Nóng tuần qua: 17 người chi 700 triệu đồng mua một căn nhà cùng xem World Cup

Mục đích của nhóm 17 người này không chỉ để thỏa mãn đam mê mà còn mong muốn tạo điều kiện cho người dân địa phương được thưởng thức bóng đá World Cup trong không khí cuồng nhiệt. Sau khi World Cup kết thúc, căn nhà vẫn được giữ lại để xem bóng đá ở các giải khác và tổ chức các hoạt động xã hội.

17 người chi tiền mua một căn nhà cùng xem World Cup

Suốt nhiều năm qua, 17 người ở một ngôi làng tại Ấn Độ thường xuyên tụ tập, xem bóng đá cùng nhau ở các giải kể cả World Cup. Và họ hy vọng đời con cháu cũng sẽ đến căn nhà này để tụ tập và thưởng thức các trận đá bóng. Năm nay, họ cùng nhau làm một việc lớn là bỏ ra 2,3 triệu Rupee Ấn Độ (700 triệu đồng) để mua một căn nhà lợp ngói trong làng.

Căn nhà được mua trước khi World Cup chính thức khởi tranh tại Qatar. Sau khi được mua, căn nhà đã thật sự khoác lên một tấm áo mới. Trên các bức tường có hình vẽ lá cờ của các quốc gia dự World Cup 2022 và hình ảnh của những cầu thủ bóng đá nổi tiếng như Lionel Messi hay Cristiano Ronaldo. Phía trên mái còn treo nhiều lá cờ, tạo không khí tươi vui, rộn ràng trong ngày hội bóng đá lớn nhất hành tinh.

Nóng tuần qua: 17 người chi 700 triệu đồng mua một căn nhà cùng xem World Cup - 1

17 người cùng góp tiền mua căn nhà để xem World Cup

Cho dù họ không được đặt chân đến Qatar xa xôi, nhưng trong và xung quanh căn nhà vẫn ngập tràn không khí của các trận cầu đỉnh cao. Một TV có màn hình 55 inch cũng được mua để phục vụ việc xem bóng đá. Điều đáng nói là không chỉ có 17 người này mà họ còn đón thêm những người khác cùng xem tại căn nhà này. Mỗi ngày có 50-60 người xem bóng đá ở đây.

Tỉnh nào đang có thu nhập bình quân cao nhất nước?

Theo Sách trắng doanh nghiệp Việt Nam 2022, thu nhập bình quân tháng một lao động của doanh nghiệp đang hoạt động có kết quả sản xuất kinh doanh năm 2020 đạt 9,5 triệu đồng, tăng 2,4% so với năm 2019.

7/63 địa phương có thu nhập bình quân tháng của người lao động trong các doanh nghiệp đang hoạt động có kết quả sản xuất kinh doanh năm 2020 cao hơn mức thu nhập trung bình cả nước (9,5 triệu đồng/người/tháng). Chủ yếu là các địa phương có doanh nghiệp quy mô lớn, thuộc các vùng kinh tế trọng điểm.

Nóng tuần qua: 17 người chi 700 triệu đồng mua một căn nhà cùng xem World Cup - 2

Địa phương có thu nhập bình quân tháng lao động cao nhất là Bà Rịa - Vũng Tàu với 12 triệu đồng

Địa phương có thu nhập bình quân tháng lao động cao nhất là Bà Rịa - Vũng Tàu với 12 triệu đồng; TPHCM đứng thứ hai với 10,9 triệu đồng; Bắc Ninh 10,5 triệu đồng; Quảng Ninh 10,3 triệu đồng; Hà Nội 10,2 triệu đồng. Đồng Nai và Bình Dương cùng có thu nhập bình quân lao động ở mức 9,8 triệu đồng.

Tại 56/63 địa phương còn lại, thu nhập bình quân tháng của người lao động trong các doanh nghiệp đang hoạt động có kết quả sản xuất kinh doanh năm 2020 thấp hơn mức thu nhập trung bình cả nước, trong đó 9/63 địa phương có mức thu nhập bình quân tháng một lao động dưới 6 triệu đồng.

Tài sản nhóm siêu giàu Trung Quốc biến động mạnh

Bảng xếp hạng Hurun - liệt kê những người giàu nhất Trung Quốc với tài sản ròng tối thiểu 5 tỷ tệ (692 triệu USD) - năm nay chỉ có 1.305 người, giảm 11% so với năm ngoái. Tổng tài sản của họ là 3,5 nghìn tỷ USD, giảm 18%.

Trong khi đó, số lượng cá nhân sở hữu 10 tỷ USD giảm từ 56 xuống 29, số tỷ phú đô la giảm từ 946 xuống 239.

Triển vọng kinh tế toàn cầu năm nay chịu tác động nặng nề của xung đột Ukraine và tăng trưởng kinh tế chậm lại ở Trung Quốc, trong khi nước này tiếp tục triển khai các biện pháp kiểm soát dịch bệnh chặt chẽ.

Chiến dịch chấn chỉnh các tập đoàn lớn tác động đến những tên tuổi nổi nhất như Alibaba và Tencent.

Tài sản của bà Dương Huệ Nghiên, nữ doanh nhân Trung Quốc sở hữu tập đoàn bất động sản Country Garden, sụt giảm 15,7 tỷ USD, mức giảm lớn nhất trong xếp hạng năm nay. Nhiều tập đoàn bất động sản Trung Quốc cũng đối mặt với tình trạng nợ nần.

Chung Thiểm Thiểm, chủ hãng nước đóng chai Nongfu Spring và hãng vắc xin Wantai, đứng đầu tiên trong danh sách này năm thứ hai liên tiếp, với tài sản tăng 17% lên 65 tỷ USD.

Ngân hàng bất ngờ giảm mạnh lãi suất cho vay

Hiện lãi suất cho vay được các ngân hàng tính theo công thức lãi suất cơ sở cộng thêm biên độ 3-4%. Mà lãi suất cơ sở ngày càng có xu hướng đi lên khiến lãi suất cho vay cũng tăng cao.

Theo khảo sát, biểu lãi suất cho vay của nhiều ngân hàng hiện tăng từ 0,5-1,2% so với đầu tháng 10. Các ngân hàng đang cho vay với mức lãi suất trung bình 12-14%/năm. Thậm chí, một số ngân hàng có lãi suất cho vay ở kỳ hạn 12 tháng lên tới 16%/năm. Lãi suất cho vay tăng nhanh gây áp lực không nhỏ cho các doanh nghiệp và người đi vay.

Nóng tuần qua: 17 người chi 700 triệu đồng mua một căn nhà cùng xem World Cup - 3

Đã có ngân hàng giảm lãi suất cho vay bất chấp cuộc đua lãi suất huy động vẫn đang nóng

Tuy nhiên, trái ngược với việc hàng loạt ngân hàng đồng loạt điều chỉnh tăng lãi suất cho vay thì Vietcombank đã phát đi thông báo triển khai chính sách giảm lãi suất cho vay đối với khách hàng.

Theo đó, Vietcombank quyết định giảm lãi suất tới 1,0%/năm đối với các khoản vay VND cho các khách hàng doanh nghiệp và khách hàng cá nhân hiện hữu với thời gian triển khai từ 01/11/2022 đến hết 31/12/2022 (chính sách giảm lãi suất nói trên không áp dụng với các khoản vay chứng khoán, vay kinh doanh bất động sản, vay cầm cố giấy tờ có giá…).

Theo báo cáo tài chính quý 3/2022, tại thời điểm ngày 30/9, Vietcombank đang có tổng dư nợ cho vay là hơn 1,13 triệu tỷ đồng. Trong đó, cho vay các tổ chức kinh tế, các nhân trong nước là hơn 1,122 triệu tỷ đồng. Với việc đồng loạt giảm lãi cho vay tới 1%/năm trong 2 tháng cuối cùng của năm 2022, sẽ có hàng nghìn khách hàng của Vietcombank được hưởng chính sách hỗ trợ này.

Tranh cãi đề xuất ở nhà thuê tối thiểu 20m2 mới được đăng ký thường trú Hà Nội

HĐND TP Hà Nội đang lấy ý kiến nhân dân về dự thảo nghị quyết quy định diện tích nhà ở tối thiểu khi giải quyết đăng ký thường trú vào chỗ ở hợp pháp do thuê, mượn, ở nhờ tại TP Hà Nội.

Theo đó, dự thảo quy định đối với nhóm nhà ở có nguồn gốc sở hữu nhà nước thì hạn mức diện tích bình quân tối thiểu là 8 m2. Đây là nhà do các cơ quan, đơn vị bố trí phân phối, cho thuê trước đây hoặc có hợp đồng thuê nhà ở cũ do Công ty TNHH MTV Quản lý và Phát triển nhà Hà Nội.

Đối với nhóm nhà ở còn lại (không có nguồn gốc sở hữu nhà nước), diện tích bình quân tối thiểu là 20m2, tính theo m2 sàn nhà cho một người thuê, mượn, ở nhờ.

Được biết, tại khoản 3 Điều 20 Luật Cư trú năm 2020 quy định rõ công dân được đăng ký thường trú tại chỗ ở hợp pháp do thuê, mượn, ở nhờ khi đáp ứng hai điều kiện.

Thứ nhất là được chủ sở hữu chỗ ở hợp pháp đồng ý cho đăng ký thường trú tại địa điểm thuê, mượn, ở nhờ và được chủ hộ đồng ý nếu đăng ký thường trú vào cùng hộ gia đình đó. Thứ hai là đảm bảo điều kiện về diện tích nhà ở tối thiểu do HĐND cấp tỉnh quy định nhưng không thấp hơn 8m2 sàn/người.

Xuyến Chi

Tin liên quan

Tin mới nhất

Chủ tịch Liên hiệp các Hội Văn học nghệ thuật Việt Nam gặp gỡ đoàn phóng viên tờ Nhật Báo Quảng Tây (Trung Quốc)

Chủ tịch Liên hiệp các Hội Văn học nghệ thuật Việt Nam gặp gỡ đoàn phóng viên tờ Nhật Báo Quảng Tây (Trung Quốc)

Sáng 28/3, tại trụ sở Liên hiệp các Hội Văn học nghệ thuật Việt Nam (66 Nguyễn Văn Huyên, Hà Nội), PGS. TS, Nhạc sĩ Đỗ Hồng Quân, Bí thư Đảng đoàn, Chủ tịch Liên hiệp các Hội Văn học nghệ thuật Việt Nam đã có buổi gặp gỡ và làm việc với đoàn phóng viên tờ Nhật Báo Quảng Tây (Trung Quốc).