Đứa trẻ thông minh khuôn mặt sẽ có các đặc điểm nổi bật, có 1 trong 3 là rất may mắn
Nếu quan sát gương mặt trẻ, bố mẹ có thể nhận ra một số đặc điểm phản ánh mức độ trí thông minh.
Theo quan niệm nhiều người, ngoại hình và nét mặt của trẻ có thể phản ánh trình độ thông minh và xu hướng phát triển tính cách ở mức độ nhất định. Theo đó, gương mặt trẻ có đặc điểm sau đây thường được coi là dấu hiệu thông minh.
Trẻ thích cười
Hầu hết người thích cười thường có thái độ tích cực và tâm trạng lạc quan. Tâm lý tích cực và sự lạc quan này sẽ tác động tích cực đến các quyết định, hành động, trở nên tự tin, dũng cảm hơn khi gặp khó khăn, thử thách, dễ dàng thành công hơn.
Nghiên cứu tâm lý thần kinh đã phát hiện ra rằng khi trẻ cười, sẽ kích thích hạch hạnh nhân, khiến não tiết ra nhiều dopamine hơn.
Dopamine là chất dẫn truyền thần kinh không thể thiếu trong cơ chế khen thưởng của não và chịu trách nhiệm chính trong việc kiểm soát vận động, lựa chọn hành vi và củng cố học tập. Khi dopamine được tiết ra, giúp chúng ta cảm thấy thoải mái, vui vẻ, thúc đẩy sự hình thành các kết nối nơ-ron và các khớp thần kinh trong não.
Ngoài ra, những cảm xúc tích cực do dopamine mang lại có thể kích thích sâu sắc các vùng khác nhau của não, thúc đẩy hoạt động của “nhà máy xử lý trí nhớ” vùng hải mã, từ đó cải thiện trí nhớ.
Nhà tâm lý học nổi tiếng người Mỹ Elin Wolf đã tiến hành quan sát theo dõi lâu dài trên trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Kết quả cho thấy những đứa trẻ mỉm cười vào ngày thứ 3 sau khi sinh có chỉ số IQ cao tới 160 khi được 6 tuổi. Điều này cũng khẳng định quan điểm rằng trẻ càng cười sớm thì chỉ số IQ càng cao.
Bố mẹ có thể dành nhiều thời gian hơn, chơi và cười đùa với trẻ. Nhằm giúp trẻ vui vẻ, thư giãn, cải thiện chỉ số IQ và trí nhớ.
Trẻ thích cười.
Vầng trán cao
Bộ não con người bao gồm 3 phần: Đại não, tiểu não và thân não. Bộ não chiếm tới 80% trọng lượng và trung tâm điều khiển là vỏ não trước trán. Vỏ não trước trán nằm ở vùng thần kinh phía sau trán và mắt. Nó chịu trách nhiệm suy nghĩ, chú ý, ra quyết định và hành động, đồng thời cũng ảnh hưởng đến động lực học tập, khả năng sáng tạo và trí tưởng tượng.
Saborsky, giáo sư sinh học thần kinh tại Đại học Stanford, chỉ ra rằng chức năng chính của vỏ não trước trán là khiến con người lựa chọn những việc khó khăn hơn, chẳng hạn như thúc giục trẻ vượt qua sự trì hoãn và nắm bắt thời gian để học tập.
Vàng trán cao.
Vỏ não trước trán nằm ở vị trí “thiên đường”, tức là trán. Nghiên cứu của Viện Y tế Quốc gia Trung Quốc cũng cho thấy mô hình phát triển của vỏ não trước trán quyết định chỉ số IQ.
Do đó, những đứa trẻ có trán đầy đặn thường phát triển vỏ não trước trán, chỉ số IQ cao hơn và có khả năng ra quyết định, tự chủ, động lực học tập và trí tuệ cảm xúc vượt trội. Tất nhiên, ngay cả khi trán của trẻ chưa đủ đầy thì cũng không cần phải lo lắng, vì thời kỳ phát triển cao nhất của thùy trước trán là từ 12 đến 14 tuổi và thường chưa trưởng thành hoàn toàn cho đến khoảng 20 tuổi.
Trẻ có đôi mắt sáng
Thực tế, chúng ta có thể đánh giá trí thông minh của trẻ qua đôi mắt.
Như người ta thường nói “Đôi mắt là cửa sổ tâm hồn”, bởi đôi mắt phản ánh thế giới nội tâm.
Từ góc độ khoa học não bộ, khoảng 80% thông tin được não thu thập từ thế giới bên ngoài cần được xử lý bởi trung tâm thị giác của não.
Một đứa trẻ có đôi mắt trong và nhanh nhẹn thường có khả năng chuyển động của mắt tốt, đưa thông tin được ghi lại lên não một cách chính xác.
Những đứa trẻ như vậy có nhận thức thị giác tốt hơn, ít bị bỏ lỡ dòng khi đọc, viết thẳng và không cong, có thể vẽ những gì mình muốn một cách trôi chảy, cũng như khả năng tập trung tốt hơn.
Để trẻ có đôi mắt sáng và chỉ số IQ cao, bố mẹ có thể bắt đầu các bài tập về nhãn cầu ngay từ khi còn nhỏ như luyện tập xem tranh ảnh, màu sắc, xếp hình và các hoạt động khác để kích thích sự phát triển trí não.
Trẻ có đôi mắt sáng.
Đồng thời, trẻ có đôi mắt trong veo, nhanh nhẹn thường có khả năng trực quan, quan sát tốt. Trẻ nhanh chóng nắm vững những kiến thức, kỹ năng mới và chỉ số IQ cũng dần phát triển theo đó. Những đứa trẻ như vậy thường có thành tích tốt trong học tập và cuộc sống.
Mỗi đứa trẻ là một cá thể duy nhất, trình độ trí tuệ và sự phát triển nhân cách bị ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố. Ngay cả khi trẻ không có những đặc điểm “thông minh” nêu trên thì bố mẹ cũng không nên lo lắng.
Những “vẻ ngoài thông minh” này không phải là yếu tố duy nhất quyết định trí tuệ của trẻ. Sự tăng trưởng và phát triển của trẻ là một quá trình phức tạp và đa chiều, chịu ảnh hưởng chung bởi nhiều yếu tố như di truyền, môi trường và giáo dục...
Vì vậy, bố mẹ nên xem xét toàn diện sự phát triển của trẻ từ nhiều góc độ, cung cấp sự kích thích môi trường phong phú và đa dạng, khuyến khích biểu hiện tích cực, nuôi dưỡng thói quen sống tốt, nhằm giúp trẻ phát huy tài năng hiệu quả..
Bình luận