Thêm 10 di sản vào Danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia

Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch vừa công bố các quyết định ghi danh di sản vào Danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.

Cụ thể, đưa vào Danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia:

1. Lễ hội truyền thống, Tập quán xã hội và tín ngưỡng Tết Nguyên tiêu ở Hội An, thành phố Hội An, tỉnh Quảng Nam.

Thêm 10 di sản vào Danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia - 1

Lễ hội Nguyên tiêu ở Hội An được hình thành từ lâu đời - Ảnh: VGP/Lưu Hương

2. Tập quán xã hội và tín ngưỡng Lễ ăn mừng đầu lúa mới của người Raglai, Xã Phước Hà, huyện Thuận Nam, tỉnh Ninh Thuận.

3. Lễ hội truyền thống Lễ hội Kỳ Yên Đình Dĩ An, phường Dĩ An, thành phố Dĩ An, tỉnh Bình Dương.

4. Lễ hội truyền thống Lễ hội Đình Thần Nguyễn Trung Trực, thành phố Rạch Giá, tỉnh Kiên Giang.

Thêm 10 di sản vào Danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia - 2

Lễ hội Đình Thần Nguyễn Trung Trực, thành phố Rạch Giá, tỉnh Kiên Giang.

5. Lễ hội truyền thống Lễ hội Đền Hóa Dạ Trạch, xã Dạ Trạch, huyện Khoái Châu, tỉnh Hưng Yên.

6. Lễ hội truyền thống Lễ hội Đền Đa Hòa, xã Bình Minh, huyện Khoái Châu; xã Mễ Sở, huyện Văn Giang, tỉnh Hưng Yên.

7. Tập quán xã hội và tín ngưỡng Mo Mường, huyện Ba Vì, huyện Thạch Thất, huyện Quốc Oai, thành phố Hà Nội.

Thêm 10 di sản vào Danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia - 3

Trình diễn chiêng Mường - một trong những hoạt động của phần hội trong nghi lễ Mo Mường.

8. Lễ hội truyền thống Lễ hội Thái Bình Xướng Ca, xã Thanh Lợi, huyện Vụ Bản, tỉnh Nam Định.

9. Tập quán xã hội và tín ngưỡng Nghi Lễ Vòng đời của người Chăm Islam, thị xã Tân Châu và huyện An Phú, tỉnh An Giang.

10. Nghệ thuật trình diễn dân gian Nghệ thuật sân khấu Dì Kê của người Khmer, xã Ô Lâm, huyện Tri Tôn, tỉnh An Giang.

Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đề nghị chủ tịch UBND các cấp chính quyền nơi có di sản văn hóa phi vật thể được đưa vào danh mục, trong phạm vi nhiệm vụ và quyền hạn của mình, thực hiện việc quản lý nhà nước theo quy định của pháp luật về di sản văn hóa.

Huyền Thương

Tin liên quan

Tin mới nhất

Tôi vẽ “sư phụ” Tề Bạch Thạch

Tôi vẽ “sư phụ” Tề Bạch Thạch

Hai họa sỹ cự phách có tầm ảnh hưởng lớn đến cuộc đời cầm cọ của tôi, một là người Việt – Nam Sơn Hoạ gia - Nguyễn Vạn Thọ (1890 - 1973) và hai là Tề Bạch Thạch (1864 - 1957), tên thật là Tề Thuần Chi, một Danh họa, triện khắc gia nổi tiếng và kiệt xuất người Trung Quốc. Ông còn có biệt hiệu là Tề Hoàng và Tề Vị Thanh. Ông nổi tiếng với bút pháp đại tả ý, nét vẽ thâm hậu,

Người lĩnh xướng “Tổ quốc gọi tên mình” trong dàn đồng ca Hoa hậu Việt Nam

Người lĩnh xướng “Tổ quốc gọi tên mình” trong dàn đồng ca Hoa hậu Việt Nam

Những ngày ở Vinpearl Phú Quốc tham gia tổ chức Cuộc thi Hoa hậu Việt Nam 2014, tôi thường cùng nhà báo Hồng Vĩnh dậy sớm đón minh ló rạng từ phía biển xa, nhấp nhô trên những con sóng xanh vỗ về đảo ngọc. Các thí sinh sẽ cùng ca sĩ Tạ Minh Tâm lên tàu ra đảo Đồi Mồi, một hòn nhỏ gần Phú Quốc để thực hiện cảnh quay trong MV “Tổ quốc gọi tên mình”. Đã nhiều ngày qua, ca sĩ Tạ Minh T

Bảo vật quốc gia Tháp đất nung và Bệ thờ đất nung Đền An Xá

Bảo vật quốc gia Tháp đất nung và Bệ thờ đất nung Đền An Xá

Nằm trên mảnh đất hình đầu rồng ở thôn An Xá, xã An Viên, huyện Tiên Lữ (tỉnh Hưng Yên), được bao bọc bởi hồ nước trong xanh in bóng những cây nhãn lồng cổ thụ, Đền An Xá - ngôi đền cổ thờ Ngọc Hoàng Thượng đế và các vị thần tiên - như một chốn yên bình để du khách tìm về với lịch sử Đạo giáo, Phật giáo Việt Nam. Đặc biệt, nơi đây còn là nơi bảo tồn và gìn giữ hoàn ch