VinFast của tỷ phú Phạm Nhật Vượng đang kinh doanh ra sao?

Cùng với kế hoạch mở rộng thị trường nước ngoài, VinFast của tỷ phú Phạm Nhật Vượng đang có kế hoạch hợp tác với 50 hãng taxi chuyển đổi xe điện để phục vụ nhu cầu đi lại của người dân trong nước.

Mới đây, tỷ phú Phạm Nhật Vượng, Chủ tịch Tập đoàn Vingroup, Tổng giám đốc hãng xe ô tô điện VinFast đã có buổi gặp với 70 doanh nhân đại diện cho 50 hãng taxi trong nước. Tại buổi gặp, vị tỷ phú bày tỏ mong muốn đồng hành và là đối tác của các doanh nghiệp để cùng phát triển, mang lại lợi ích chung.

Chia sẻ về việc phát triển xe điện và mong muốn hợp tác với các hãng taxi trong nước chuyển đổi từ xe xăng sang xe điện, tỷ phú Phạm Nhật Vượng nêu 2 mục tiêu lớn: “Một là xây dựng tương lai cho con em chúng ta, để các thế hệ sau có môi trường sống xanh, sạch, an toàn hơn. Hai là có một thương hiệu Việt đẳng cấp quốc tế. VinFast có thể là thương hiệu đầu tiên nhưng từ sự truyền cảm hứng đó, chúng ta sẽ có hàng chục, hàng trăm thương hiệu khác. Đó cũng sẽ là niềm tự hào, là tương lai của con em chúng ta”.

VinFast của tỷ phú Phạm Nhật Vượng đang kinh doanh ra sao? - 1

Tỷ phú Phạm Nhật Vượng nhấn mạnh mong muốn đồng hành và là đối tác của các doanh nghiệp để cùng phát triển, mang lại lợi ích chung.

Trước đó, vào cuối tháng 9, hãng xe điện của tỷ phú Phạm Nhật Vượng, VinFast Auto Ltd. (VinFast - VFS) đã công bố kết quả tài chính chưa kiểm toán quý 2, kết thúc vào ngày 30/6/2024.

Theo đó, VinFast giao 13.172 xe điện trong quý 2, tăng 44% so với quý 1 và 43% so với cùng kỳ năm 2023, nâng tổng số lượng xe được giao trong nửa đầu năm 2024 lên 22.348 xe, đánh dấu mức tăng trưởng 101% so với cùng kỳ năm ngoái. Trước đó, theo báo cáo kinh doanh của VinFast, cả năm 2023, hãng xe Việt đã bàn giao tổng cộng 34.855 ô tô điện, đánh dấu mức tăng 374% so với năm 2022.

VinFast ghi nhận doanh thu 357 triệu USD trong quý 2/2024, tăng trưởng 9% so với cùng kỳ năm trước và 33% so với quý trước. Sau khi trừ các khoản chi phí, VinFast ghi nhận lỗ gộp 224 triệu USD trong quý 2 với biên lợi nhuận gộp âm 62,7%, nguyên nhân chủ yếu do dự phòng giảm giá trị tài sản ở mức 104 triệu USD, so với 5 triệu USD trong quý 1.

Đà tăng trưởng của VinFast trong quý 2 phần lớn đến từ làn sóng chuyển đổi sang xe điện của thị trường Việt Nam, với mức tăng trưởng ấn tượng 108% so với cùng kỳ năm trước về số xe giao cho người tiêu dùng cá nhân (B2C). Với vị trí dẫn đầu phân khúc, VF 5 đã trở thành động lực chính đằng sau hiệu suất bán hàng mạnh mẽ của Công ty. Hơn nữa, VinFast đã bắt đầu bàn giao mẫu mini e-SUV VF 3 được mong đợi trong quý 3.

VinFast của tỷ phú Phạm Nhật Vượng đang kinh doanh ra sao? - 2

Đại diện Tập đoàn Vingroup, Công ty VinFast và Công ty GSM trong buổi gặp mặt với các lãnh đạo doanh nghiệp vận tải hành khách Việt Nam

Cùng với việc mở rộng thị phần trong nước, trong quý 2, VinFast tiếp tục củng cố vị thế tại thị trường Mỹ, tập trung giới thiệu sản phẩm và chiến lược kinh doanh với các đối tác chính. Tính đến hết quý 2, VinFast đã thiết lập hệ thống showroom và cửa hàng đại lý tại 8 bang trên khắp nước Mỹ.

Tại Canada, VinFast ghi nhận mức tăng trưởng 15% so với quý trước. Đà tăng trưởng tiếp tục kéo dài sang quý 3 với lượng xe giao trong tháng 7 và tháng 8 đạt mức cao nhất trong vòng 12 tháng qua.

Sau khi chính thức gia nhập thị trường Indonesia chưa đầy nửa năm, VinFast đã nhanh chóng mở rộng mạng lưới phân phối với 15 showroom tại các thành phố lớn như Jakarta và Surabaya.

Song song với việc mở rộng mạng lưới bán hàng, VinFast đã động thổ nhà máy CKD tại Indonesia và chính thức giao lô xe VF e34 tay lái nghịch đầu tiên.

Tính đến cuối tháng 8/2024, VinFast sở hữu mạng lưới phân phối rộng khắp với 155 cửa hàng trên toàn cầu, trong đó có đến 70% là cửa hàng đại lý. Và VinFast tiếp tục khẳng định mục tiêu bàn giao khoảng 80.000 xe trong cả năm 2024.

Nam Anh

Tin liên quan

Tin mới nhất

Những ý kiến thẳng thắn tâm huyết trong Hội nghị Tổng Bí thư Tô Lâm gặp mặt các văn nghệ sĩ

Những ý kiến thẳng thắn tâm huyết trong Hội nghị Tổng Bí thư Tô Lâm gặp mặt các văn nghệ sĩ

Chiều ngày 30/12, tại Hội nghị Gặp mặt đại biểu văn nghệ sĩ được tổ chức tại Hà Nội, Tổng bí Thư Tô Lâm chủ trì cùng các lãnh đạo Đảng, Nhà, các Ban, Bộ, ngành gặp gỡ, lắng nghe những ý kiến trao đổi, chia sẻ thẳng thắn của các văn nghệ sĩ với mục tiêu tìm ra những giải pháp qua đó góp phần đưa đất nước bước vào kỷ nguyên mới - Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc.

Phát triển năng lượng tái tạo ở nông thôn: Từ triển vọng đến thực tiễn

Phát triển năng lượng tái tạo ở nông thôn: Từ triển vọng đến thực tiễn

Các dự báo cho thấy nhu cầu năng lượng cho sản xuất nông nghiệp ở Việt Nam sẽ tăng trưởng khoảng 4-5%/năm trong giai đoạn từ nay đến 2030. Điều này cho thấy tính cấp bách trong việc có các giải pháp phát triển năng lượng tái tạo ở khu vực nông thôn, góp phần làm giảm phát thải khí nhà kính, hướng tới phát triển bền vững và cải thiện điều kiện sống cho người dân.