Những cuốn sách về Lý Tự Trọng - người đoàn viên thanh niên cộng sản đầu tiên

Kỉ niệm 110 năm ngày sinh đồng chí Lý Tự Trọng (20/10/1914 - 20/10/2024), người đoàn viên thanh niên cộng sản đầu tiên, Nhà xuất bản Kim Đồng tái bản hai cuốn sách viết về cuộc đời và tấm gương hi sinh anh dũng của đồng chí cho sự nghiệp cách mạng, đấu tranh giải phóng dân tộc. Đó là truyện kí “Lý Tự Trọng - Sống mãi tên Anh” của tác giả Văn Tùng và truyện tranh “Lý Tự Trọng” của tác giả Hoài Lộc - họa sĩ Bùi Việt Thanh.

Nếu truyện kí Lý Tự Trọng - Sống mãi tên Anh phù hợp với những độc giả yêu thích văn học, trong lứa tuổi thanh thiếu niên, thì truyện tranh Lý Tự Trọng thích hợp với bạn đọc thiếu niên, nhi đồng. Bên cạnh phần đọc truyện, độc giả trẻ sẽ được ngắm tranh vẽ chân thực và sống động về anh Lý Tự Trọng những bức tranh về cuộc sống lao khổ của nhân dân Việt Nam dưới xiềng xích thực dân đối nghịch với cuộc sống phè phỡn và sự bạo tàn của giặc cùng bè lũ tay sai; những cảnh tra tấn, ngục tù càng làm nổi bật sự kiên trung, ý chí bất khuất của anh Lý Tự Trọng và những người chiến sĩ cộng sản.

Những cuốn sách về Lý Tự Trọng - người đoàn viên thanh niên cộng sản đầu tiên - 1

Hai cuốn sách đã khắc họa chân thực và cảm động cuộc đời, sự nghiệp cách mạng của Lý Tự Trọng.

Đại diện Nhà xuất bản Kim Đồng chia sẻ, việc xuất bản hai cuốn sách là nỗ lực của Nhà xuất bản Kim Đồng để đưa sách giáo dục truyền thống đến gần với bạn đọc, tạo ra nhiều ấn phẩm phù hợp với nhiều độ tuổi, nhu cầu, sở thích, năng lực tiếp nhận khác nhau. Đó cũng là hành động thiết thực tri ân công lao to lớn, ý chí kiên cường của đồng chí Lý Tự Trọng và các thế hệ tiền bối đã cống hiến trọn đời cho cách mạng, cho đất nước Việt Nam.

Những cuốn sách về Lý Tự Trọng - người đoàn viên thanh niên cộng sản đầu tiên - 2

Độc giả cũng sẽ được ngắm tranh vẽ chân thực và sống động về anh Lý Tự Trọng.

Hai cuốn sách đã khắc họa chân thực và cảm động cuộc đời, sự nghiệp cách mạng của Lý Tự Trọng. Sinh ra trong một gia đình Việt kiều có truyền thống yêu nước tại Thái Lan, Lý Tự Trọng, tên thật là Lê Hữu Trọng đã được nuôi dưỡng trong sự đùm bọc yêu thương của tình đồng bào, nghĩa đồng chí và sớm giác ngộ cách mạng.

Năm 1925, anh là một trong tám thiếu niên được lựa chọn vào nhóm “Thiếu niên tiền phong Việt Nam” học tập tại Quảng Châu (Trung Quốc) dưới sự chỉ dạy và chăm sóc trực tiếp của Bác Hồ. Tuổi 16 chàng trai trẻ Lý Tự Trọng trở lại Sài Gòn với nhiệm vụ thành lập Đoàn Thanh niên cộng sản.

Tài trí và dũng cảm, những hoạt động của anh Lý Tự Trọng đã góp phần dấy lên phong trào cách mạng trong quần chúng. Anh bị thực dân Pháp bắt khi mới 17 tuổi. Nhà tù thực dân khắc nghiệt với những trận đòn tra tấn dã man cùng âm mưu mua chuộc đã không khuất phục được người chiến sĩ cộng sản Lý Tự Trọng.

Những cuốn sách về Lý Tự Trọng - người đoàn viên thanh niên cộng sản đầu tiên - 3

Tượng đài Lý Tự Trọng tại Thủ đô Hà Nội.

Tại phiên tòa thâm độc được dựng lên nhằm bôi nhọ cách mạng và những chiến sĩ cách mạng, xem những chiến công của các anh như lỗi lầm của tuổi vị thành niên chưa biết suy nghĩ, anh Lý Tự Trọng đã dõng dạc tuyên bố: “Tôi hành động không phải là không suy nghĩ. Tôi hiểu việc tôi làm. Tôi làm vì mục đích cách mạng. Tôi chưa đến tuổi thành niên thật, nhưng tôi đủ trí khôn để hiểu rằng con đường của thanh niên chỉ là con đường cách mạng không thể có con đường nào khác. Tôi tin rằng nếu các ông suy nghĩ kĩ thì các ông cũng cần phải giải phóng dân tộc, giải phóng những người cần lao như tôi”.

Người đoàn viên thanh niên cộng sản hi sinh ở tuổi 17 là biểu tượng cao đẹp của chủ nghĩa anh hùng cách mạng, là lời hiệu triệu cho các thế hệ thanh niên Việt Nam đứng lên đấu tranh giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước.

Cuộc đời của Lý Tự Trọng tuy ngắn ngủi nhưng tinh thần cách mạng của anh trở thành tấm gương chói lọi cho các thế hệ thanh niên noi theo.

Câu nói bất hủ của anh “Con đường của thanh niên chỉ là con đường cách mạng không thể có con đường nào khác…” trở thành lí tưởng sống và kim chỉ nam hành động của thanh niên Việt Nam qua các thời kì cách mạng. Hình ảnh anh Lý Tự Trọng nâng niu cuốn Truyện Kiều trong ngục tù thực dân từ hơn 90 năm trước vẫn gây cho chúng ta những xúc động sâu sắc.

Hương Thảo

Tin liên quan

Tin mới nhất

MC Khánh Hào: Người truyền cảm hứng và phát triển tài năng nghệ thuật trẻ tại Việt Nam

MC Khánh Hào: Người truyền cảm hứng và phát triển tài năng nghệ thuật trẻ tại Việt Nam

Không chỉ là một MC và Đạo diễn sự kiện tài năng, Nguyễn Khánh Hào còn mang trong mình niềm đam mê mãnh liệt với việc phát triển thế hệ trẻ, đặc biệt là trong lĩnh vực nghệ thuật. Với phong thái tự tin, chuyên nghiệp và lối dẫn dắt đầy lôi cuốn, Khánh Hào đã toả sáng trên nhiều sân khấu lớn, truyền cảm hứng cho rất nhiều bạn trẻ, đặc biệt là những phụ nữ trẻ có đam mê ngh

Gặp lại chính mình trong phim, vị tướng già như trẻ lại

Gặp lại chính mình trong phim, vị tướng già như trẻ lại

Thiếu tướng Nguyễn Văn Phước sinh năm 1930. Năm 1949, ông nhập ngũ vào Sư đoàn 304. Bởi tinh thần chiến đấu dũng cảm và những thành tích chiến đấu nổi bật, sau hơn 5 năm chiến đấu ông đã trở thành đại đội trưởng Đại đội 71, Tiểu đoàn 375, Trung đoàn 9 và được nhận nhiều hình thức khen thưởng của cấp trên. Ngày 10/10/1954, đơn vị ông được về tiếp quản thủ đô. Sau đó, ông đ