Loại cá bé như đầu đũa, giá bán lên đến 700.000 đồng/kg vẫn “cháy” hàng

Đây là một trong những sản vật của các tỉnh miền Tây Nam Bộ nước ta. Mỗi năm, chúng chỉ xuất hiện một mùa và giá bán lúc nào cũng ở mức cao.

Cá linh là một trong những đặc sản không thể bỏ qua của miền Tây Nam Bộ vào mùa nước nổi. Bắt đầu từ rằm tháng 7 Âm lịch hàng năm, đây cũng là thời điểm người dân mong chờ vì mùa nước lũ về, cá linh cũng về nhiều nhất.

Cá linh hay còn gọi là linh ngư, là chi cá thuộc họ cá chép. Chúng là các loài cá trắng nên chỉ thích hợp môi trường nước chảy. Thịt của chúng trắng trắng, ngọt, xương mềm, béo ngậy, giàu dinh dưỡng lại dễ chế biến nên được mọi người yêu thích.

Loại cá bé như đầu đũa, giá bán lên đến 700.000 đồng/kg vẫn “cháy” hàng - 1

Cá linh non được nhiều người ưa thích vì thịt ngọt, xương mềm.

Loại cá này vào đầu mùa được xem là ngon nhất vì thịt của chúng ngọt. Do kích thước của chúng chỉ bé như đầu đũa nên người dân gọi là cá linh non hay cá linh sữa. Ngày trước, cá linh theo nước lũ về rất nhiều, người dân có thể dùng vợt lớn dễ dàng bắt được.

Những năm gần đây, nước lũ về muộn và ít nên cá linh cũng trở nên khan hiếm hơn. Để bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản tự nhiên, hai tỉnh đầu nguồn An Giang và Đồng Tháp đều có những quy định về đánh bắt loài cá này.

Theo đó, An Giang cấm đánh bắt cá linh ngoài tự nhiên bằng mọi hình thức trước ngày 31-8. Đồng Tháp cũng cấm đánh bắt thuỷ sản tự nhiên từ tháng 5 đến đầu tháng 7. Quy định này nhằm đảm bảo tránh tình trạng đánh bắt vô tội vạ cá linh non, đảm bảo cá đủ lớn, sinh sản.

Loại cá bé như đầu đũa, giá bán lên đến 700.000 đồng/kg vẫn “cháy” hàng - 2

Có người rao bán cá linh non giá lên đến 700.000 đồng/kg.

Chính vì vậy, cá linh những năm gần đây có giá bán khá cao. Đáng chú ý nhất là năm nay có người rao bán giá lên đến 700.000 đồng/kg.

Chị Lan Anh – một người bán cá linh non ở Hồng Ngự (Đồng Tháp) cho biết loại cá này giờ đang vào chính vụ nên số lượng dồi dào, giá bán cũng vừa phải. Hiện, chị bán giá sỉ 100.000 đồng/kg đã làm sạch. Để lấy được giá này, khách hàng phải mua từ 10kg trở lên.

“Tôi là đầu mối chuyên thu mua và đổ cho các mối sỉ nên giá cả sẽ rẻ hơn những người khác. Khách hàng muốn mua rẻ chỉ có thể gom, tôi sẽ chỉ xuất bán theo thùng”, chị nói.

Loại cá bé như đầu đũa, giá bán lên đến 700.000 đồng/kg vẫn “cháy” hàng - 3

Khách mua ở miền Bắc sẽ phải chịu phí ship rất cao.

Trung bình mỗi ngày, chị chỉ gom được khoảng 10 kg cá, có hôm mua nhiều nhất được khoảng 20 kg. Khi mua về, chị sẽ làm sạch ruột, ướp đá rồi bán cho các nhà hàng hoặc gửi theo đơn đặt hàng. Nếu người mua muốn đóng vào từng hộp nhựa nhỏ thì chị sẽ đóng theo từng cân, mỗi cân sẽ đội lên 5.000 đồng.

Đối với các khách hàng ngoài Bắc, chị sẽ gửi xe và người mua chịu chi phí vận chuyển. Tuy nhiên, chị cho biết giá cước khá cao nên người mua cần cân nhắc.

“Vận chuyển 10kg, khách hàng có khi phải chịu đến 400.000 đồng tiền cước phí. Còn nếu vận chuyển nhiều hơn, người mua có khi phải mất đến 700.000 đồng tiền cước. Vì vậy, những người ở miền Bắc muốn ăn cá linh phải chịu giá bán rất cao, có khi lên đến 500-700 nghìn đồng/kg”, chị nói.

Loại cá bé như đầu đũa, giá bán lên đến 700.000 đồng/kg vẫn “cháy” hàng - 4

Muốn được đóng thành hộp nhựa, khách hàng sẽ phải thêm 5.000 đồng/kg.

Chị Quỳnh Như – một người bán ở Đồng Tháp, cũng cho biết số lượng cá khá hạn chế, mỗi ngày chị chỉ có khoảng 4-5kg. Trong khi đó nhu cầu người dân cao, mặt hàng này thường xuyên trong tình trạng “cháy” hàng.

“Có nhiều người còn đặt mua trước để ngày hôm sau tôi trả hàng. Vì số lượng ít, những khách hàng ở tỉnh khác tôi thường từ chối, vì không có hàng và việc vận chuyển khó khăn, sợ ảnh hưởng tới chất lượng cá”, chị nói.

Theo khảo sát, giá cá linh non bán lẻ hiện trên thị trường dao động từ 150.000 – 200.000 đồng/kg. Vào thời điểm đầu vụ, loại cá này được bán giá khá cao. Trên các chợ biên giới và chợ trung tâm tỉnh Đồng Tháp, giá bán cá này lên đến 300.000 đồng/kg.

Anh Thư

Tin liên quan

Tin mới nhất

Nhà thơ thương binh viết về thương binh liệt sĩ Trường hợp Hoàng Cát

Nhà thơ thương binh viết về thương binh liệt sĩ Trường hợp Hoàng Cát

Sau nhiều năm lâm bệnh ung thư, khi thì qua, khi thì nặng trở lại, nhà thơ thương binh Hoàng Cát đã về cõi vĩnh hằng vào ngày 1 tháng 7 năm 2024, đúng vào đầu tháng có kỉ niệm Ngày Thương binh - Liệt sĩ, hưởng thọ 83 tuổi. Nhà thơ sinh năm 1942 tại quê nhà Nghệ An, nhưng đã cư trú liên tục tại Hà Nội từ năm 1960.

Phát huy giá trị đa văn hóa trong nếp sống  văn hóa, văn minh đô thị

Phát huy giá trị đa văn hóa trong nếp sống văn hóa, văn minh đô thị

Hội thảo khoa học diễn ra ngày 25/07/2024 tại TP.HCM do Trung tâm Nghiên cứu Việt Nam và Đông Nam Á (Trường đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn) phối hợp với Hội hữu nghị Việt Nam – Asean TP.HCM tổ chức mang chủ đề "Giải pháp phát huy giá trị đa văn hóa và tiềm năng của các gia đình có yếu tố nước ngoài tại TP.HCM góp phần xây dựng nếp sống văn hoá, văn minh đô thị” đã đặt ra nhi

Toàn văn Lời điếu tại Lễ truy điệu Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Toàn văn Lời điếu tại Lễ truy điệu Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Ngày 26/7, Lễ truy điệu đồng chí Nguyễn Phú Trọng, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam được cử hành trọng thể theo nghi thức Quốc tang tại Nhà tang lễ Quốc gia, số 5 Trần Thánh Tông (Hà Nội), đồng thời Lễ truy điệu cũng được tổ chức tại Hội trường Thống Nhất (Thành phố Hồ Chí Minh) và quê nhà Tổng Bí thư tại xã Đông Hội, huyện Đông Anh (Hà Nội). Ủy vi

Khởi nguyên của vũ trụ: Lịch sử 14 tỉ năm tiến hóa

Khởi nguyên của vũ trụ: Lịch sử 14 tỉ năm tiến hóa

Từ ngàn xưa, con người vẫn thường tự đặt câu hỏi về nguồn gốc của mình trong vũ trụ: "Ta đến từ đâu?" hay "Ta là ai trong vũ trụ này?". Bởi chủ đề khởi nguyên vẫn luôn mê hoặc con người bởi nhiều lý do, cả lý trí và cảm xúc. Chúng ta khó có thể hiểu được bản chất của bất kỳ điều gì nếu không biết nó đến từ đâu. Trong tất cả những câu chuyện được nghe, câu chuyện về