3 câu nói nghe nhẹ nhàng nhưng dễ khiến con tổn thương, hơn cả bị quát mắng

Đôi khi lời nói của bố mẹ có tác động không tốt đến tinh thần của trẻ, nhưng không hề nhận ra.

Có thể bố mẹ không cố ý, nhưng thực tế bạo lực bằng lời nói sẽ khiến não trẻ tiết ra hormone gây căng thẳng cortisol. Lâu dẫn cortisol sẽ tích tụ ngày càng nhiều và não sẽ ở trạng thái cảnh giác lâu dài, luôn sẵn sàng ứng phó với các mối đe dọa bất cứ lúc nào.

Các nhà khoa học đã sử dụng MRI để quan sát não bộ của trẻ em bị bạo hành và kết quả cho thấy:

So với người bình thường, hồi hải mã (điều khiển trí nhớ) của nhóm trẻ này nhỏ hơn và thể chai (tích hợp thông tin từ não trái và não phải) mỏng hơn. Vì vậy, chỉ số IQ có xu hướng thấp, khả năng tập trung kém và học tập khó khăn hơn những trẻ khác.

Một thí nghiệm khác tại Trường Y Harvard cũng cho thấy, bạo lực bằng lời nói làm thay đổi kết nối não b . Những người từng phải hứng chịu bạo lực bằng lời nói trong thời thơ ấu có thùy não bất thường, nên cảm xúc không ổn định, dễ lo lắng và tính khí thất thường.

Nhà khoa học não bộ Hồng Lan (Trung Quốc) cũng từng cho biết, bạo lực bằng lời nói làm tổn thương con người nhiều hơn là tổn hại về thể xác, và não dễ bị "tổn thương nhẹ" .

Trong mắt nhiều người, chỉ có những lời quát mắng mới được coi là bạo lực bằng lời nói. Trên thực tế, chế giễu, xúc phạm, phủ nhận, buộc tội cũng là bạo lực bằng lời nói.

Thực tế, 3 câu nói này thường được nhiều phụ huynh nói với con, nhưng không biết rằng lời nói, việc làm của mình đã làm tổn thương trái tim non nớt và bộ não “mỏng manh” của trẻ.

3 câu nói nghe nhẹ nhàng nhưng dễ khiến con tổn thương, hơn cả bị quát mắng - 1

"Con không thể làm tốt việc gì cả, thật là ngốc!"

Khi con cái không được đáp ứng như mong đợi, bố mẹ rất dễ mất bình tĩnh và nói ra những lời lẽ tổn thương như vậy.

Trẻ có thể nhiều lần làm chưa tốt, nhưng bố mẹ không nên vội vàng phủ nhận toàn bộ, trẻ có thể nghi ngờ bản thân không thể làm được gì và cuối cùng bỏ cuộc.

Hầu hết trẻ không thể làm tốt việc gì đó là do trẻ thiếu nhận thức, kiến ​​thức hoặc kỹ năng. Vì vậy, bố mẹ nên tìm nguyên nhân để hướng dẫn con thay đổi.

Nếu bố mẹ nắm rõ trước đặc điểm, hình thái phát triển của con ở từng độ tuổi. Ví dụ, nhận thấy con viết không giỏi sẽ có biện pháp phù hợp và kiên nhẫn luyện tập cùng con để tìm cách cải thiện khả năng viết.

Khi thấy con mình đã làm tốt điều gì, hãy mô tả chi tiết và chân thành động viên con: “Nhìn xem, lần này có tiến bộ đấy! Chữ đã đẹp hơn rồi." 

3 câu nói nghe nhẹ nhàng nhưng dễ khiến con tổn thương, hơn cả bị quát mắng - 2

3 câu nói nghe nhẹ nhàng nhưng dễ khiến con tổn thương, hơn cả bị quát mắng - 3

"Con như thế này thì ai sẽ không được ai thương"

Ý định ban đầu của bố mẹ là ngăn chặn hành vi hiện tại của trẻ, nhưng lại phủ định tình yêu thương với con. Trẻ có thể cho rằng, ngay cả những người trong gia đình yêu thương nhất cũng nghĩ rằng mình kém cỏi.

Hãy thử nghĩ xem, khi được thấu hiểu, tôn trọng và khuyến khích, chúng ta có cảm thấy đặc biệt tràn đầy năng lượng trong mọi việc mình làm không?

Trẻ em cũng có xu hướng hợp tác hơn khi cảm thấy được chấp nhậ. Lúc này bố mẹ sẽ dễ dàng giải quyết vấn đề hơn nhiều.

Ví dụ, khi trẻ muốn chơi cầu trượt và bắt đầu khóc vì không muốn về nhà, đừng nói, "Con không về là mẹ sẽ không thương con nữa".

Thay vào đó: “Mẹ biết con đang chơi rất vui, nhưng ngày mai có thể chơi tiếp, bây giờ thì đã đến giờ ăn cơm rồi, nên về nhà sớm.

3 câu nói nghe nhẹ nhàng nhưng dễ khiến con tổn thương, hơn cả bị quát mắng - 4

3 câu nói nghe nhẹ nhàng nhưng dễ khiến con tổn thương, hơn cả bị quát mắng - 5

“Mẹ đếm đến ba, nếu con không... thì...”

Đây là câu thần chú được các bậc bố mẹ sử dụng phổ biến nhất nhằm áp dụng phương pháp kỷ luật cho trẻ. Ví dụ, khi trẻ không muốn tắt dừng xem bộ phim hoạt hình, bố mẹ thường sử dụng hình thức đe dọa nhằm gây áp lực: "Mẹ đếm đến 3, nếu con không tắt phim ngay bây giờ, 3 ngày tiếp theo sẽ không được xem TV!"

Ban đầu, phương pháp này có thể mang lại hiệu quả tương đối, khi trẻ cảm thấy sợ hãi trước hậu quả tiềm ẩn. Tuy nhiên, theo thời gian, đứa trẻ có thể nhận ra rằng không phải lúc nào bố mẹ cũng tuân thủ quy tắc, dẫn đến việc trẻ không cảm thấy sợ hãi nữa và việc sử dụng câu thần chú này không còn hiệu quả.

Thực tế, phương pháp kỷ luật này không chỉ đánh thức những cảm xúc tiêu cực của cả mẹ và con, mà còn làm trầm trọng thêm mâu thuẫn trong mối quan hệ gia đình. Điều này vì con cảm thấy bị ép buộc và không tự do trong việc tự quyết định, cảm giác này gây ra sự phản kháng, tạo ra sự không đồng nhất giữa các quy tắc, hành vi trong tâm trí của trẻ.

3 câu nói nghe nhẹ nhàng nhưng dễ khiến con tổn thương, hơn cả bị quát mắng - 6

3 câu nói nghe nhẹ nhàng nhưng dễ khiến con tổn thương, hơn cả bị quát mắng - 7

Thi Thi

Tin liên quan

Tin mới nhất