Cơ thể bà bầu đột nhiên chuyển vàng phải đi cấp cứu, bác sĩ phát hiện 2 “vật thể lạ” trong ổ bụng, phải phẫu thuật để giữ mạng sống

Ca mổ được thực hiện cẩn trọng để đảm bảo an toàn cho sản phụ và em bé trong bụng.

Theo Sohu, một sản phụ đang mang thai ở tháng thứ 5 đột ngột xuất hiện tình trạng vàng da, vàng mắt kèm theo đau bụng dữ dội sau khi ăn một bữa canh gà. Khi nhập viện cấp cứu, các bác sĩ phát hiện có hai viên sỏi mật bị kẹt gây tắc mật nghiêm trọng.

Nhờ sự phối hợp của nhiều chuyên khoa tại Bệnh viện Hiệp Hòa, ca phẫu thuật đã được thực hiện thành công, cứu sống cả mẹ lẫn thai nhi.

Chị Hồ (tên đã thay đổi), 30 tuổi, đang mang thai con đầu lòng hơn 5 tháng. Vốn có hệ tiêu hóa yếu nên chị luôn duy trì chế độ ăn uống thanh đạm. Để bồi bổ sức khỏe thai kỳ, gia đình đã đều đặn chuẩn bị cho chị một bữa canh gà giàu dinh dưỡng. Không ngờ chỉ sau vài giờ dùng bữa, chị bắt đầu bị đau bụng dữ dội. Cơ thể bà bầu đột nhiên chuyển vàng phải đi cấp cứu, bác sĩ phát hiện 2 “vật thể lạ” trong ổ bụng, phải phẫu thuật để giữ mạng sống. Cơn đau lan ra sau lưng đến mức không ngủ được. Sáng hôm sau, nhận thấy tình trạng không thuyên giảm, gia đình lập tức đưa chị đi cấp cứu tại Bệnh viện Hiệp Hòa (thành phố Vũ Hán, Trung Quốc).

Cơ thể bà bầu đột nhiên chuyển vàng phải đi cấp cứu, bác sĩ phát hiện 2 “vật thể lạ” trong ổ bụng, phải phẫu thuật để giữ mạng sống - 1

Bà bầu 5 tháng nhập viện trong trạng thái da và mắt chuyển sang màu vàng.

Tại đây, bác sĩ nhận thấy chị có biểu hiện vàng da, vàng mắt rõ rệt - dấu hiệu điển hình của tắc mật. Kết quả siêu âm phát hiện 2 viên sỏi: 1 viên kẹt ở cổ túi mật, 1 viên còn lại nằm ở đoạn thấp ống mật chủ. Xét nghiệm máu cũng cho thấy chỉ số bilirubin toàn phần đã lên đến 60,9 µmol/L, gấp 3 lần ngưỡng bình thường.

Theo bác sĩ điều trị, món canh gà “bồi bổ” là một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng này. Gà hầm là thực phẩm giàu đạm và chất béo, khiến túi mật phải co bóp mạnh để tiết mật tiêu hóa. Nếu đã có sẵn sỏi mật, quá trình co bóp mạnh dễ khiến sỏi di chuyển và kẹt lại, gây tắc nghẽn đường mật. Khi dịch mật không thể lưu thông, nó ứ đọng trong gan, dẫn đến vàng da, đau bụng dữ dội và nguy cơ nhiễm trùng cao.

Sau khi chuyển đến khoa Tiêu hóa, chị được điều trị bằng kháng viêm, giảm đau, hỗ trợ chức năng gan, giảm vàng da và bổ sung dinh dưỡng. Đồng thời, khoa Sản được mời hội chẩn để đánh giá tình trạng thai nhi. Tuy nhiên, sau 11 ngày điều trị nội khoa tích cực, các triệu chứng không những không cải thiện mà còn nặng hơn: vàng da tăng, cơn đau ngày càng dữ dội, ăn uống kém, cân nặng giảm sút rõ rệt. Chỉ số bilirubin toàn phần đã tăng vọt lên 99,5 µmol/L.

Trước tình hình khẩn cấp, các chuyên khoa gồm Tiêu hóa, Gan mật, Sản và Gây mê hồi sức tiến hành hội chẩn. Các bác sĩ thống nhất phương án: cần phẫu thuật sớm để lấy sỏi, giải quyết ổ tắc nghẽn và bảo vệ thai nhi.

Cơ thể bà bầu đột nhiên chuyển vàng phải đi cấp cứu, bác sĩ phát hiện 2 “vật thể lạ” trong ổ bụng, phải phẫu thuật để giữ mạng sống - 2

Bác sĩ tiến hành phẫu thuật lấy sỏi để bảo vệ mẹ và bé.

Ca phẫu thuật nội soi được thực hiện bởi bác sĩ Hồ Thiểu Bác - Phó trưởng khoa Ngoại Gan mật. Trong quá trình mổ, ê-kíp phát hiện tử cung của sản phụ đã to gần chạm rốn, yêu cầu thao tác cực kỳ cẩn trọng để không ảnh hưởng đến thai nhi. Gan đã bị nhuộm xanh do mật ứ đọng, túi mật viêm nặng, thành dày và phù nề, đường mật giãn rộng đến 6mm.

Ê-kíp sử dụng phương pháp nội soi chính xác để cắt bỏ túi mật, sau đó tận dụng đoạn ống mật giãn nở làm đường vào cho ống nội soi nhằm kiểm tra toàn bộ ống mật chủ. Khi cắt đến đoạn gần ống mật chủ, một lượng lớn dịch mủ trào ra. Ê-kíp nhanh chóng hút sạch và tiếp tục đưa dụng cụ vào gắp viên sỏi bị kẹt tại đoạn thấp ống mật chủ. Việc sử dụng phương pháp này giúp tránh được việc phải rạch ống mật chủ hay đặt ống dẫn lưu T truyền thống - vốn dễ gây biến chứng và kéo dài thời gian hồi phục sau mổ.

Ngay sau ca phẫu thuật, bác sĩ sản khoa Diêu Đỗ Quyên - Phó trưởng khoa Sản tiếp tục theo dõi sát tình trạng thai nhi tại phòng hồi sức. Tim thai, chuyển động thai đều bình thường. Chỉ sau 1 ngày, sắc tố mật trong máu giảm nhanh chóng, các chỉ số sinh hóa được cải thiện rõ rệt. Ngày thứ hai, sản phụ đã có thể ăn lại, ngày thứ tư tình trạng vàng da gần như hết hoàn toàn. Sau khi được đánh giá tổng quát, chị Hồ xuất viện trong tình trạng sức khỏe ổn định, thai nhi phát triển bình thường. Hiện chị đang tái khám định kỳ tại khoa Sản và nhận được sự chăm sóc theo dõi sát sao.

Bác sĩ Hồ Thiểu Bác cho biết, tỷ lệ mắc sỏi mật ở người trưởng thành Trung Quốc hiện nay dao động từ 10 - 15%, trong đó chế độ ăn nhiều cholesterol là nguyên nhân phổ biến. Túi mật có nhiệm vụ cô đặc và lưu trữ dịch mật để tiêu hóa chất béo. Khi ăn quá no hoặc dùng thực phẩm nhiều dầu mỡ, túi mật co bóp mạnh có thể khiến sỏi di chuyển và bị kẹt lại, dẫn đến cơn đau mật, vàng da, nhiễm trùng đường mật. Đặc biệt, trong thai kỳ, do ảnh hưởng của hormone và nhu cầu bổ dưỡng cao, phụ nữ mang thai dễ gặp biến chứng đường mật nếu không cẩn trọng trong ăn uống.

Minh Anh

Tin liên quan

Tin mới nhất

Một Khau Vai số phận

Một Khau Vai số phận

Số phận con người, dường như, chỉ được nhận biết vào một lúc nào đó, sau sự từng trải và qua chiêm nghiệm. Một chặng đường rất dài đi cùng những suy ngẫm triền miên. Bất ngờ, nhưng không phải ngẫu nhiên, con người ta “sáng” ra nỗi ưu phiền, nặng đấy mà không bi lụy, không oán trách, nó như sự tổng kết cuộc đời gian truân đầy thử thách, cố gắng vượt lên bằng khí phách, c