3 kiểu bà mẹ "siêng năng" dù cố gắng đến đâu cũng khó dạy con giỏi xuất chúng
Người mẹ càng siêng năng làm thay mọi việc, con cái càng khó có cơ hội phát triển tính tự lập.
Nhiều bà mẹ vừa đuổi theo con cho ăn, vừa trông chừng làm bài tập, thậm chí còn kiểm tra cả cặp sách mỗi ngày. Tuy nhiên, những công sức này đôi khi đổi lấy ánh mắt ỷ lại: "Mẹ ơi, dây giày con tuột mất rồi!" hay "Con không tìm được sách Toán, phải làm sao đây?".
Việc trở thành người mẹ toàn năng có thể mang lại sự an tâm nhất định, nhưng đồng thời cũng làm giảm khả năng tự lập của trẻ.
Tại sao người mẹ càng siêng năng thì con càng trở nên “bất lực”?
Thực tế, người mẹ càng siêng năng trong 3 lĩnh vực thì con cái càng khó phát triển.
Can thiệp quá mức: Trở thành “chuyên gia tư vấn toàn diện” của trẻ
Chắc hẳn cảnh tượng người mẹ luôn lo lắng mọi việc trở nên quen thuộc: "Con nhớ công thức đó sai rồi!", "Bước thứ hai không nên giải như vậy!" Hay mỗi khi chuẩn bị ra ngoài, mẹ lại nhắc nhở: "Con đã uống nước chưa? Có mang bút không? Có mang áo khoác không?" Những lời nhắc này, mặc dù xuất phát từ tình yêu thương và mong muốn bảo vệ con, nhưng việc can thiệp quá mức lại vô tình thu hẹp không gian cho trẻ học hỏi và phát triển.
Việc giảm thiểu cơ hội mắc lỗi là một trong những nguyên nhân chính khiến trẻ thiếu khả năng giải quyết vấn đề. Nếu trẻ không được phép thử nghiệm, phạm sai lầm và tự rút ra bài học, chúng sẽ khó có thể phát triển tư duy độc lập và kĩ năng giải quyết vấn đề trong tương lai.
Hơn nữa, khi trẻ liên tục được chỉ dẫn và kiểm soát, trẻ có thể trở nên phụ thuộc vào sự hướng dẫn của người lớn, thay vì phát triển khả năng tự đưa ra quyết định.
Việc giảm thiểu cơ hội mắc lỗi là một trong những nguyên nhân chính khiến trẻ thiếu khả năng giải quyết vấn đề.
Nhồi nhét bắt buộc: Lịch trình học bận rộn mỗi ngày
Bố mẹ luôn nhắc trẻ: "Ghi nhớ từ vựng vào bữa sáng, làm toán trước bữa trưa, và học thêm ba môn sau giờ học..." Mỗi phút, mỗi giây trong cuộc sống của trẻ đều được phân chia chính xác, và việc vui chơi trở thành một thứ lãng phí thời gian.
Khi việc học trở nên quá tải, trẻ dần chán học và tìm cách trốn tránh, hoặc chỉ tập trung học vì điểm số, mà không hiểu rõ giá trị thực sự của kiến thức và kỹ năng mình đang tiếp nhận.
Giám sát lo lắng: Sống trong nỗi sợ hãi “Điều gì sẽ xảy ra nếu...?”
"Nếu con bị tụt lại thì sao?" "Nếu con bị bạn cùng lớp vượt mặt thì sao? " Nỗi lo lắng này như sương mù bao trùm cả gia đình. Khi con trả lời sai một câu hỏi, nét mặt mẹ lập tức trở nên nghiêm nghị...
Thực tế, nỗi lo lắng có tính lây lan. Trẻ bắt đầu nghi ngờ bản thân: “Mình có ngu ngốc không?”, dần mất đi lòng dũng cảm để khám phá và e ngại thử nghiệm.
Giải pháp cho bà mẹ "lười biếng" thông minh
"Lười biếng" không có nghĩa là bỏ mặc, mà là lùi lại một cách chiến lược - trả lại vị trí chính cho trẻ.
Thay thế "Để mẹ làm giúp con" bằng "Con thử đi"
Giáo sư Lý Mỹ Kim từng nói: "Điều hối tiếc lớn nhất là trẻ không biết mình có khả năng như thế nào. "
Vì vậy, bố mẹ hãy tạo cơ hội để trẻ được thực hành, trải nghiệm và trưởng thành.
Ví dụ, trẻ hỏi “Tại sao bầu trời lại màu xanh hả mẹ?” hãy hướng dẫn trẻ làm một thí nghiệm đơn giản, đưa trẻ một cốc nước và quả bóng màu xanh và nói “Con thử bỏ nó vào đó xem”.
Khi trẻ rửa bát, sàn nhà bị ướt hãy khen con siêng năng, sau đó hướng dẫn trẻ cách rửa đúng.
Bố mẹ hãy tạo cơ hội để trẻ được thực hành, trải nghiệm và trưởng thành.
Hãy để hậu quả tự nhiên lên tiếng
Nếu trẻ trì hoãn làm bài tập về nhà, thay vì quát mắng, bố mẹ nên áp dụng một nguyên tắc mềm mỏng nhưng hiệu quả:
- Nhắc nhở 3 lần.
- Thay thế việc giảng bài bằng "Con tự chịu trách nhiệm với giáo viên vì không làm bài tập về nhà".
Trách nhiệm đến từ việc tự mình gánh vác, chứ không phải từ sự cằn nhằn. Trẻ cần chịu hậu quả để học được giá trị của sự tự lập và kỷ luật.
Biến sai lầm thành quà tặng
- Khi trẻ ngã, hãy dừng lại 3 giây trước khi đưa tay ra: "Con thử tự đứng dậy xem? Mẹ ở đây!"
- Thay câu "Sao con lại làm sai nữa vậy" bằng "Đoán xem tại sao cô giáo lại ra câu hỏi này?"
Với cách nuôi dưỡng này, não bộ hoạt động tích cực hơn 30% khi mắc lỗi. Bởi sai lầm là viên đá mài giũa tư duy.
Một nghiên cứu của Đại học New York cho thấy cứ mỗi 10% sự can thiệp của bố mẹ giảm đi, khả năng giải quyết vấn đề của trẻ sẽ được cải thiện 24%.
Trẻ cần chịu hậu quả để học được giá trị của sự tự lập và kỷ luật.
Nhà giáo dục Montessori đã nói "Giáo dục không phải là đổ đầy một cái xô, mà là thắp lên ngọn lửa". Khi bố mẹ ngừng cung cấp mọi điều kiện tốt, trẻ sẽ có cơ hội tự phát triển và chịu trách nhiệm cho cuộc sống của chính mình. Khi trẻ học cách tự đứng vững, sẽ có được sự tự tin cần thiết để đối diện với những thử thách trong cuộc sống.
Bình luận