Bí mật mang bát cũ nhà chồng lên truyền hình, con dâu sốc với giá trị thực

Sau khi nghe chuyên gia nói, người phụ nữ ngớ người về giá trị của nó.

Từ khi về nhà chồng, bà Zhou đã biết đến một chiếc bát được xem như gia bảo, truyền qua nhiều thế hệ. Tuy vậy, không ai biết chính xác nó đáng giá bao nhiêu.

Nghe đến đồ gia bảo, người phụ nữ này không khỏi tò mò. Nhiều lần cô muốn nhờ chuyên gia đánh giá, xem xét nhưng không biết nhờ ai. Sau khi xem chương trình đánh giá đồ cổ trên sóng truyền hình có chuyên gia hiểu biết tham gia, cô quyết định cầm chiếc bát đưa đến trường quay.

Bí mật mang bát cũ nhà chồng lên truyền hình, con dâu sốc với giá trị thực - 1

Chiếc bát được đưa đến chương trình để đánh giá.

Quả thực, chiếc bát của nhà chồng của Zhou không phải bát bình thường mà nó có hoa văn, họa tiết cầu kỳ phức tạp. Hoa văn in trên bát có nguồn gốc từ lò nung Long Tuyền đời nhà Tống. Đồ sứ của lò nung gốm sứ ở Long Tuyền rất hiếm, hiện nay không còn nhiều do lưu lạc khắp nơi. Vì vậy, khi được cầm trên tay chiếc bát được nung ở lò Long Tuyền, ai cũng phải trầm trồ và nâng niu. 

Khi xem chiếc bát, chuyên gia đồ cổ trong chương trình đã hỏi xuất xứ của chiếc bát. Người phụ nữ cho hay, nhà chồng cô là hậu duệ của Lu Xiufu. Chiếc bát này đã được tổ tiên đời trước giữ lại, sau đó truyền sang đời con cháu và nhà chồng giữ đến hôm nay.

Lu Xiufu sinh năm 1236 mất năm 1279, là quan lại và chỉ huy quân sự vào những năm cuối của triều đại nhà Tống để chống quân xâm lược Mông Cổ.

Sau khi đánh giá cẩn thận, các chuyên gia cho rằng đây là đồ cổ có từ xưa. Hiện không tìm được quá 10 chiếc bát như thế này. 

Bí mật mang bát cũ nhà chồng lên truyền hình, con dâu sốc với giá trị thực - 2

Người phụ nữ cho biết, gia đình nhà chồng chắc chắn sẽ cảm ơn vì giúp mọi người biết giá trị của chiếc bát.

Chiếc bát được định giá là 3 triệu tệ (9,9 tỷ đồng). Người phụ nữ không dám tin khi nghe chuyên gia tuyên bố. Số tiền đó quá lớn, ngoài sức tưởng tượng của cô. Suốt thời gian dài, nó gần như bị lãng quên trong căn nhà của gia đình mà nay giá trị tương đương một căn biệt thự. 

Chuyên gia đặt câu hỏi, mang chiếc bát đắt tiền như vậy đến chương trình không sợ bị mắng hay sao? Người phụ nữ bày tỏ, có lẽ gia đình bên chồng sẽ khen ngợi vì đã giúp nhận ra giá trị thực của chiếc bát truyền đời.

Nghi Dung (tổng hợp)

Tin liên quan

Tin mới nhất

Nhà thơ thương binh viết về thương binh liệt sĩ Trường hợp Hoàng Cát

Nhà thơ thương binh viết về thương binh liệt sĩ Trường hợp Hoàng Cát

Sau nhiều năm lâm bệnh ung thư, khi thì qua, khi thì nặng trở lại, nhà thơ thương binh Hoàng Cát đã về cõi vĩnh hằng vào ngày 1 tháng 7 năm 2024, đúng vào đầu tháng có kỉ niệm Ngày Thương binh - Liệt sĩ, hưởng thọ 83 tuổi. Nhà thơ sinh năm 1942 tại quê nhà Nghệ An, nhưng đã cư trú liên tục tại Hà Nội từ năm 1960.

Phát huy giá trị đa văn hóa trong nếp sống  văn hóa, văn minh đô thị

Phát huy giá trị đa văn hóa trong nếp sống văn hóa, văn minh đô thị

Hội thảo khoa học diễn ra ngày 25/07/2024 tại TP.HCM do Trung tâm Nghiên cứu Việt Nam và Đông Nam Á (Trường đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn) phối hợp với Hội hữu nghị Việt Nam – Asean TP.HCM tổ chức mang chủ đề "Giải pháp phát huy giá trị đa văn hóa và tiềm năng của các gia đình có yếu tố nước ngoài tại TP.HCM góp phần xây dựng nếp sống văn hoá, văn minh đô thị” đã đặt ra nhi

Toàn văn Lời điếu tại Lễ truy điệu Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Toàn văn Lời điếu tại Lễ truy điệu Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Ngày 26/7, Lễ truy điệu đồng chí Nguyễn Phú Trọng, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam được cử hành trọng thể theo nghi thức Quốc tang tại Nhà tang lễ Quốc gia, số 5 Trần Thánh Tông (Hà Nội), đồng thời Lễ truy điệu cũng được tổ chức tại Hội trường Thống Nhất (Thành phố Hồ Chí Minh) và quê nhà Tổng Bí thư tại xã Đông Hội, huyện Đông Anh (Hà Nội). Ủy vi