Cây từng mọc dại bờ ao, nay thành đặc sản đắt khách, dân buôn bán trăm bó/ngày

Mỗi năm, cây này chỉ cho thu hoạch đúng một mùa và kéo dài khoảng 1 tháng. Được thực khách rất ưa chuộng lại tranh thủ đặt mua, dân buôn hốt bạc triệu mỗi ngày.

Niễng là cây lương thực, ngày xưa mọc dại tại các bờ ao, bờ đầm. Vào khoảng mùa thu đông, đó là mùa thu hoạch củ niễng, người dân sẽ nhổ về chế biến các món ăn trong gia đình. Vài năm trở lại đây, củ niễng bỗng được các thương lái tìm mua nhiều, giá cũng tăng lên mỗi năm nên người dân Nam Định rủ nhau trồng niễng làm kinh tế.

Củ niễng có màu tím sẫm, thân phình to, khi bóc bớt lớp vỏ bên ngoài sẽ hiện ra màu trắng xanh. Nhìn qua, nhiều người sẽ nhầm tưởng đó là củ sả nhưng chúng có kích thước to hơn gấp 3-4 lần.

Cây từng mọc dại bờ ao, nay thành đặc sản đắt khách, dân buôn bán trăm bó/ngày - 1

Củ niễng năm nay bán tại Hà Nội giá khoảng 55.000 - 60.000 đồng/bó 10 củ.

Thu hoạch niễng, người dân cũng đi bẻ về. Sau đó, họ bắt đầu tách lá, vứt bẹ già bên ngoài, chỉ lấy phần non nhất của cây. Sau khi bóc từng lớp vỏ, phần ruột trắng lộ ra. Người dân sẽ bó thành từng bó đem bán hoặc đổ theo cân cho thương lái.

Mùa niễng thường chỉ kéo dài khoảng một tháng nên loại củ này được chị em rủ nhau mua để kịp thưởng thức.

Bán củ niễng 3 năm nay, chị Nhung (Đống Đa, Hà Nội) nhận định mặt hàng này năm nào bán cũng đắt khách. “Có ngày, tôi bán được cả trăm bó, mà mỗi bó là 10 củ. Giá của chúng tuỳ từng năm, năm nay giá cao nhất lên đến 55.000 – 60.000 đồng/bó, tuỳ thuộc vào từng đợt nhập hàng”, chị nói.

Ngoài bán theo bó, chị còn bán theo cân với giá 50.000 đồng/kg. Khách hàng của chị đặt mua rất nhiều, mới nhập về bán chưa đến một tuần chị đã bán được hơn 3 tạ củ niễng.

Cây từng mọc dại bờ ao, nay thành đặc sản đắt khách, dân buôn bán trăm bó/ngày - 2

Niễng có thể bán theo cân với giá 50.000 đồng/kg.

Chị Hải – một đầu mối buôn niễng từ Nam Định lên Hà Nội, cho biết năm ngoái, chị bán được vài tấn củ niễng. Năm nay, mới vào đầu mùa, chị mới bán được khoảng hơn 1 tần niễng cho những người mua sỉ. Mặt hàng này bán rất chạy nên chị chưa bao giờ lo “ế” hàng.

Theo chị, củ niễng rất sạch, ăn thơm ngon nên được người Hà thành rất ưa chuộng. Người mua có thể ăn sống hoặc đem thái lát rồi xào với thịt, xào tỏi cũng đều thơm ngon, bổ dưỡng.

Theo tìm hiểu, giá củ niễng hiện tại ở Hà Nội dao động từ 55.000- 60.000 đồng/bó 10 củ, hoặc giá 50.000 - 55.000 đồng/kg. Giá này cao hơn năm trước từ 5.000 – 10.000 đồng/bó.

“Củ niễng ngon là những củ non, ăn sẽ rất mềm và ngọt, còn những củ già sẽ không được giòn và ngọt bằng. Cách phân biệt là khi thái lát sẽ thấy bên trong có những chấm đen li ti là niễng già”, chị Nhi (Cầu Giấy, Hà Nội) cho hay.

Chị cho biết loại củ này có thể dùng để ăn sống trực tiếp vì nó rất sạch, tươi ngon, không có chất bảo quản. Nhưng chị thường mua về làm các món xào. Hôm nào có thời gian, chị sẽ dùng củ niễng thái lát xào với thịt bò, thịt lợn hay xào với trừng. Có những hôm bận rộn, chị chỉ xào với dầu ăn rồi nêm gia vị, hành ngò là đã trở thành một món ăn “tốn cơm”.

Vì “nghiện” ăn loại củ này, gia đình chị năm nào cũng mua về chế biến các món ăn để cùng nhau thưởng thức thứ quà quê này.

Nguyễn Thơm

Tin liên quan

Tin mới nhất

Thăng Long “ngũ trấn”

Thăng Long “ngũ trấn”

Ai cũng biết thành Thăng Long xưa có tứ trấn, tức 4 ngôi đền thờ 4 vị thần hộ vệ kinh thành ở 4 mặt.

Bố dượng hứa sẽ cho tôi 3,4 tỷ đồng sau khi nhà giải tỏa nhưng chồng tôi đòi ly hôn

Bố dượng hứa sẽ cho tôi 3,4 tỷ đồng sau khi nhà giải tỏa nhưng chồng tôi đòi ly hôn

Ngôi nhà cũ của gia đình nằm trong diện giải tỏa và được đền bù hơn 3,4 tỷ đồng. Vì biết rõ ngôi nhà đó là tài sản của bố dượng từ trước khi mẹ tôi tái hôn, nên tôi hoàn toàn không có ý định đụng đến khoản tiền này. Chồng tôi cũng rất hiểu chuyện, chưa từng một lần gợi ý tôi phải tranh giành gì.

Về một thực thể thẩm mỹ và đạo đức truyền thống mang đậm dấu ấn Việt Nam

Về một thực thể thẩm mỹ và đạo đức truyền thống mang đậm dấu ấn Việt Nam

Có lẽ không một loài hoa nào ăn sâu vào đời sống tinh thần của Nhân dân ta như hoa sen. Bao nhiêu thơ văn, cả bác học lẫn bình dân đã ngợi ca hoa sen, cả hội họa, kiến trúc, bao nhiêu vùng quê, bao nhiêu cơ sở, bao nhiêu vật phẩm, bao nhiêu người lấy hoa sen làm tên… Hoa sen tồn tại trong cuộc sống hàng ngày và trong đời sống văn hóa của dân tộc như một thực thể thẩm mỹ và đạo đức truy

Phiêu du ở “Thung Nham nơi chốn ngàn năm”

Phiêu du ở “Thung Nham nơi chốn ngàn năm”

Trong một đời người, đã bao giờ bạn có được một chuyến du ngoạn ở một cảnh sắc sơn thủy hữu tình bằng trên một chuyến đò để được cảm nhận một cảnh sắc đất Việt, được hòa nhịp thở vào chốn bồng lai, rồi hoài niệm về lịch sử của cảnh sắc đó, mảnh đất đó trong sừng sững lịch sử của Việt Nam chúng ta.