4 khác biệt giữa trẻ mút tay và không mút tay, không chỉ là thói quen mà còn liên quan đến trí thông minh
Trẻ mút tay và không mút tay đều có lợi thế và nhược điểm khác nhau.
Nhiều phụ huynh lo lắng rằng trẻ chạm vào đồ vật ở mọi nơi, tay dễ bị nhiễm nhiều loại vi khuẩn và chất bẩn. Việc mút tay trực tiếp có thể tạo điều kiện cho vi trùng xâm nhập vào cơ thể và gây bệnh.
Hơn nữa, việc trẻ mút tay trong thời gian dài có thể ảnh hưởng đến sự phát triển thể chất, chẳng hạn như dẫn đến các vấn đề về răng miệng, hình thành thói quen ăn uống. Những lo ngại này hoàn toàn có cơ sở, bởi sức khỏe của trẻ luôn là ưu tiên hàng đầu.
Tuy nhiên, theo các chuyên gia, việc quá thận trọng đdfôi khi có thể ảnh hưởng đến sự phát triển tự nhiên của trẻ. Trẻ mút tay thực chất là hiện tượng phát triển bình thường, phản ánh một giai đoạn quan trọng trong quá trình khám phá và học hỏi.
Khi trẻ tiếp xúc với các bề mặt khác nhau, đang phát triển cảm giác và khả năng phân biệt, quan trọng cho sự phát triển nhận thức.
Vậy trẻ mút tay và không được phép mút tay có tác động thế nào đến quá trình phát triển?
Trẻ mút tay và không được phép mút tay có sự khác biệt rõ ràng về 4 khía cạnh
Có thể tăng tỷ lệ hành vi xấu
Theo quá trình phát triển tự nhiên, trẻ mút tay là một cách để thỏa mãn nhu cầu ở giai đoạn nhạy cảm trong miệng. Đây là một phản ứng bình thường trong quá trình khám phá và tìm hiểu về bản thân.
Nếu nhu cầu này không được đáp ứng, trẻ có thể hình thành các hành vi thay thế như nhai giày, cắn người, cắn móng tay, hoặc cắn quần áo.
Bên cạnh đó, trẻ gặp khó khăn trong việc tập trung vào các hoạt động khác. Sự thiếu thốn trong việc tìm kiếm sự thoải mái thông qua mút tay có thể khiến trẻ trở nên lo âu, cáu kỉnh hoặc thậm chí mất kiên nhẫn.
Khả năng phối hợp tay-miệng-mắt-não
Trong mắt người lớn, hành động mút tay có vẻ đơn giản. Tuy nhiên, đối với trẻ sơ sinh, đó lại là một quá trình phức tạp đòi hỏi sự phối hợp cao độ giữa tay, miệng, mắt và não.
Sự tương tác giữa ngón tay và miệng giúp trẻ khám phá các cảm giác khác nhau, từ mềm mại của da đến vị giác. Hơn nữa, hành động này kích thích các dây thần kinh trong miệng, phát triển khả năng nói và phát âm sau này.
Trong quá trình mút tay, khả năng vận động và phối hợp tinh tế dần phát triển. Trẻ học cách điều khiển các cơ bắp nhỏ trong bàn tay, cải thiện khả năng linh hoạt và vận hành tinh tế của bàn tay.
Trẻ mút tay là một cách để thỏa mãn nhu cầu ở giai đoạn nhạy cảm trong miệng.
Phát triển trí não
Trẻ khám phá thế giới qua miệng và tay, và việc mút ngón tay là một phần quan trọng trong quá trình đó.
Mút ngón tay giúp tăng cường kích thích xúc giác, thị giác, thúc đẩy sự kết nối của các tế bào thần kinh não, nâng cao trí thông minh ngay từ giai đoạn đầu.
Cảm giác an toàn bên trong
Mút ngón tay có thể mang lại cảm giác an toàn tuyệt vời cho trẻ. Khi trẻ cảm thấy đói, không vui hoặc lo lắng, việc mút ngón tay giúp tự xoa dịu và giảm bớt căng thẳng.
Về lâu dài, điều này hỗ trợ kỹ năng quản lý cảm xúc tốt hơn.
Trẻ khám phá thế giới qua miệng và tay.
Bố mẹ xử lý thế nào khi trẻ tăng tần suất mút tay?
Mặc dù việc mút tay ngón tay mang lại một số lợi ích cho sự phát triển của trẻ, nhưng bố mẹ không nên bỏ qua hoàn toàn việc này.
Dưới đây là một số gợi ý để can thiệp thích hợp.
Hãy chắc chắn rằng bàn tay của trẻ sạch sẽ
Bố mẹ nên chú ý đến việc vệ sinh tay cho con, rửa tay đúng cách nhằm loại bỏ bụi bẩn, vi khuẩn, virus gây bệnh. Trẻ nên rửa tay kịp thời sau khi đi chơi về, đặc biệt là sau khi tiếp xúc với các bề mặt công cộng, chơi với động vật, hoặc tham gia vào các hoạt động ngoài trời.
Khi ở nhà, việc vệ sinh tay cũng cần được thực hiện thường xuyên, đặc biệt là trước khi ăn, sau khi đi vệ sinh, và sau khi chơi đùa.
Bên cạnh đó, bố mẹ hướng dẫn trẻ cách rửa tay đúng cách, bao gồm việc sử dụng xà phòng và rửa tay ít nhất trong 20 giây, chú trọng vào các khu vực dễ bị bỏ qua như giữa các ngón tay và dưới móng tay.
Ngoài việc rửa tay, cũng cần lưu ý đến việc giữ cho các khu vực sinh hoạt của trẻ luôn sạch sẽ. Không gian sống và chơi đùa nên được vệ sinh định kỳ, nhằm giảm thiểu vi khuẩn và bụi bẩn.
Hãy chắc chắn rằng bàn tay của trẻ sạch sẽ.
Đưa ra các lựa chọn thay thế
Trong giai đoạn răng miệng nhạy cảm của trẻ, có thể chuẩn bị sẵn que ngậm mọc răng hoặc núm vú giả sạch sẽ, đáp ứng nhu cầu bú, đảm bảo vệ sinh, an toàn.
Đồng thời, trong giai đoạn mọc răng, ó thể cho trẻ ăn những thực phẩm cứng hơn như táo, lê... để tập nhai.
Hướng dẫn kịp thời để bỏ thói quen
Việc trẻ từ vài tháng đến 2 tuổi thích mút ngón tay là điều bình thường, nhưng sau 2 tuổi, hành vi này sẽ giảm dần.
Bố mẹ có thể hướng dẫn con bỏ thói quen mút ngón tay bằng cách kể chuyện và khen thưởng. Nếu trẻ tiếp tục bị ám ảnh bởi hành vi này, mẹ nên liên hệ ngay với bác sĩ nhi khoa để được trợ giúp.
Bố mẹ nên quan sát từng giai đoạn phát triển của trẻmột cách khoa học. Trẻ mút ngón tay tưởng chừng chỉ là thói quen nhỏ nhưng lại liên quan mật thiết đến sự phát triển thể chất và tâm lý. Thông qua sự hướng dẫn nhẹ nhàng và khoa học, nhằm giúp trẻ vượt qua giai đoạn này suôn sẻ và có môi trường phát triển lành mạnh hơn.
Bình luận