Cách làm chân giò hầm bia thơm ngon, lạ miệng

Món ăn này không chỉ thơm ngon mà còn bổ dưỡng, là sự lựa chọn lý tưởng cho những bữa cơm gia đình ấm cúng.

Chân giò hầm bia là món ăn đậm đà, bổ dưỡng, nổi bật với hương vị béo mềm của chân giò hòa quyện cùng vị thơm nồng đặc trưng của bia. Chân giò được sơ chế kỹ, sau đó hầm cùng bia, hành, tỏi, gừng, và các gia vị như quế, hồi, tiêu để tạo nên hương thơm đặc biệt.

Quá trình hầm giúp chân giò chín mềm, thấm đều gia vị, lớp da dai giòn mà không ngấy, thịt bên trong ngọt mềm tan ngay khi thưởng thức.

Cách làm chân giò hầm bia thơm ngon, lạ miệng - 1

Nguyên liệu:

- 1 chiếc chân giò (Chọn chân giò sau nhiều thịt hơn chân giò trước)

- Quế, hồi, tiêu rang thơm

- Hành củ, hành lá, ớt tươi

- Gia vị: 5 thìa mắm, 1 thìa đường, 1 thìa dầu hào

- 200ml bia

- Nước lọc

Cách làm:

Cách làm chân giò hầm bia thơm ngon, lạ miệng - 2

- Chặt nhỏ chân giò, rửa sạch với rượu trắng để khử mùi. Chần sơ chân giò qua nước sôi, sau đó ngâm vào nước lạnh để chân giò săn lại và giữ được độ giòn.

- Ướp chân giò với nước mắm, đường và dầu hào trong khoảng 15-20 phút.

Cách làm chân giò hầm bia thơm ngon, lạ miệng - 3

- Làm nóng nồi, phi thơm hành củ, sau đó cho chân giò đã ướp vào xào săn. Đổ 200ml bia và nước lọc vào nồi, đảm bảo nước ngập chân giò.

Cách làm chân giò hầm bia thơm ngon, lạ miệng - 4

- Cho quế, hồi, tiêu rang, gừng, hành lá và ớt tươi vào cùng. Đậy nắp nồi ninh kỹ với nhiệt độ nhỏ trong khoảng 1 tiếng với bếp thường, 45 phút với nồi áp suất.

Cách làm chân giò hầm bia thơm ngon, lạ miệng - 5

- Thành phẩm thịt chân giò mềm mọng, thơm nức mùi bia và quế hồi, nước sốt đậm đà, ăn kèm cơm nóng hoặc bánh mì đều rất ngon.

Lee Hoa

Tin liên quan

Tin mới nhất

“Đất nước”  – Một bài thơ lớn của Nguyễn Đình Thi

“Đất nước” – Một bài thơ lớn của Nguyễn Đình Thi

“Đất nước” là một bài thơ ngắn được Nguyễn Đình Thi sáng tác trong một khoảng thời gian dài (1948 - 1955). Phần đầu của “Đất nước” được tạo thành từ hai đoạn trong các bài thơ “Sáng mát trong như sáng năm xưa” (1948) và “Đêm mít tinh” (1949), có thay đổi một số từ, riêng dòng thứ ba được thay đổi hẳn bằng một câu thơ khác. Phần sau của “Đất nước”, từ câu “Ôi nh

Văn học nghệ thuật góp phần tạo khí thế mới, sức vươn mới của dân tộc

Văn học nghệ thuật góp phần tạo khí thế mới, sức vươn mới của dân tộc

Ngày 25/4, tại Hà Nội, Ban Tuyên giáo và Dân vận Trung ương phối hợp với Văn phòng Trung ương Đảng, Văn phòng Quốc hội, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Liên hiệp các hội Văn học nghệ thuật Việt Nam tổ chức Hội nghị toàn quốc tổng kết 50 năm nền văn học, nghệ thuật Việt Nam sau ngày thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2025).

Văn học Nghệ An từ năm 1975 đến nay từ  một  góc nhìn

Văn học Nghệ An từ năm 1975 đến nay từ một góc nhìn

Nhân kỷ niệm 50 năm ngày thống nhất đất nước, để đánh giá thành tựu văn học của tỉnh miền Trung quê hương của Chủ tịch Hồ Chí Minh sau 50 năm (từ 1975 đến nay), Thời báo Văn học nghệ thuật giới thiệu tới bạn đọc bài viết của nhà báo Nguyễn Đình Anh - Trưởng ban Lý luận Phê bình Hội Liên hiệp Văn học nghệ thuật Nghệ An - Biên tập viên phụ trách miền Trung của Thời báo Văn h