Cần tháo gỡ những vướng mắc về nguồn kinh phí hỗ trợ hoạt động sáng tạo tác phẩm, công trình văn học nghệ thuật và báo chí

Tiếp tục Chương trình Kỳ họp thứ Bảy, sáng 29/5, Quốc hội thảo luận ở hội trường về đánh giá bổ sung kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và ngân sách nhà nước năm 2023; tình hình thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và ngân sách nhà nước những tháng đầu năm 2024... Trong khuôn khổ Chương trình, Đại biểu Quốc hội Trần Thị Thu Đông, Phó Chủ tịch Liên hiệp các Hội Văn học nghệ thuật Việt Nam, Chủ tịch Hội Nghệ sĩ Nhiếp ảnh Việt Nam đã phản ánh 2 vấn đề cụ thể liên quan đến lĩnh vực văn học nghệ thuật.

Trong phần thảo luận của mình, Đại biểu Quốc hội Trần Thị Thu Đông đã có ý kiến về các vướng mắc trong cơ chế và nguồn kinh phí hỗ trợ hoạt động sáng tạo tác phẩm, công trình văn học nghệ thuật, báo chí theo Quyết định số 558 của Thủ tướng Chính phủ.

Theo Đại biểu Quốc hội Trần Thị Thu Đông, thời gian qua, thực hiện đường lối văn hoá văn nghệ của Đảng, nhằm phát triển, giữ gìn, bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa, văn học nghệ thuật, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đã quan tâm phê duyệt nhiều chương trình, dự án, đề án liên quan đến Văn học nghệ thuật (VHNT), nhưng khi cụ thể hóa, triển khai thực hiện còn nhiều bất cập, vô tình lại trở thành rào cản đối với hoạt động VHNT.

Cần tháo gỡ những vướng mắc về nguồn kinh phí hỗ trợ hoạt động sáng tạo tác phẩm, công trình văn học nghệ thuật và báo chí - 1

Đại biểu Trần Thị Thu Đông, Phó Chủ tịch Liên hiệp các Hội Văn học nghệ thuật Việt Nam, Chủ tịch Hội Nghệ sĩ Nhiếp ảnh Việt Nam phát biểu tại phiên thảo luận sáng ngày 29/5. Ảnh: Trung tâm báo chí Quốc hội

Vấn đề thứ nhất, tiếp nối các giai đoạn trước, năm 2021, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt Chương trình hỗ trợ sáng tạo tác phẩm văn học nghệ thuật và tác phẩm báo chí chất lượng cao ở Trung ương và địa phương giai đoạn 2021-2025 tại Quyết định số 558, với tổng kinh phí 382,5 tỷ đồng, phân bổ mỗi năm là 85 tỷ đồng cho 130 đầu mối gồm: các Hội Văn học nghệ thuật chuyên ngành Trung ương; Liên hiệp các Hội Văn học nghệ thuật Việt Nam, Hội Nhà báo Việt Nam, 63 Hội Văn học nghệ thuật và 63 Hội Nhà báo các tỉnh, thành phố.

“Năm 2021, năm đầu tiên của giai đoạn, do dự toán được phê duyệt chậm, nên kinh phí của năm này ngân sách chỉ cấp 50% cho tất cả 130 đầu mối sử dụng.

Năm 2022-2023 các Hội Văn học nghệ thuật, Hội Nhà báo trung ương và địa phương được cấp kinh phí thuận lợi hơn, nhưng cũng có cá biệt 1 số tỉnh, tuy đã được cấp kinh phí nhưng do không có văn bản hướng dẫn nên các tỉnh này không chi được, cuối năm phải hoàn trả lại ngân sách, trong khi các Hội VHNT thì đang rất mòn mỏi trông chờ vào nguồn kinh phí này để hỗ trợ các hoạt động chuyên môn chất lượng cao cho hội viên của địa phương mình.

Năm 2024 này, đến nay đã là cuối tháng 5, đầu tháng 6 nhưng các Hội Văn học nghệ thuật, Hội nhà báo từ Trung ương đến địa phương lại gặp vướng mắc về cơ chế thực hiện Quyết định số 558 của Chính phủ và nguồn Kinh phí để trao giải thưởng cho văn nghệ sĩ hàng năm”, Đại biểu Quốc hội Trần Thị Thu Đông nêu.

Trước thực trạng này, Liên hiệp các Hội Văn học nghệ thuật Việt Nam đã liên tục gửi văn bản cho Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch, Bộ Tài chính, Ban Tuyên giáo Trung ương. Ngày 23/2/2024, Ban Tuyên giáo trung ương đã có văn bản gửi Văn phòng Chính phủ, có ý kiến nhất trí với đề xuất của Liên hiệp các Hội Văn học nghệ thuật Việt Nam và Hội Nhà báo Việt Nam là cho phép thực hiện chương trình này theo cơ chế giao nhiệm vụ như các nhiệm kỳ trước, nhưng đến nay vấn đề này vẫn chưa được giải quyết.

Đại biểu Quốc hội Trần Thị Thu Đông cho biết, các cử tri trong giới VHNT, đặc biệt là lãnh đạo các Hội VHNT trong cả nước liên tục phản ánh vấn đề này. Đặc biệt là cuối năm 2023, thực hiện Kết luận của Ban Bí thư Trung ương Đảng, Ban Tuyên giáo Trung ương đã ban hành KH số 390 và chỉ đạo các ban, bộ, ngành, địa phương, cơ quan, đơn vị (trong đó có các Hội VHNT) xây dựng KH tổ chức các hoạt động tổng kết 50 năm nền văn học nghệ thuật Việt Nam sau ngày đất nước thống nhất (30/4/1975-30/4/2025). Tuy nhiên, theo Đại biểu Quốc hội Trần Thị Thu Đông, muốn tổng kết được 50 năm nền văn học nghệ thuật nước nhà thì ngay từ đầu năm nay đã phải chuẩn bị, nhưng đến nay kinh phí hàng năm vẫn đang vướng mắc như đã nêu. Tình hình này, thì đến 30/4/2025, nền VHNT nước nhà rất khó có thể tổng kết một cách toàn diện, đầy đủ được.

Cần tháo gỡ những vướng mắc về nguồn kinh phí hỗ trợ hoạt động sáng tạo tác phẩm, công trình văn học nghệ thuật và báo chí - 2

Toàn cảnh phiên họp sáng 29/5.

Vấn đề thứ 2, năm 2023, thực hiện Kết luận của đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại Hội nghị văn hóa toàn quốc và Kết luận 76 của Bộ Chính trị về xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam, Thủ tướng Chính phủ đã có Quyết định số 69 ngày 9/2/2023 phê duyệt Chương trình nghiên cứu, xây dựng cơ sở dữ liệu và công bố tác phẩm văn học vì sự nghiệp cách mạng trên nền tảng công nghệ 4.0; Chương trình thực hiện trong 3 năm từ 2023-2025. Tại Quyết định này, Thủ tướng Chính phủ giao Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch chủ trì phối hợp với Bộ Tài chính phê duyệt Tổng dự toán và dự toán hàng năm, nhưng đến nay, đã gần nữa thời gian thực hiện chương trình nhưng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch chưa phê duyệt do chưa có định mức sách 3D. Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch cho rằng thẩm quyền ban hành định mức sách 3D là của Bộ Thông tin và Truyền thông.

Từ những vướng mắc nêu trên, Đại biểu Quốc hội Trần Thị Thu Đông đề nghị Thủ tướng Chính phủ quan tâm, chỉ đạo để các bộ ngành liên quan nhanh chóng có giải pháp tháo gỡ những khó khăn hiện nay của VHNT.

“Từ diễn đàn này, rất mong Thủ tướng Chính phủ quan tâm, chỉ đạo quyết liệt hơn, đừng để những cơ chế, chính sách không phù hợp, không nhất quán với chủ trương của Đảng vô tình làm giảm đi ngọn lửa đam mê, cảm xúc sáng tạo của văn nghệ sĩ”, Đại biểu Quốc hội Trần Thị Thu Đông nhấn mạnh.

Phần phát biểu của Đại biểu Quốc hội Trần Thị Thu Đông:

PV

Tin liên quan

Tin mới nhất

Một năm đầy biến động, những người đầu tư vàng lãi bao nhiêu?

Một năm đầy biến động, những người đầu tư vàng lãi bao nhiêu?

Với mức tăng 27% trong năm 2024, vàng trở thành một trong những tài sản đáng chú ý nhất của thị trường kim loại. Đà tăng trưởng này được thúc đẩy bởi các chính sách tiền tệ nới lỏng tại Mỹ, các rủi ro địa chính trị kéo dài và làn sóng mua vào từ các ngân hàng trung ương. Trong khi đó, các kim loại cơ bản có một năm đầy biến động, với quặng sắt và lithium giảm mạnh.

Phát triển năng lượng tái tạo ở nông thôn: Từ triển vọng đến thực tiễn

Phát triển năng lượng tái tạo ở nông thôn: Từ triển vọng đến thực tiễn

Các dự báo cho thấy nhu cầu năng lượng cho sản xuất nông nghiệp ở Việt Nam sẽ tăng trưởng khoảng 4-5%/năm trong giai đoạn từ nay đến 2030. Điều này cho thấy tính cấp bách trong việc có các giải pháp phát triển năng lượng tái tạo ở khu vực nông thôn, góp phần làm giảm phát thải khí nhà kính, hướng tới phát triển bền vững và cải thiện điều kiện sống cho người dân.