Bà mẹ 40 tuổi mang thai đôi, 21 tuần đưa một thai ra ngoài và cái kết đầy nghẹt thở
Người mẹ bị hiếm muộn vẫn cố gắng tìm mọi cách để thụ thai.
Tờ tin tức Thâm Quyến (Trung Quốc) đưa tin, bệnh viện số 7 Trung Sơn đã thực hiện ca sinh thành công cho cô Shan, một sản phụ 41 tuổi. Khi bé trai cất tiếng khóc chào đời lúc này đội ngũ y bác sĩ mới thở phào nhẹ nhõm và gia đình của sản phụ nữ cũng vô cùng vui mừng, hạnh phúc.
Ở tuổi 40, cô Shan đã nhờ tiến bộ của y khoa để mang thai. Được biết, người phụ nữ kết hôn được 3 năm nhưng cô không thể thụ thai và sinh con tự nhiên do hiếm muộn vì tuổi tác quá cao. Nỗi niềm khao khát có con cùng sức ép từ gia đình nhà chồng, cô Shan tìm đủ mọi cách để có thể thụ thai. Sau đó, nhờ sự can thiệp của các phương pháp y tế, người phụ nữ có thai thành công.
Bác sĩ siêu âm cho biết người phụ nữ đang mang thai một cặp sinh đôi. Mặc dù vậy, do mang thai ở độ tuổi đã cao, trứng và phôi của bà mẹ lớn tuổi thường không có chất lượng tốt, sẽ phải đối mặt với nhiều nguy cơ như: sảy thai, sinh non, vỡ ối sớm, dị tật thai nhi cao...
Người mẹ vất vả sinh ra con đầu lòng sau khi bị hiếm muộn.
Theo các bác sĩ, người mẹ bị đa u xơ tử cung nên càng làm tăng nguy cơ bị sảy thai, nhất là khi cô Shan mang bầu sinh đôi, hai đứa trẻ phải sống trong không gian chật hẹp, môi trường sinh trưởng vô cùng khắc nghiệt. Các bác sĩ đánh giá cô Shan có nguy cơ vỡ ối sớm, sảy thai và sinh non cao hơn so với các sản phụ thông thường khác.
Khi song thai được 16 tuần, bác sĩ điều trị phát hiện một thai nhi có vấn đề. Em có xương mũi kém phát triển, nguy cơ dị tật nhiễm sắc thể rất cao. Khi mang thai ở tuần thứ 19, cô Shan cảm thấy không được khỏe và đã nhanh chóng đến bệnh viện thăm khám. Các bác sĩ cho biết, cô có nguy cơ bị vỡ ối sớm.
Bên cạnh đó, cô còn được chẩn đoán mắc bệnh tiểu đường thai kỳ, điều này khiến các bác sĩ phải tìm cách giải quyết tình hình, giúp người mẹ giữ được thai nhi càng lâu càng tốt. Sau một cuộc thảo luận sôi nổi giữa Trung tâm Chẩn đoán Trước sinh, Khoa Truyền nhiễm, Khoa Siêu âm, Khoa Sơ sinh và Khoa Dược, đội ngũ đã tìm cách giúp người mẹ tuổi trung niên an thai và dưỡng thai.
Cô được đội ngũ y bác sĩ chăm sóc chu đáo.
Cuối cùng, khi cô Shan mang thai được 21 tuần, các bác sĩ đã tìm cách đưa một thai nhi kém phát triển ra khỏi cơ thể mẹ, tập trung chăm sóc thai nhi còn lại. Rất may mắn là sau đó, em bé còn lại lớn dần lên với các chỉ số ổn định, nhịp tim đều đặn.
Khi mang thai ở tuần thứ 37, người mẹ có dấu hiệu bị đau bụng, các bác sĩ trước đó đã lên các phương án vượt cạn cho cô Shan. Ngay rạng sáng hôm đó, người mẹ vỡ òa hạnh phúc khi chào đón con đầu lòng khỏe mạnh.
Cô Shan đã gửi lời cảm ơn đội ngũ y bác sĩ đã giúp cô thuận lợi sinh con an toàn và suôn sẻ. Chính sự động viên và nỗ lực của ê kíp bệnh viện đã giúp người mẹ này có niềm tin lạc quan, vượt qua mọi khó khăn để sinh nở thành công.
Mang thai khi đã nhiều tuổi sẽ khiến các bà mẹ phải đối mặt với nhiều nguy cơ như:
- Nguy cơ mắc các bệnh di truyền như Down tăng lên theo tuổi của mẹ.
- Nguy cơ sẩy thai, sinh non hay gặp phải các vấn đề sản khoa cao hơn theo tuổi của mẹ.
- Nguy cơ bị tiểu đường thai kỳ, xuất huyết sau sinh,... đều có thể xuất hiện.
Mặc dù có những nguy cơ khi mang thai sau tuổi 35, nhiều phụ nữ vẫn có thể tận hưởng một hành trình khỏe mạnh bằng cách chủ động tiếp cận tích cực với sức khỏe của mình, phối hợp và tuân thủ chặt chẽ những yêu cầu của bác sĩ.
Bình luận