăng, kể cả tăng nhiều, thì khi có bệnh cũng phải chữa. Năm ngoái, tôi bị thoát vị đĩa đệm, đi chữa trị mua thuốc men cả năm rồi sau đó thêm phẫu thuật. Tổng chi phí tốn gần 200 triệu. Khi đó không có bảo hiểm nên phải dùng khoản tiết kiệm cả năm để trả viện phí.”

Theo khảo sát Asia Care 2024 của Manulife, khi được hỏi về dự đoán lạm phát y tế, những người Việt Nam được khảo sát cho rằng chi phí y tế đã có mức tăng trung bình là 24% trong năm vừa qua. Trong đó, những loại chi phi y tế được cho là tăng nhiều nhất gồm chi phí thuốc theo toa; chi phí kiểm tra, phòng bệnh; chi phí khám bệnh ngoại trú và chi phí dịch vụ chăm sóc sức khỏe. 72% số người Việt được khảo sát cũng cho biết chi phí y tế tăng cao là thách thức lớn về tài chính đối với họ. 

Cần một phương án bảo hiểm dự phòng

Chi phí y tế được dự báo gia tăng, cùng nhiều rủi ro về sức khỏe đang hiện hữu trong cuộc sống, kéo theo sự thay đổi trong nhận thức của nhiều người về vai trò của bảo hiểm sức khỏe. Anh Lê Tuấn Anh (39 tuổi, trưởng phòng một công ty tại Hải Dương) cho biết: “Lúc trước, tôi không quan tâm lắm tới bảo hiểm sức khỏe vì công ty đã mua bảo hiểm y tế cho mình rồi. Tuy nhiên, sau vài lần chẳng may đi viện thì mới thấy cần bảo hiểm dự phòng trước những tai nạn bất ngờ này”.

Anh Phạm Hoài Nam (30 tuổi, kinh doanh tại Hà Nội) cho biết đã quyết định tham gia bảo hiểm sức khỏe sau khi chứng kiến người thân bất ngờ bị tai nạn gãy chân và phải tự chi trả 100% viện phí. Chủ động tìm hiểu, anh quyết định tham gia bảo hiểm nhân thọ của Manulife, đồng thời, đính kèm bảo hiểm sức khỏe “Sống Khỏe Mỗi Ngày” (phiên bản 2024). Theo anh Nam, quyết định chọn “Sống Khỏe Mỗi Ngày” vì quyền lợi điều trị nội trú có phạm vi chi trả cao. Ngoài ra, anh được tùy chọn các quyền lợi linh hoạt khác theo nhu cầu của mình mà không kèm theo các điều kiện ràng buộc phức tạp, giúp anh tối ưu hóa chi phí tham gia bảo hiểm.

Chi phí y tế tăng, người dân lo mua bảo hiểm sức khỏe - 2

Bảo hiểm sức khỏe là sự lựa chọn của nhiều người để dự phòng trước các rủi ro về sức khỏe.

Là trụ cột kinh tế gia đình, chị Nguyễn Thị Thanh Thu (32 tuổi, kinh doanh tự do, Bắc Ninh) đã tham gia bảo hiểm nhân thọ của Manulife và vừa quyết định bổ sung bảo hiểm sức khỏe “Sống Khỏe Mỗi Ngày”. Chị cho biết: “Đây là một trong số ít những sản phẩm có quyền lợi nổi bật đối với các bệnh lý nghiêm trọng”.

Theo tìm hiểu từ chị Thu, sản phẩm này hỗ trợ các chi phí điều trị đặc biệt như: chạy thận; cấy ghép nội tạng; chi phí điều trị, phẫu thuật trong ngày; trợ cấp nằm viện... Ngoài ra, quyền lợi đối bệnh ung thư của sản phẩm này cũng phù hợp với mối quan tâm của chị khi chi trả điều trị ung thư nội trú, ngoại trú hoặc điều trị trong ngày khi sử dụng các phương pháp điều trị ung thư thường gặp như hóa trị, xạ trị…, đặc biệt là chi trả cho chi phí tái tạo tuyến vú sau đoạn nhũ với bệnh ung thư vú.

"Thấu hiểu những lo lắng của người Việt trước các rủi ro về sức khỏe trong bối cảnh chi phí y tế gia tăng, Manulife Việt Nam liên tục cải tiến để mang đến những sản phẩm phù hợp, đáp ứng nhu cầu bảo vệ và khả năng tài chính đa dạng của người dân. Được nâng cấp từ phiên bản năm 2019, “Sống Khỏe Mỗi Ngày” phiên bản 2024 với nhiều tính năng ưu việt, phạm vi quyền lợi rộng, giúp khách hàng có một phương án tài chính dự phòng khi đối mặt với những rủi ro về sức khỏe”, bà Tina Nguyễn - Tổng giám đốc Manulife Việt Nam cho biết.

Tin liên quan

Tin mới nhất