Trẻ có 4 hành vi này bố mẹ nên vui thầm, bởi bé càng khó chăm IQ càng cao
Sự khác biệt trong hành vi và tính cách của trẻ là một phần tự nhiên của quá trình phát triển.
Bố mẹ đều hy vọng con mình sẽ có tương lai tươi sáng. Tuy nhiên, nuôi dạy một đứa trẻ trưởng thành không phải là điều dễ dàng, bởi mỗi đứa trẻ mang trong mình những tính cách và đặc điểm riêng biệt. Có bé ngoan ngoãn, dễ bảo, trong khi có bé lại nghịch ngợm và thích khám phá.
Theo góc nhìn của khoa học não bộ, những đứa trẻ đôi khi gây khó chịu cho bố mẹ thực ra đang cho thấy bộ não phát triển mạnh mẽ. Vì vậy, nếu nhận thấy trẻ thể hiện 4 hành vi này, bố mẹ nên vui thầm, cũng như định hướng phù hợp nhằm giúp trẻ phát triển đúng hướng.
Cãi lại và từ chối hợp tác: Đứa trẻ đang bắt đầu có ý kiến riêng
"Con không muốn mặc chiếc váy đó."
"Tại sao con phải nghe lời anh/chị chứ!"
Một ngày, bố mẹ nhận ra đứa trẻ đã học được cách cãi lời. Tuy nhiên, đừng vội nổi giận, vì theo góc độ phát triển não bộ, hành vi này thực ra lại là điều tích cực.
Sau khi trẻ được 3 tuổi, nhận thức về bản thân bắt đầu phát triển mạnh mẽ. Lúc này, bộ não trẻ hoạt động nhanh, với những kết nối thần kinh đang hình thành.
Trẻ bắt đầu hiểu rằng: "Bạn và tôi không phải là một tổng thể, tôi là chính tôi." Đây là giai đoạn quan trọng, khi trẻ dần có ý thức về "Tôi là ai". Đối với những trẻ thông minh, ý thức này thường mạnh mẽ và có thể dẫn đến những phản ứng "cứng đầu" hơn!
Nhưng đừng vội lo lắng, trẻ không chủ ý "phản đối" bố mẹ. Thay vào đó, trẻ đang học cách suy nghĩ độc lập.
Thực tế, hành vi dường như “phản pháo” của trẻ không phải là sự khiêu khích mà thể hiện bản thân và thiết lập ranh giới.
Trong trường hợp này, bố mẹ cho phép trẻ tự đưa ra lựa chọn. Điều này tăng cường tính hợp tác, giúp trẻ cảm nhận rằng ý kiến của mình có giá trị. Vì vậy, trong trường hợp này trẻ càng giỏi "đàm phán" thì càng thông minh.
Sau khi trẻ được 3 tuổi, nhận thức về bản thân bắt đầu phát triển mạnh mẽ.
Thích đặt câu hỏi: Tâm trí của trẻ được mở mang
"Mẹ ơi, tại sao mùa hè lại mưa thay vì có tuyết?"
"Mẹ ơi, tại sao lá cây không mọc hướng xuống dưới?"
"Tại sao chú ngựa con ở công viên không thể đến nhà chúng ta?"
Việc trẻ em thích đặt câu hỏi không phải là dấu hiệu nói nhiều, hay cố ý tạo rắc rối cho bố mẹ. Những câu hỏi này của trẻ chính là âm thanh của bộ não đang phát triển.
Nguyên nhân là do thùy trán của trẻ, “trụ sở” chịu trách nhiệm cho suy nghĩ, lý luận và ngôn ngữ, đang hoạt động với tốc độ nhanh.
Đối với trẻ thông minh, giai đoạn này diễn ra sớm và mạnh mẽ hơn. Những "bánh răng nhỏ" trong não bé hoạt động 24/24.
Vì vậy, đây là các não bộ trẻ đang làm việc chăm chỉ để xây dựng thế giới.
Nếu bố mẹ nhận thấy điều này đừng vội từ chối bằng câu như "Mẹ không biết" hay "Đừng hỏi nữa". Thay vào đó, hãy nói với con "Chúng ta cùng nhau tìm câu trả lời nhé!" Câu trả lời như gửi một tín hiệu quan trọng rằng, trẻ được phép suy nghĩ.
Trẻ tò mò, thích đặt câu hỏi.
Đôi khi bộc lộ cảm xúc mạnh mẽ: Trẻ sinh ra vốn nhạy cảm
Một số trẻ dễ nổi nóng và mất bình tĩnh nếu phải chờ đợi. Hay đôi khi khóc, cười, tức giận... Những cảm xúc này chuyển biến rất nhanh. Vì vậy, bố mẹ vô thức cho rằng trẻ này mỏng manh và yếu đuối.
Nhưng trên thực tế, trẻ nhỏ với cảm xúc mạnh mẽ thường có độ nhạy cảm cao. Trong não có một bộ xử lý cảm xúc gọi là hạch hạnh nhân. Hạch hạnh nhân của trẻ hoạt động mạnh hơn so với trẻ bình thường, và tiếp nhận tín hiệu bí mật về cảm xúc của người khác nhanh hơn.
Khi lớn lên, trẻ thường có sự đồng cảm và thấu hiểu, đây được xem là lợi thế. Nhưng hiện tại, trẻ chưa học được cách thể hiện và kiểm soát cảm xúc, vì vậy dễ xúc động và khó chăm sóc hơn.
Do đó, bố mẹ nên dạy trẻ nhận biết và gọi tên cảm xúc. Ví dụ, "Con đang không vui sao?" "Con thấy điều đó không công bằng với mình sao?" Khi trẻ bộc lộ cảm xúc và biết cách kiểm soát tình huống, sẽ giảm năng bị choáng ngợp bởi cảm xúc đó.
Một số trẻ dễ nổi nóng và mất bình tĩnh nếu phải chờ đợi.
Không thể ngồi yên và thích nhìn xung quanh: Não của trẻ đang bận xử lý những khám phá mới
Giai đoạn này, não trẻ có quá nhiều kết nối synap và xử lý thông tin nhanh chóng, khiến trẻ trở nên thích thú với mọi thứ mới mẻ xung quanh. Trẻ thông minh thường có khả năng tập trung nhanh, vì bộ não luôn vượt xa trí tò mò, khám phá ra nhiều điều tuyệt vời trên thế giới nhanh hơn.
Trẻ có trí thông minh cao thường thể hiện sự hiếu kỳ mạnh mẽ, vì vậy đôi khi khiến bố mẹ cảm thấy khó khăn trong việc quản lý.
Vì vậy, thay vì yêu cầu trẻ ngồi yên một chỗ, tốt hơn là hãy cho con nhiều thời gian và không gian để tự do khám phá. Cung cấp cho trẻ những trải nghiệm đa dạng, tham gia vào các hoạt động ngoài trời, khám phá nghệ thuật và khoa học. Mỗi trải nghiệm mới đều là một cơ hội để trẻ học hỏi và phát triển.
Trẻ có trí thông minh cao thường thể hiện sự hiếu kỳ mạnh mẽ.
Nuôi dạy con cái không phải là một khuôn mẫu chung cho tất cả, mà là một hành trình cá nhân hóa, nơi mỗi đứa trẻ có những nhu cầu và tiềm năng riêng biệt.
Sự khác biệt trong hành vi và tính cách của trẻ là một phần tự nhiên của quá trình phát triển. Việc khuyến khích sự độc lập và tư duy phản biện sẽ giúp trẻ chuẩn bị tốt hơn cho những thách thức trong tương lai. Vì vậy, hãy cùng trẻ khám phá thế giới một cách tự do và đầy hứng thú, để phát triển thành người tự tin và sáng tạo.
Bình luận