Lời "tiên tri" của tỷ phú Trần Đình Long ứng nghiệm, HPG diễn biến bất ngờ

Kết quả kinh doanh năm qua của Hòa Phát đúng như lời dự đoán trước đó của tỷ phú Trần Đình Long. Tuy nhiên, sau khi công bố kết quả kinh doanh, cổ phiếu HPG vẫn tăng tốt.

Hòa Phát vừa công bố tình hình kinh doanh quý 4/2022, với doanh thu 26.000 tỷ - giảm 42% so với cùng kỳ năm trước. Sau khi trừ các chi phí, công ty lỗ ròng hơn 2.000 tỷ đồng, tiếp tục xuống đáy mới.

Lũy kế cả năm 2022, HPG đạt doanh thu 142.000 tỷ đồng, giảm 5% so với năm 2021. Lợi nhuận sau thuế cả năm đạt hơn 8.400 tỷ đồng, chỉ bằng 24% so với năm 2021.

Nhu cầu sụt giảm trong lẫn ngoài nước, giá bán lao dốc trong khi giá nguyên vật liệu tăng (đặc biệt giá than đột biến) đã ảnh hưởng đến hoạt động của HPG nói riêng và DN trong ngành nói chung. Bên cạnh đó, tín dụng thắt chặt, tỷ giá và lãi suất tăng mạnh đã ảnh hưởng lớn đến doanh nghiệp.

Trước đó, tại ĐHĐCĐ đầu năm 2022, Chủ tịch HPG là ông Trần Đình Long chia sẻ về những khó khăn doanh nghiệp sẽ phải đương đầu. Ông Long cho rằng, dù kết quả kinh doanh quý 1 khá tốt nhưng ngành thép đang không thuận lợi và chỉ cần "đợi 2 tháng nữa có kết quả kinh doanh quý 2, cổ đông sẽ thấy tình hình thê thảm thế nào".

Dự báo về tình hình sắp tới, HPG trong báo cáo mới nhất nhận định: “Ngành thép đã trải qua giai đoạn khó khăn nhất và đang trên đà hồi phục”. Đáng chú ý, theo nguồn tin từ Kallanish, Hòa Phát đã khởi động lại một lò cao ở Hải Dương và nâng công suất thép thanh thêm 700.000 tấn/năm.

Lời "tiên tri" của tỷ phú Trần Đình Long ứng nghiệm, HPG diễn biến bất ngờ - 1

Tỷ phú Trần Đình Long

Ngoài Hòa Phát, loạt doanh nghiệp ngành thép như Hoa Sen Group, Nam Kim Group, VNSteel, Tisco đều công bố lỗ trong năm vừa qua.

Thông tin kết quả kinh doanh dường như không tác động đến xu hướng cổ phiếu trong ngày 30/1. HPG và loạt cổ phiếu ngành thép đều diễn biến khá tích cực trong phiên giao dịch hôm nay. HPG là trụ đỡ thị trường trong suốt phần lớn thời gian giao dịch. Chốt phiên, HPG tăng 1,16%, đạt 21.750 đồng/cổ phiếu, đóng góp cho chỉ số chính gần 0,37 điểm.

Tuy nhiên, điều này vẫn không thể kéo Vn-index đi lên.

Sau khi mở cửa tăng nhẹ, Vn-index sau đó nhanh chóng quay đầu khi lực cung tại vùng giá cao gây áp lực. VN-Index chưa thể thoát khỏi vùng giá đỏ do áp lực bán dâng cao ở nhóm vốn hóa lớn. VN-Index duy trì xu hướng tiêu cực đến hết phiên.

Chốt phiên giao dịch ngày 30/1, Vn-index giảm 14,53 điểm (1,3%) còn 1.102,57 điểm, HNX-index tăng 0,02 điểm (0,01%) đạt 220,78 điểm, UPCoM-index tăng 0,41 điểm (0,55%) lên 75,4 điểm.

Lời "tiên tri" của tỷ phú Trần Đình Long ứng nghiệm, HPG diễn biến bất ngờ - 2

Màu đỏ là gam màu chủ đạo trong phiên hôm nay

Thanh khoản được cải thiện rõ rệt trong phiên giao dịch hôm nay. Tổng giá trị giao dịch đạt hơn 15,7 nghìn tỷ đồng.

VCB tác động tiêu cực nhất đến chỉ số chính khi lấy đi của Vn-index 3,46 điểm. 

Cổ phiếu các nhóm ngành bảo hiểm, chứng khoán, ngân hàng đều lao dốc trong phiên với mức giảm lần lượt là 0,23%, 0,08% và 2%.

Kì Lân

Tin liên quan

Tin mới nhất

Du lịch văn hóa – lịch sử: Mở ra cơ hội phát triển cho du lịch Hà Nội

Du lịch văn hóa – lịch sử: Mở ra cơ hội phát triển cho du lịch Hà Nội

Hội nghị “Hà Nội - Điểm đến Du lịch Văn hóa - Lịch sử” được tổ chức nhằm giới thiệu, tôn vinh những giá trị bền vững về văn hóa, di sản Thủ Đô, đồng thời mở ra những cơ hội đối với sự phát triển du lịch văn hóa – lịch sử Hà Nội. Hội nghị nằm trong khuôn khổ Lễ Hội Du Lịch Hà Nội 2024 với chủ đề “Thăng Long - Hà Nội, Thủ đô quyến rũ” được tổ chức từ ngày