Ảnh chùa Báo Ân được chụp từ 100 năm trước

Chùa Báo Ân được bác sĩ Hocquard chụp từ hơn 100 năm trước. Đến nay, ngôi chùa chỉ còn lại vết tích là tháp Hòa Phong bên hồ Gươm.

Ảnh chùa Báo Ân được chụp từ 100 năm trước - 1 Một chiến dịch ở Bắc Kỳ là cuốn sách do bác sĩ Hocquard (người Pháp) thực hiện. Sách ghi chép, mô tả về phong cảnh, địa chí, phong tục tập quán, con người nước ta khoảng 130 năm trước. Trong ảnh là các sứ giả triều đình Huế cùng tùy tùng. Ảnh chùa Báo Ân được chụp từ 100 năm trước - 2 Mới đây, khi xuất bản tiếng Việt tác phẩm (qua bản dịch của Trương Quốc Toàn), công ty sách Nhã Nam đã mua bản quyền nhiều bức ảnh để in trong phần phụ lục. Ảnh trên chụp tháp và hồ nước trong thành Sơn Tây. Ảnh chùa Báo Ân được chụp từ 100 năm trước - 3 Sách cũng có nhiều tranh khắc, là những bức tranh thực hiện theo ảnh chụp của Hocquard khi ông tới Đông Dương 135 năm trước. Trong ảnh là các nho sĩ và thông ngôn ở tòa Công sứ Hà Nội, lính tập Bắc Kỳ và lính lệ. Ảnh chùa Báo Ân được chụp từ 100 năm trước - 4 Trong các địa danh, công trình mà bác sĩ Hocquard chụp, một số công trình nổi tiếng ở thời đó đến nay đã không còn. Chùa Báo Ân bên hồ Hoàn Kiếm, Hà Nội là một điển hình. Bức ảnh chụp cửa vào chùa Báo Ân cho phép người xem hình dung quy mô, vẻ đẹp kiến trúc của công trình. Chùa Báo Ân đã bị Pháp phá hủy năm 1888, đến nay di tích còn sót lại là tháp Hòa Phong. Ảnh chùa Báo Ân được chụp từ 100 năm trước - 5 Việc mua bản quyền những bức ảnh này giúp bạn đọc có thể xem hình ảnh chân thực về cha ông ta, những phong cảnh, địa danh... nước ta hơn một thế kỷ trước. Trong ảnh là một ban nhạc với các nhạc công chơi: Đàn nguyệt, phách, thanh la, sáo, trống con, nhị, mõ, chiêng... Ảnh chùa Báo Ân được chụp từ 100 năm trước - 6 Tri phủ Đoan Hùng (sông Lô) và đoàn tùy tùng gồm lính mang lọng, lính mang ống điếu và nho sĩ. Ảnh chùa Báo Ân được chụp từ 100 năm trước - 7 Các bức ảnh chụp nhiều chủ đề, nhân vật, sinh hoạt của người xưa. Trong ảnh là một phiên xử kẻ cướp ở tòa Công sứ Hà Nội. Ảnh chùa Báo Ân được chụp từ 100 năm trước - 8 Người làm cỏ cho chè. Ảnh chùa Báo Ân được chụp từ 100 năm trước - 9 Voi của quan tổng đốc Bắc Ninh. Theo Zing None

Tin liên quan

Tin mới nhất

Thi ca yêu nước và các nhà thơ cách mạng

Thi ca yêu nước và các nhà thơ cách mạng

Buổi sinh hoạt chuyên đề “Thi ca yêu nước và các nhà thơ cách mạng” do Hội Nhà văn Hà Nội tổ chức nhân dịp kỷ niệm Quốc khánh 2/9 đã tập trung bàn về một phẩm chất đặc biệt của dòng thơ cách mạng kháng chiến 1945-1975 là thi pháp trữ tình lãng mạn – điều đã làm nên sức sống trường tồn của thi ca đương đại Việt Nam.

Phi tần từng được hoàng đế sủng ái nhất hậu cung, sinh 6 người con nhưng cuối đời chịu cảnh cô quạnh

Phi tần từng được hoàng đế sủng ái nhất hậu cung, sinh 6 người con nhưng cuối đời chịu cảnh cô quạnh

Từng là phi tần được hoàng đế sủng ái nhất chốn hậu cung, người phụ nữ này đã hạ sinh 6 người con, giữ vững địa vị cao quý và sự yêu thương từ nhà vua. Tuy nhiên, cuộc đời không mãi êm đềm, khi về già, bà phải đối mặt với sự cô độc, lẻ loi trong những năm tháng cuối đời khiến bao người cảm thán.