Từ Trường THPT Quỳ Châu, nghĩ về bước phát triển của giáo dục miền núi Nghệ An 

Một trong những nét nổi bật của giáo dục Nghệ An là trong hàng chục năm liền,  tỉnh Nghệ An hết sức quan tâm đến việc  đầu tư  nguồn lực để phát triển giáo dục miền núi và giáo dục miền núi Nghệ An cho đến nay thực sự đã có những bước tiến vượt bậc.

Tôi còn nhớ có một thời các trường trung học phổ thông miền núi ở Nghệ An được hưởng chế độ của trường trung học phổ thông (THPT) nội trú. Một trong những trường THPT miền núi có đội ngũ cán bộ quản lý, đội ngũ giáo viên tâm huyết để xây dựng nhà trường, tổ chức dạy học theo hướng hiện đại, xây dựng khu nội trú, tổ chức cho học sinh sinh hoạt, ăn ở tại trường, tạo điều kiện thuận lợi cho con em là học sinh các dân tộc thiểu số học tập tốt nhất là Trường THPT Quỳ Châu.

Từ Trường THPT Quỳ Châu, nghĩ về bước phát triển của giáo dục miền núi Nghệ An  - 1

Trường THPT Quỳ Châu (Nghệ An)

Hiệu trưởng của trường thời đó là thầy giáo Cao Thanh Lưu. Cách đây 15 năm, Trường THPT Quỳ Châu đã đưa các bộ môn mới như Tin học, Ngoại ngữ vào giảng dạy trong nhà trường và đã đưa trường THPT vùng núi cao này đi vào quỹ đạo phát triển. 

Khi Trường THPT Quỳ Châu trở thành một địa chỉ giáo dục có uy tín cao trong hệ thống các trường THPT dọc tuyến đường 48 thì năm 2012, Sở Giáo dục và Đào tạo Nghệ An đã điều động thầy Cao Thanh Lưu về làm hiệu trưởng Trường THPT Quỳ Hợp, một trường học cách xa gia đình thầy Lưu 30km. Tại đây, với bề dày kinh nghiệm trong công tác quản lý, nhà giáo Cao Thanh Lưu đã cùng Ban giám hiệu và  Hội đồng giáo viên Trường THPT Quỳ Hợp làm cho chất lượng dạy học từng bước được nâng lên. Trên cơ sở đó, Sở Giáo dục và Đào tạo Nghệ An chọn Trường THPT Quỳ Hợp làm trường thí điểm chất lượng cao của tỉnh Nghệ An. Khi Trường THPT Quỳ Hợp trở thành trường trọng điểm chất lượng cao, đại diện cho khối các trường THPT của tỉnh Nghệ An thì tháng 9 năm 2022, Sở Giáo dục và Đào tạo lại quyết định đưa thầy Cao Thanh Lưu trở về làm Hiệu trưởng Trường THPT Quỳ Châu, ngôi trường mà trước đây thầy đã từng gắn bó và dốc bầu nhiệt huyết của tuổi thanh xuân cho sự nghiệp giáo dục ở vùng miền núi cao.

Từ Trường THPT Quỳ Châu, nghĩ về bước phát triển của giáo dục miền núi Nghệ An  - 2

Nhà giáo Cao Thanh Lưu - Hiệu trưởng Trường THPT Quỳ Châu

Gần đây, nhân chuyến công tác lên miền Tây xứ Nghệ, tôi đã tới thăm thầy Cao Thanh Lưu, một nhà giáo tôi từng kính trọng và tìm hiểu kết quả bước đầu việc triển khai dạy học chương trình và sách giáo khoa phổ thông mới của nhà trường.  Qua trao đổi thân tình với thầy, tôi được biết Ban giám hiệu của Trường THPT Quỳ Châu hiện tại gồm có nhà giáo Cao Thanh Lưu - Hiệu trưởng; các Phó Hiệu trưởng gồm các nhà giáo: Nguyễn Hữu Đàn, Lê Thị Bình, Lê Quốc Khánh; Chủ tịch công đoàn là nhà giáo Nguyễn Thị Thu Hà. Bốn cán bộ quản lý đều đạt chuẩn đào tạo về chuyên môn nghiệp vụ và về chính trị. 

Hiện nhà trường có 92 cán bộ giáo viên, trong đó có 12 giáo viên có trình độ thạc sỹ; 12 giáo viên dạy giỏi cấp tỉnh, 18 giáo viên là giáo viên chủ nhiệm giỏi. Đội ngũ giáo viên đoàn kết, có tinh thần trách nhiệm trong công việc.

Trường THPT Quỳ Châu là một trường có quy mô lớn với 1685 học sinh chia, 41 lớp. Đa số học sinh ngoan, chấp hành nghiêm  nội quy trường, lớp học.

Tuy nhiên do trường đóng trên địa bàn thị trấn, không thể không có sự ảnh hưởng mặt trái của cơ chế thị trường cho nên nhà trường gặp một số thách thức khó khăn như tình hình an ninh trật tự, các tệ nạn xã hội trên địa bàn còn phức tạp phần nào có ảnh hưởng đến nếp sống của học sinh; chất lượng tuyển sinh vào lớp đầu cấp không đồng đều, ý thức tự học của học sinh còn yếu, còn tư tưởng trông chờ ỷ lại; phụ huynh đa số còn khó khăn, gia đình ở xa trường, do không được hưởng chế độ nội trú nên học sinh phải ở trọ dẫn tới việc quản lý hoạt động tự học ở nhà của học sinh gặp nhiều thách thức, một số phụ huynh điều kiện kinh tế quá khó khăn nên việc đầu tư các điều kiện cho con em còn hạn chế.

Để nâng chất lượng dạy học và giáo dục nhà trường đã thực hiện các giải pháp sau đây:

Đối với học sinh: Rà soát thực trạng dạy học đề xây dựng chương trình nhà trường thích hợp với thực tiễn học tập của học sinh để giúp học sinh học tập đạt chuẩn của chương trình giáo dục phổ thông mới. Tăng cường chương trình nhà trường vào chương trình chính khóa: chương trình bồi dưỡng học sinh giỏi và học sinh yếu kém, tăng cường ngoại ngữ, âm nhạc, giáo dục kỹ năng sống  cho học sinh.   

Đối với giáo viên: Việc bồi dưỡng, xây dựng đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý được quan tâm chỉ đạo. 100% giáo viên đạt chuẩn, tỷ lệ trên chuẩn đào tạo được nâng lên. Việc tổ chức đánh giá cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên theo chuẩn nghề nghiệp được thực hiện nghiêm túc. Chất lượng đội ngũ giáo viên được củng cố vững chắc và nâng lên.

Công tác quản lý, kiểm tra nội bộ trường học được đổi mới. Trường thường xuyên chỉ đạo, kiểm tra trên tất cả các hoạt động của trường kịp thời phát hiện nhân tố mới động viên khích lệ và điều chỉnh những thiếu sót cần rút kinh nghiệm. Quan tâm công tác tham mưu, công tác phối hợp tạo được sự đồng thuận của nhân dân, phụ huynh và sự ủng hộ của  cấp trên, các cấp ủy đảng, địa phượng, ban ngành.

Quán triệt để giáo viên có chung nhận thức: Giáo viên dạy tại THPT Quỳ Châu - một trường học thuộc địa bàn vùng núi cao có số lượng lớn học sinh là con em dân tộc ít người do đó giáo viên và cán bộ quản lý phải tâm huyết, trách nhiệm cao đối với hoạt động dạy học và giáo dục. Giáo viên phải thực sự kiên trì trong việc giải quyết khó khăn vướng mắc cho học sinh và phụ huynh.

Đổi mới phương pháp dạy học: sát đối tượng học sinh, tạo môi trường cho học sinh đam mê trong học tập. Khích lệ động viên học sinh học tập chia sẻ khó khăn, gần gũi với học sinh.

Tăng cường đầu tư cơ sở vật chất, xây dựng môi trường cảnh quan xanh sạch đẹp, sắm đủ tivi máy móc cho các phòng Tin học, Ngoại ngữ. Thực hiện nghiêm túc việc giáo dục thể chất, quốc phòng cho học sinh. An ninh trật tự đảm bảo, công tác phòng cháy chữa cháy, vệ sinh môi trường, an toàn thực phẩm thực hiện nghiêm túc. Trường đã tham gia đầy đủ các cuộc thi do Tỉnh, Sở, Huyện tổ chức và đạt kết quả cao.

Chi bộ Đảng của trường có 58 đảng viên. Đây chính là sức mạnh của một nhà trường ở vùng núi cao cho nên nhà trường phải làm tốt công tác xây dựng Đảng và các đoàn thể trong nhà trường. Nhờ vậy Đoàn trường đã có nhiều hoạt động trong đó có hoạt động vận động ủng hộ và trao học bổng cho học sinh nghèo, học sinh có hoàn cảnh khó khăn, học sinh bị ốm đau bệnh tật, giáo viên là cựu chiến binh có hoàn cảnh khó khăn. Công đoàn vận động thực hiện “Kỷ cương - Tình thương - Trách nhiệm”, thăm hỏi, động viên tổ chức giao lưu tạo không khí cởi mở trong cơ quan. Thực hiện nghiêm túc chính sách kế hoạch hóa gia đình, xây dựng gia đình văn hóa, đơn vị văn hóa.

Nhà trường đã thực hiện nghiêm túc các cuộc vận động lớn của ngành: Cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”, cuộc vận động “Mỗi thầy, cô giáo là một tấm gương tự học và sáng tạo” theo đúng quy định. Công tác giáo dục chính trị tư tưởng, đạo đức, pháp luật, an toàn giao thông được tăng cường. Nề nếp kỷ cương nhà trường được giữ vững và phát triển. Thư viện, phòng thí nghiệm, cơ sở vật chất trường được tu bổ bảo đảm phục vụ dạy và học tốt hơn. Tổ chức lao động, vệ sinh để khuôn viên trường xanh - sạch - đẹp. Nhà trường đã phối hợp với phụ huynh học sinh trong việc quản lý giáo dục học sinh, động viên khen thưởng các thầy cô giáo và học sinh.

Kết quả, chất lượng đại trà đồng đều và đã thực sự được nâng lên một bước. Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2023 đã có 100% học sinh thi đậu tốt nghiệp. Năm học vừa qua, căn cứ vào kết quả thi tốt nghiệp, chất lượng đào tạo nhà trường được tăng lên 13 bậc so với các năm học trước đó (từ bậc thứ 71 nay là thứ 58).

Kết quả học tập của học sinh toàn trường: loại học lực giỏi: 436/1577 đạt 27,65 %, khá: 869/1577 em, đạt 55,10%; trung bình có 271/1577 em, chiếm 17,25%; Không còn học sinh có kết quả học lực yếu kém. Kết quả xếp loại hạnh kiểm tốt: 1444/1577 em, đạt 91,6%, xếp loại khá: 117/1577 em, đạt 7,4 %, trung bình đạt: 11/1577 em, chiếm 0,07 %; chỉ 4 loại yếu, chiếm 0,03 %.

Trở lại Trường THPT Quỳ Châu lần này, một lần nữa chúng tôi được chứng kiến bước phát triển của giáo dục miền núi Nghệ An, thêm khâm phục sự đóng góp to lớn của đội ngũ cán bộ quản lý giáo dục, đội ngũ các nhà giáo ở các trường học thuộc địa bàn khó khăn nhất của tỉnh Nghệ An.

Nguyễn Đình Anh

Tin liên quan

Tin mới nhất

Nhà thơ thương binh viết về thương binh liệt sĩ Trường hợp Hoàng Cát

Nhà thơ thương binh viết về thương binh liệt sĩ Trường hợp Hoàng Cát

Sau nhiều năm lâm bệnh ung thư, khi thì qua, khi thì nặng trở lại, nhà thơ thương binh Hoàng Cát đã về cõi vĩnh hằng vào ngày 1 tháng 7 năm 2024, đúng vào đầu tháng có kỉ niệm Ngày Thương binh - Liệt sĩ, hưởng thọ 83 tuổi. Nhà thơ sinh năm 1942 tại quê nhà Nghệ An, nhưng đã cư trú liên tục tại Hà Nội từ năm 1960.

Phát huy giá trị đa văn hóa trong nếp sống  văn hóa, văn minh đô thị

Phát huy giá trị đa văn hóa trong nếp sống văn hóa, văn minh đô thị

Hội thảo khoa học diễn ra ngày 25/07/2024 tại TP.HCM do Trung tâm Nghiên cứu Việt Nam và Đông Nam Á (Trường đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn) phối hợp với Hội hữu nghị Việt Nam – Asean TP.HCM tổ chức mang chủ đề "Giải pháp phát huy giá trị đa văn hóa và tiềm năng của các gia đình có yếu tố nước ngoài tại TP.HCM góp phần xây dựng nếp sống văn hoá, văn minh đô thị” đã đặt ra nhi

Toàn văn Lời điếu tại Lễ truy điệu Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Toàn văn Lời điếu tại Lễ truy điệu Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Ngày 26/7, Lễ truy điệu đồng chí Nguyễn Phú Trọng, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam được cử hành trọng thể theo nghi thức Quốc tang tại Nhà tang lễ Quốc gia, số 5 Trần Thánh Tông (Hà Nội), đồng thời Lễ truy điệu cũng được tổ chức tại Hội trường Thống Nhất (Thành phố Hồ Chí Minh) và quê nhà Tổng Bí thư tại xã Đông Hội, huyện Đông Anh (Hà Nội). Ủy vi