Đôi điều cảm nhận khi đọc truyện ngắn của nhà văn Trần Anh Tuấn
Tôi đã đọc nhiều tác phẩm viết về đề tài chiến tranh trong nước cũng như nước ngoài. Chiến tranh thật khốc liệt. Vâng! điều đó thì ai cũng biết rồi nhưng hậu chiến tranh thì thật khủng khiếp. Nỗi đau thật dai dẳng, khôn nguôi…
Nhà văn Trần Anh Tuấn
Khi đọc “Sự lựa chọn nghiệt ngã" và "Nỗi ám ảnh cuộc đời" hai tập truyện ngắn của nhà văn Trần Anh Tuấn do Nhà Xuất bản Văn học phát hành năm 2022, tôi càng thấm thía hơn về những điều đó. Với hai tập truyện ngắn của tác giả mới vào nghề Trần Anh Tuấn mặc dù đề tài không mới nhưng cũng chưa phải là cũ… Thế nhưng tác giả đã làm tôi bất ngờ như là đang đọc tập truyện của một cây bút già dặn đã viết rất nhiều. Chuyện ngắn của anh thật dung dị, đời thường nhưng qua số phận của từng nhân vật được tác giả xây dựng đã toát lên sự trăn trở day dứt, khó khăn vất vả của những người chiến sĩ bước ra từ khói lửa của cuộc chiến tranh.
Oái ăm thay có những người lính kiên cường dũng cảm nơi chiến trường, nơi hòn tên mũi đạn thì lại gục ngã trong hoà bình; trên mặt trận kinh tế, nơi cuộc sống yên bình của đời thường. Điều đó gây thảng thốt nhức nhối với bao người...
Cuộc sống thật nghiệt ngã buộc người lính trở về phải có sự lựa chọn và trớ trêu thay sự lựa chọn đó lại vô cùng nghiệt ngã. Đọc truyện của anh nhiều người bổng như thấy một phần bóng dáng mình trong đó.
Khi đọc những truyện ngắn của Trần Anh Tuấn vẫn là hậu chiến tranh nhưng người đọc không hề thấy nhàm chán, phải chăng tác giả đã biết chắt lọc và khai thác thác những khía cạnh của cuộc sống đời thường, biết làm mới những nhân vật những hình ảnh theo màu sắc hiện đại…Và đặc biệt tác giả đã rất hiểu và cảm thông cho những người chiến sĩ từ mặt trận trở về sau chiến tranh, bởi chính anh cũng là người lính.
Bìa cuốn sách “Sự lựa chọn nghiệt ngã"
Họ là những con người có phẩm chất cao đẹp nhưng khi đối mặt với cuộc sống muôn vàn khó khăn; đối mặt với thực tại nghiệt ngã, khốc liệt, phải vật lộn với cuộc sống để mưu sinh, thì họ cũng không phải là trường hợp ngoại lệ. Họ cảm thấy quá khó khăn không biết tìm cho mình một lối đi nào, một ngã rẽ nào...Và đó cũng là nỗi suy tư trăn trở với mỗi bạn đọc chúng ta…
Nhưng trên tất cả thông điệp mà tác giả muốn gửi tới tất cả chúng ta: cho dù có như thế nào đi nữa thì người lính vẫn luôn thể hiện phẩm chất cao đẹp của người lính Cụ Hồ, người chiến sĩ cách mạng kiên trung. Ở họ vẫn toát lên tình đồng chí đồng đội cao cả sẵn sàng hy sinh để bảo vệ đồng chí, đồng đội. Một nét đẹp văn hóa chỉ có những người lính mới có kể cả trong chiến đấu cũng như trong thời bình.
Người Việt Nam giàu lòng nhân ái, dũng cảm kiên cương để có một Việt Nam đẹp tươi toả sáng như hôm nay. Bởi những con người bình dị, hồn hậu "Mưa bom bão đạn lòng thanh thản. Nhạt muối vơi cơm miệng vẫn cười”. Thế đó những con người bước ra từ tập truyện của anh là bạn tôi, tất cả chúng ta, là ông cha đã làm nên một Việt Nam ngời sáng không chỉ hôm nay và muôn đời con cháu mai sau.
Khi đọc lời giới thiệu của Tiến sĩ nhà thơ Trần Quang Đạo trong tập truyện “Nỗi ám ảnh cuộc đời” của nhà văn Trần Anh Tuấn, tôi thấy thật thấm thía… trong đó đã toát lên tất cả về ngôn từ, cốt truyện, phong cách và tôi không thể bình luận được gì thêm về tác giả và tác phẩm... song là bạn đọc, là người em cùng quê với tác giả tôi cũng mạo muội muốn nêu vài cảm nhận của mình khi đọc 2 tập truyện ngắn này của nhà văn Trần Anh Tuấn để mọi người hiểu và yêu hơn về những người lính về tình yêu và cuộc sống về những con người đã hy sinh mất mát trong chiến tranh nay lại với trở về với đời thường biết bao lo toan và bề bộn, biết bao cám dỗ bởi những “viện đạn bọc đường”, bởi những lọc lừa toan tính “ Sập bẩy cò đất”….
Cảm ơn nhà văn Trần Anh Tuấn đã mang đến cho chúng tôi món ăn tinh thần tuyệt vời, giúp những người đi sau các anh hiểu hơn về giá trị của cuộc sống hôm nay về những cống hiến của người lính trong chiến tranh khốc liệt. Nhắc nhở chúng tôi luôn biết sống tốt hơn và yêu quý cuộc đời hơn.
Đầu năm 2022, Nhà xuất bản Nghệ An đã cho ra mắt bạn đọc cả nước cuốn sách "Nhà giáo Lê Thị Bạch Cát biệt động...
Bình luận