Nổ súng bên ngoài Nhà Trắng, Tổng thống Trump được hộ tống rời họp báo

Tổng thống Mỹ Donald Trump được hộ tống rời đi một thời gian ngắn khỏi cuộc họp báo khi bên ngoài Nhà Trắng xảy ra sự cố.

Vài phút mở đầu cuộc họp báo hôm 10/8 (giờ địa phương), Tổng thống Mỹ Donald Trump rời khỏi phòng mà không có lời giải thích nào. Bộ trưởng Tài chính Steve Mnuchin và Giám đốc Văn phòng Quản lý và Ngân sách Russ Vought cũng rời đi và các cửa đều bị khóa, theo các ghi nhận ban đầu của Reuters.

Sau đó, truyền thông Mỹ đưa tin, các đặc vụ Mỹ đã bắn một người được cho là có vũ trang bên ngoài Nhà Trắng.

Ông Trump quay trở lại cuộc họp báo, xác nhận có nổ súng và cho biết ông đã tạm lánh vào Phòng Bầu Dục trong thời gian này. "Thực sự đã có nổ súng. Có người đã được đưa đến bệnh viện nhưng tôi không biết tình trạng người này. Người bị bắn là nghi phạm".

Ông Trump cho biết thêm tình hình đã được kiểm soát và ông không cảm thấy mất bình tĩnh vì sự cố. “Nhìn lại hàng thế kỉ qua thì thế giới đã là một nơi rất nguy hiểm”, ông nói.

Theo Tổng thống Mỹ, cơ quan đặc vụ sẽ cung cấp thông tin chi tiết về vụ việc. Còn NBC News đưa tin, người bị bắn vào ngực hiện nằm điều trị tại bệnh viện Đại học George Washington. Vụ việc đang tiếp tục được điều tra.

None

Tin liên quan

Tin mới nhất

Sau vụ tai nạn máy bay Dreamliner của Ấn Độ, cổ phiếu Boeing lao dốc

Sau vụ tai nạn máy bay Dreamliner của Ấn Độ, cổ phiếu Boeing lao dốc

Cổ phiếu của Boeing (BA.N) giảm 5% vào thứ Năm sau khi một chiếc máy bay 787-8 Dreamliner của Air India gặp nạn chỉ vài phút sau khi cất cánh, đánh dấu một bước lùi lớn đối với nhà sản xuất máy bay này khi giám đốc điều hành mới đang nỗ lực xây dựng lại niềm tin sau hàng loạt thách thức về an toàn và sản xuất.

USD mất giá mạnh, các nước châu Á đang quay lưng với đồng bạc xanh

USD mất giá mạnh, các nước châu Á đang quay lưng với đồng bạc xanh

Trong bối cảnh căng thẳng địa chính trị, biến động chính sách tiền tệ và nhu cầu phòng ngừa rủi ro tỷ giá, nhiều quốc gia châu Á đang đẩy nhanh quá trình giảm phụ thuộc vào đồng USD. Dù đồng bạc xanh vẫn là đồng tiền chủ đạo trong thương mại và dự trữ toàn cầu, làn sóng “phi đô la hóa” (de-dollarization) đang âm thầm lan rộng, nhất là ở khu vực ASEAN và các nền kinh tế lớn như T