Loại cá “tí hon” trước rẻ như cho, giờ được lùng mua với giá đắt ngang cá hồi

Từ loại cá “nhà nghèo”, trước đây có giá “siêu rẻ”, bây giờ bất ngờ thành đặc sản, đang được nhiều người lùng mua với giá lên tới 380 nghìn đồng/kg.

Thời gian gần đây, trên các nền tảng mạng xã hội thường xuyên xuất hiện hàng loạt bài viết về loại cá lạ, chỉ nhỏ bằng ngón tay nhưng giá ngang ngửa cá hồi, đó là cá linh non.

“Cá linh non đầu mùa, con nhỏ, thịt ngọt, mềm xương. Mỗi năm chỉ khi lũ về mới có, đặc sản miền Tây sông nước quê em. Giá 250 nghìn đồng một kí, 100% cá thiên nhiên”, người bán cá linh non có tên Nguyễn Linh quảng cáo.

Loại cá “tí hon” trước rẻ như cho, giờ được lùng mua với giá đắt ngang cá hồi - 1

Cá linh non được coi là đặc sản của vùng sông nước miền Tây.

Không chỉ một loạt bài viết bán cá linh với giá từ 200-380 nghìn đồng/kg, nhiều người còn đăng tải các video tỏ vẻ thích thú khi thấy cá linh được bày bán tại một số khu chợ truyền thống.

Theo tìm hiểu của PV, cá linh thường xuất hiện mỗi năm một lần vào mùa nước lũ, từ tháng 7 đến tháng 11 hàng năm. Khi đó, cá linh theo con nước từ thượng nguồn sông Mê Kông đổ về đồng bằng sông Cửu Long. Những con cá chỉ bé bằng đầu đũa, gọi là cá linh non.

Trước đây, khi lũ về, cá linh nhiều vô kể, người dân vớt về ăn không hết, bán rẻ như cho cũng không hết nên mang về ủ nước mắm. Vì quá rẻ nên cá linh đã được người dân miền Tây đưa vào câu thành ngữ: “Rẻ như cá linh”.

Loại cá “tí hon” trước rẻ như cho, giờ được lùng mua với giá đắt ngang cá hồi - 2

Giá cá linh non đầu mùa có năm lên tới 500 nghìn đồng/kg.

Tuy nhiên, những năm gần đây, cá linh lại được coi là đặc sản chỉ có vào mùa lũ của người dân miền Tây, được khách du lịch khắp nơi ưa chuộng, thưởng thức mỗi khi về đây du lịch.

Ngoài ra, do một số yếu tố, số lượng cá linh xuất hiện ngày càng ít đi đã đẩy giá cá linh ngày càng trở nên đắt đỏ. Có thời điểm, giá cá linh non đầu mùa lên tới 500-700 nghìn đồng/kg vẫn không có để bán.

Bán cá linh non với giá 250 nghìn đồng/kg, chị Quỳnh Như, trú tại phường Cao Lĩnh, tỉnh Đồng Tháp cho biết, thông thường, phải đến khoảng tháng 8 dương lịch hàng năm thì cá linh mới xuất hiện theo nước lũ. Tuy nhiên năm nay, ngay từ cuối tháng 5 đã có cá linh non đầu mùa để bán.

Loại cá “tí hon” trước rẻ như cho, giờ được lùng mua với giá đắt ngang cá hồi - 3

Càng vào cuối mùa, cá linh sẽ càng lớn và giá càng rẻ.

Theo chị Như, cá linh non đầu mùa được xem là ngon và ngọt thịt nhất. cá chỉ bé như đầu đũa nên xương mềm, bụng mỡ béo ngậy. Vì ngon nhưng số lượng có ít nên giá cao, lên tới 250-280 nghìn đồng/kg, phải đặt trước mới có.

“Cá linh non thường được nấu canh chua bông điên điển, làm lẩu, kho mắm, chiên bột, kho lạt ăn kèm với rau sống, bông súng…”, chị Như nói.

Loại cá “tí hon” trước rẻ như cho, giờ được lùng mua với giá đắt ngang cá hồi - 4

Cá linh non được nấu với bông điên điển và bông súng là ngon nhất.

Chia sẻ về cá linh non, chị Đặng Thiên Thư (TP. Hồ Chí Minh) cho biết, cá linh lớn theo con nước. Cá linh đầu mùa chỉ bé xíu như đầu đũa nên người dân gọi là cá linh non hay cá linh bột và được xem là ngon, ngọt thịt nhất. Cá chưa lớn nên xương mềm, bụng có mỡ béo ngậy, đầu cá cũng đặc biệt béo lạ lùng.

“Miền Tây vào mùa nước lũ, đàn ông đi chài cá linh ngoài sông, phụ nữ trên bờ tụm năm tụm ba ngồi làm ruột cá. Cá linh làm sạch còn nguyên con tươi roi rói, chỉ cần rửa xơ qua nước muối là có thể thả ngay vào nồi lẩu.

Điên điển và cá linh đều chín rất nhanh nên thả vào phải vớt ra ngay. Canh chua cá linh điên điển ăn với bún, chấm nước mắm cá linh với đúng chuẩn miền Tây”, chị Thư nói.

Hồng Cảnh

Tin liên quan

Tin mới nhất

NSND - Họa sĩ Vương Duy Biên là Chủ tịch Hiệp hội Phát triển Công nghiệp Văn hóa Việt Nam

NSND - Họa sĩ Vương Duy Biên là Chủ tịch Hiệp hội Phát triển Công nghiệp Văn hóa Việt Nam

Chiều 11/7, tại Hà Nội, Ban vận động Hiệp hội Phát triển Công nghiệp Văn hóa Việt Nam đã tổ chức Đại hội khóa I, nhiệm kỳ 2025 – 2030. Sự kiện đánh dấu mốc quan trọng trong chiến lược phát triển các ngành công nghiệp văn hóa của đất nước trong kỷ nguyên kinh tế tri thức và hội nhập quốc tế.

Phạm Hồng Điệp với khát vọng yêu

Phạm Hồng Điệp với khát vọng yêu

Không biết từ bao giờ mà cái tên Phạm Hồng Điệp trong giới doanh nhân và cả văn nghệ sĩ Hải Phòng đã trở thành thân thuộc. Anh là một doanh nhân thành đạt, hàng ngày, hàng giờ khối lượng lớn công việc đè lên đôi vai anh, mà theo như bạn bè tâm sự thì anh đã gồng lên gánh vác hết mình, cuối cùng, trời không phụ lòng người, anh đã nhận về thành công.