5 biểu hiện tính cách đứa trẻ cô đơn, mong chờ tình yêu thương từ bố mẹ

Nhiều trường hợp trẻ không cảm thấy được yêu thương, sẽ tìm mọi cách để làm hài lòng bố mẹ.

Nhà tâm lý Bauer gọi đưa ra học thuyết "Căn cứ an toàn", có nghĩa nếu đứa trẻ có một chỗ dựa an toàn, sẽ yên tâm khám phá thế giới bên ngoài, tiếp tục phát triển khả năng của mình.

Ví dụ, trong những ngày đầu trẻ đi học mẫu giáo, xa gia đình quen thuộc, nhưng có khả năng tự an ủi, vì tin rằng mình sẽ sớm được quay lại nhà, nơi trú ẩn an toàn, tức là chỉ tạm thời xa bố mẹ.

Trẻ càng lớn lên trong trạng thái tâm hồn bình lặng thì tinh thần càng dẻo dai, khả năng giải quyết vấn đề mạnh và tự phát triển bản thân tốt.

Tình yêu thương rất quan trọng cho sự phát triển lành mạnh của trẻ. Nhưng tình yêu không thể nhìn thấy, không thể chạm tới nếu không nắm bắt tốt mức độ, trẻ sẽ thiếu tình yêu thương. Nếu trẻ có 5 hành vi phổ biến, chứng tỏ con đang thiếu tình yêu thương, bố mẹ nên chú ý đến.

5 biểu hiện tính cách đứa trẻ cô đơn, mong chờ tình yêu thương từ bố mẹ - 1

5 biểu hiện tính cách đứa trẻ cô đơn, mong chờ tình yêu thương từ bố mẹ - 2

Có nhiều hành vi mang tính thăm dò

Trẻ cố tình làm điều gì đó khiến bố mẹ phản ứng, kiểm tra xem có bị mắng hay không, sau đó thay đổi hành vi dựa trên phản ứng của bố mẹ. Điều này thường xảy ra khi bố mẹ bận rộn hoặc bị phân tâm bởi những việc khác.

Khi trẻ cảm thấy bị bỏ rơi hoặc không được chú ý, có thể tìm cách gây rối để khẳng định sự tồn tại của mình trong gia đình.

Ví dụ: Trẻ cố tình ném đồ chơi và ném bất cứ thứ gì, để xem phản ứng của bố mẹ, thể hiện cảm xúc của mình. Khi thấy bố mẹ phản ứng, trẻ cảm thấy hào hứng và tiếp tục hành động, mặc dù đó là điều không nên.

Ngoài ra, trẻ thường thích làm những bộ mặt hài hước, cường điệu. Mẹ càng ngăn cản thì trẻ càng tức giận và có thể làm điều đó nhiều hơn, như một cách để khẳng định bản thân và thể hiện tính cách độc đáo. 

Hơn nữa, trẻ có thể nói bậy hoặc sử dụng ngôn ngữ không phù hợp để thu hút sự chú ý của bố mẹ. Trong những lúc cảm thấy không được chú ý, trẻ nghĩ rằng việc nói những điều gây sốc sẽ khiến bố mẹ phải dừng lại và lắng nghe. 

Nếu trẻ cảm thấy bố mẹ ưu ái anh chị em hơn, có thể bắt nạt anh chị em hoặc nói những điều không hay để thu hút sự chú ý của bố mẹ. 

5 biểu hiện tính cách đứa trẻ cô đơn, mong chờ tình yêu thương từ bố mẹ - 3

Có nhiều hành vi mang tính thăm dò.

5 biểu hiện tính cách đứa trẻ cô đơn, mong chờ tình yêu thương từ bố mẹ - 4

Thích “ra lệnh” cho bố mẹ làm mọi việc

Đứa trẻ không được quan tâm đầy đủ sẽ vô thức yêu cầu bố mẹ làm giúp nhiều việc để xác nhận xem bố mẹ có yêu thương mình hay không. Việc thỉnh thoảng xảy ra 1 hoặc 2 lần là điều bình thường, tuy nhiên, nếu yêu cầu tăng mạnh, trẻ đang có nguy cơ thiếu tình yêu thương và sự quan tâm cần thiết để phát triển lành mạnh.

Trẻ em thường không biết cách diễn đạt cảm xúc rõ ràng, vì vậy có thể sử dụng các yêu cầu cụ thể để thu hút sự chú ý. Ví dụ, khi trẻ nói: "Mẹ, lấy đồ uống trong tủ lạnh ra cho con" hoặc "Con muốn sữa chua, mua cho con ngay," thực chất đó là cách trẻ tìm kiếm sự kết nối với mẹ. 

Hơn nữa, ngay cả khi trẻ mới mua quần áo, việc trẻ vẫn hỏi: “Cuối tuần đưa con đi mua quần áo nhé” có thể phản ánh rằng trẻ đang cảm thấy không đủ sự chú ý từ bố mẹ. 

Nếu mẹ từ chối những yêu cầu này, trẻ sẽ mất bình tĩnh, dẫn đến phản ứng mạnh mẽ như khóc lóc, la hét, nổi loạn... 

5 biểu hiện tính cách đứa trẻ cô đơn, mong chờ tình yêu thương từ bố mẹ - 5

Trẻ vô thức yêu cầu người khác giúp nhiều việc.

5 biểu hiện tính cách đứa trẻ cô đơn, mong chờ tình yêu thương từ bố mẹ - 6

Cực kỳ hung hãn

Ở những trẻ chưa được hình thành sự gắn bó đầy đủ, hạch hạnh nhân (trung tâm cảm xúc của não) đặc biệt nhạy cảm, chỉ cần có một chút kích thích bất thường, trẻ sẽ phản ứng mạnh mẽ và thể hiện hành vi cực kỳ hung hăng. Điều này là do trẻ đã ở trong môi trường áp lực cao và không an toàn trong một thời gian dài, đã phát triển hệ thống phòng thủ nhạy cảm.

Vì cảm thấy không ai có thể bảo vệ, nên trẻ thường xem mình là nạn nhân khi có vấn đề xảy ra và ngại thừa nhận sai lầm, khuyết điểm.

Khi mọi việc không suôn sẻ hoặc không như mong đợi, trẻ đổ lỗi cho người khác và thích biến việc nhỏ thành việc lớn.

Ví dụ: Trẻ sẽ la hét hoặc xô đẩy người khác vì chạm vào đồ chơi của mình, thậm chí chạy xung quanh và hú hét để trút bỏ sự khó chịu. Lớn lên, chơi bóng với bạn bè, trẻ sẽ la hét vì bị tấn công, để đối phương không thể bắt được bóng.

5 biểu hiện tính cách đứa trẻ cô đơn, mong chờ tình yêu thương từ bố mẹ - 7

Cư xử quá tốt

Nếu trẻ không cảm thấy được yêu thương, sẽ tìm mọi cách để làm hài lòng bố mẹ, cho dù phải ép buộc bản thân. Từ đó, trẻ cư xử rất ngoan và hiểu chuyện, làm bất cứ điều gì bố mẹ nói ngay cả khi gặp khó khăn. 

Tuy nhiên, điều này không phải vì tình yêu mà để nhận được sự chú ý. Trẻ có thể bắt đầu cảm thấy rằng giá trị của mình phụ thuộc vào việc làm hài lòng người khác. 

Về lâu dài, trẻ dễ rơi vào trạng thái tâm lý không ổn định, dẫn đến những vấn đề nghiêm trọng về cảm xúc. Trẻ dễ trở nên bị ám ảnh bởi sự cần thiết phải làm hài lòng mọi người xung quanh, dẫn đến sự mệt mỏi và kiệt sức.

Khi trẻ không nhận được sự yêu thương và quan tâm đầy đủ, có thể phát triển cảm giác không đủ giá trị, cảm thấy cô đơn và không được chấp nhận.

5 biểu hiện tính cách đứa trẻ cô đơn, mong chờ tình yêu thương từ bố mẹ - 8

Nếu trẻ không cảm thấy được yêu thương, sẽ tìm mọi cách để làm hài lòng bố mẹ.

5 biểu hiện tính cách đứa trẻ cô đơn, mong chờ tình yêu thương từ bố mẹ - 9

Thói quen phủ nhận bản thân

Ttrẻ thiếu tình yêu thương thường đi kèm với lòng tự tin thấp. Khi không nhận được sự ủng hộ và khích lệ, trẻ trở nên khó chấp nhận thất bại và bị chỉ trích, dẫn đến thói quen phủ nhận bản thân.

Trẻ nghĩ rằng bằng cách này, có thể xây dựng một bức tường cao để bảo vệ mình khỏi những tổn thương và cảm giác không đủ giá trị. Việc này trở thành một cơ chế phòng vệ, tránh xa những cảm xúc thất vọng. 

Khi trẻ gặp khó khăn nào đó, dễ dàng nói “Con không làm được” hoặc “Dù thế nào đi nữa con cũng không làm được.” Hay khi trẻ không dám đối mặt với thử thách, có nguy cơ không phát triển kỹ năng giải quyết vấn đề và khả năng vượt qua khó khăn.

5 biểu hiện tính cách đứa trẻ cô đơn, mong chờ tình yêu thương từ bố mẹ - 10

Thói quen phủ nhận bản thân.

Hơn nữa, khi cảm xúc lên cao, trẻ sẽ có một số suy nghĩ phủ nhận chính mình, chẳng hạn như “Con đã phạm sai lầm” hoặc “Cuộc sống con thật lãng phí.”

Khi trẻ bị mắc kẹt trong suy nghĩ, trở nên chán nản và mất động lực, dẫn đến cảm giác cô đơn. Từ đó kéo dài và ảnh hưởng đến sức khỏe tâm lý của trẻ trong tương lai.

Thi Thi

Tin liên quan

Tin mới nhất

Dấu ấn ngành Văn hóa, Thể thao và Du lịch năm 2024

Dấu ấn ngành Văn hóa, Thể thao và Du lịch năm 2024

Sáng 18/12, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch tổ chức Hội nghị tổng kết công tác năm 2024 với chủ đề “Xây dựng nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc - Động lực phát triển đất nước trong kỷ nguyên mới - Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam”. Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính dự và chủ trì Hội nghị.

Honda và Nissan cân nhắc sáp nhập: Tạo nên tập đoàn trị giá 54 tỷ USD?

Honda và Nissan cân nhắc sáp nhập: Tạo nên tập đoàn trị giá 54 tỷ USD?

Trong bối cảnh ngành công nghiệp ô tô Nhật Bản đối mặt với sức ép cạnh tranh từ Tesla và các nhà sản xuất Trung Quốc, Honda và Nissan đang thảo luận việc hợp tác sâu hơn, bao gồm khả năng sáp nhập. Nếu thành công, đây sẽ là một bước ngoặt lớn, tạo nên tập đoàn ô tô lớn thứ ba thế giới.

Mỹ tiếp tục

Mỹ tiếp tục "tung đòn" vào chip bán dẫn của Trung Quốc

Chính quyền Tổng thống Joe Biden sắp công bố cuộc điều tra thương mại đối với chip bán dẫn của Trung Quốc, nhằm giảm sự phụ thuộc vào công nghệ mà các quan chức Mỹ cho là tiềm ẩn rủi ro an ninh quốc gia. Động thái này có thể dẫn đến các biện pháp hạn chế nhập khẩu hoặc áp thuế đối với các sản phẩm sử dụng chip Trung Quốc.

Trump đe dọa, ngành này ''đứng ngồi không yên''

Trump đe dọa, ngành này ''đứng ngồi không yên''

Lời cam kết áp thuế đối với tất cả hàng hóa nhập khẩu vào Mỹ của Tổng thống đắc cử Donald Trump có thể gây thiệt hại nghiêm trọng cho các nhà sản xuất ô tô châu Âu, đặc biệt là ngành công nghiệp ô tô của Đức, vốn đang trong giai đoạn khó khăn.