Loại nhãn giá hơn 200.000 đồng/kg, chủ vườn chưa kịp rao đã bán hết

Loại nhãn này đang vào vụ thu hoạch và nhiều người đang tìm mua, giá bán lên đến hơn 200.000 đồng/kg. Chủ vườn cho biết không có đủ để bán cho khách.

Thời điểm này, các loại nhãn đang vào mùa thu hoạch, giá bán tại các sạp hoa quả rơi vào khoảng 20.000 – 30.000 đồng/kg. Số lượng nhãn có trên thị trường khá nhiều, người dân có thể dễ dàng mua được. Song, nhiều người vẫn tìm mua nhãn bắp cải đắt hơn nhiều lần loại nhãn thông thường, giá bán dao động từ 120.000 – 220.000 đồng/kg.

“Nhãn bắp cải chỉ trong miền Nam mới có, ngoài này tìm mãi cũng không có để mua. Năm ngoái, tôi được người quen gửi ra biếu, ăn rất “đã”, bởi cùi dày, ngọt thanh, ăn lại rất thơm, mẫu mã thì rất sáng đẹp, ăn 1 quả nhãn đó chắc bằng 2 quả nhãn thông thường vì cùi dày và quả rất to”, chị Ngọc Hà (Đống Đa, Hà Nội) chia sẻ.

Vì thích loại nhãn này nên năm nay chị lại lùng mua 2 cân về cho cả gia đình. Giá chị mua là 150.000 đồng/kg.

Loại nhãn giá hơn 200.000 đồng/kg, chủ vườn chưa kịp rao đã bán hết - 1

Nhãn bắp cải rất to, cùi dày, ăn ngọt thanh và có vị thơm.

Nói về nhãn bắp cải, chị Đỗ Mỹ Dung – chủ vườn nhãn ở Bà Rịa – Vũng Tàu, cho biết đây là một loại nhãn đặc sản của tỉnh, chúng còn có một cái tên khác là nhãn Bảy Lộc.

Nhãn bắp cải trồng ở Vũng Tàu sẽ có vỏ sáng, trái cứng, cơm dày màu vàng nhạt cuộn như bắp cải, giòn, ráo nước và vị ngọt thanh, ăn rất thơm. Kích thước quả lớn hơn các giống nhãn khác, khi chín vỏ sẽ chuyển sang màu nâu sậm. Sở dĩ nhiều chị em thích loại nhãn này bởi ăn chúng ngọt lại giòn, thơm.

“Khi chưa vào vụ, rất nhiều chị em người quen đã đặt mua nên khi thu hoạch, tôi chỉ cắt và vận chuyển đến cho họ thôi chứ không cần rao bán gì”, chị nói.

Hiện, loại nhãn này chưa hết mùa thu hoạch nhưng trong vườn nhà chị đã hết. Bởi chị chỉ trồng được một số lượng rất ít nhãn bắp cải, thu hoạch chỉ được 300kg. Giá bán dao động từ 120.000 – 150.000 đồng/kg. Có nhiều người rao bán giá lên đến 220.000 đồng/kg.

Loại nhãn giá hơn 200.000 đồng/kg, chủ vườn chưa kịp rao đã bán hết - 2

Mỗi cân nhãn này chị Dung bán giá tại vườn là 150.000 đồng cho khách lạ.

Tuy giá bán năm nào cũng ở mức cao nhưng chị cho biết rất ít người trồng loại nhãn này bởi giá trị kinh tế không cao. Theo chị, nhãn này không dễ trồng, năm nay có thể cây này cho ra nhiều quả nhưng năm sau lại không có quả, thậm chí nếu không biết cách chăm sóc quả bị méo cũng không thể bán được. “Quả méo sẽ bị sượng, ăn không ngon, mẫu mã cũng xấu”, chị cho hay.

Đặc biệt hơn nữa, nhãn bắp cải trồng ở Vũng Tàu cho ra chất lượng tốt nhất. Nếu đem giống nhãn này đi trồng nơi khác sẽ khó sống hoặc sống được nhưng ít quả mà không ngon.

Cứ sau 2 năm thu hoạch, chị lại để người chăm vườn cắt, tỉa cây một lần để đảm bảo cây có thể phát triển và sinh trưởng tốt nhất.

Trên thị trường, người tiêu dùng sẽ thấy có rất nhiều người rao bán nhãn bắp cải với giá chỉ 50.000 đồng/kg. Nói về vấn đề này, chị Nhi – một người bán nhãn bắp cải, cho biết loại đó được gọi là thanh nhãn.

“Thanh nhãn nhìn tương tự như nhãn bắp cải nhưng màu vỏ sậm hơn, quả không cứng như nhãn bắp cải, cơm mềm và ướt hơn, không có mùi thơm đặc trưng như nhãn bắp cải”, chị nói.

Loại thanh nhãn được trồng rất nhiều ở miền Tây. Nếu người nào không sành ăn sẽ khó phân biệt vì về cơ bản chúng khá giống nhau.

Nhãn bắp cải trồng ở Vũng Tàu thì không có giá vài chục nghìn/kg. Vì ngay tại vườn, dân buôn đã phải mua từ 100.000 đồng/kg.

Nguyễn Thơm

Tin liên quan

Tin mới nhất

Thăng Long “ngũ trấn”

Thăng Long “ngũ trấn”

Ai cũng biết thành Thăng Long xưa có tứ trấn, tức 4 ngôi đền thờ 4 vị thần hộ vệ kinh thành ở 4 mặt.

Bố dượng hứa sẽ cho tôi 3,4 tỷ đồng sau khi nhà giải tỏa nhưng chồng tôi đòi ly hôn

Bố dượng hứa sẽ cho tôi 3,4 tỷ đồng sau khi nhà giải tỏa nhưng chồng tôi đòi ly hôn

Ngôi nhà cũ của gia đình nằm trong diện giải tỏa và được đền bù hơn 3,4 tỷ đồng. Vì biết rõ ngôi nhà đó là tài sản của bố dượng từ trước khi mẹ tôi tái hôn, nên tôi hoàn toàn không có ý định đụng đến khoản tiền này. Chồng tôi cũng rất hiểu chuyện, chưa từng một lần gợi ý tôi phải tranh giành gì.

Về một thực thể thẩm mỹ và đạo đức truyền thống mang đậm dấu ấn Việt Nam

Về một thực thể thẩm mỹ và đạo đức truyền thống mang đậm dấu ấn Việt Nam

Có lẽ không một loài hoa nào ăn sâu vào đời sống tinh thần của Nhân dân ta như hoa sen. Bao nhiêu thơ văn, cả bác học lẫn bình dân đã ngợi ca hoa sen, cả hội họa, kiến trúc, bao nhiêu vùng quê, bao nhiêu cơ sở, bao nhiêu vật phẩm, bao nhiêu người lấy hoa sen làm tên… Hoa sen tồn tại trong cuộc sống hàng ngày và trong đời sống văn hóa của dân tộc như một thực thể thẩm mỹ và đạo đức truy

Phiêu du ở “Thung Nham nơi chốn ngàn năm”

Phiêu du ở “Thung Nham nơi chốn ngàn năm”

Trong một đời người, đã bao giờ bạn có được một chuyến du ngoạn ở một cảnh sắc sơn thủy hữu tình bằng trên một chuyến đò để được cảm nhận một cảnh sắc đất Việt, được hòa nhịp thở vào chốn bồng lai, rồi hoài niệm về lịch sử của cảnh sắc đó, mảnh đất đó trong sừng sững lịch sử của Việt Nam chúng ta.