Từ Đức sang Ukraine, pháo tự hành "tay đấm bốc" có thể mất tới... 2 năm rưỡi

Ukraine có thể phải đợt ít nhất 30 tháng nếu muốn nhận 18 khẩu pháo tự hành RCH-155 do Đức cung cấp.

Từ Đức sang Ukraine, pháo tự hành "tay đấm bốc" có thể mất tới... 2 năm rưỡi - 1

Pháo tự hành RCH-155 do Đức sản xuất (ảnh: RT)

Die Welt (báo Đức) hôm 18/9 cho hay, Berlin đã đồng ý bán 18 khẩu pháo tự hành RCH-155 cho Ukraine. Tuy nhiên, phải mất ít nhất 30 tháng nữa, Kiev mới nhận được những khẩu RCH-155 đầu tiên.

Trước đó, ngày 14/7, Bộ trưởng Quốc phòng Ukraine Alexey Reznikov đã gửi thư cho Bộ trưởng Quốc phòng Đức Christine Lambrecht. Theo đó, Ukraine mong muốn Đức bán cho nước này một lô RCH-155 trị giá khoảng 216 triệu USD. Đức đã thảo luận về đề nghị của Ukraine suốt nhiều tuần.

Tuy nhiên, quyền Đại sứ Ukraine tại Đức, Andrey Melnik, nói với Die Welt rằng, Đức đã “bật đèn xanh” cho việc bán RCH-155.

“Berlin đã đồng ý bán pháo RCH-155 cho chúng tôi. Đây sẽ là sự bổ sung đáng kể cho sức mạnh quân đội Ukraine. Tôi hy vọng chính phủ Đức tiếp tục duy trì sự ủng hộ này”, ông Andriy Melnyk nói.

Theo Die Welt, mỗi khẩu pháo tự hành RCH-155 có giá khoảng 12 triệu USD.

Dẫn thông tin từ nhà sản xuất quốc phòng Đức Krauss Maffei Wegmann (KMW), Die Welt cho hay, những khẩu RCH-155 đầu tiên có thể được gửi đến Ukraine sớm nhất là 30 tháng nữa. Nguyên nhân của sự chậm chạp này được cho là do KMW phải chờ thêm “tín hiệu rõ ràng” từ chính phủ Đức.

Pháo RCH-155 sử dụng cùng loại đạn với pháo tự hành PzH 2000 do Đức sản xuất. Đức đã cung cấp 10 khẩu PzH 2000 cho Ukraine.

Được mệnh danh là “tay đấm bốc” trong làng pháo thế giới, RCH-155 do hãng KMW của Đức chế tạo và chỉ mới được biên chế cho quân đội nước này từ năm 2014. Có thể coi RCH-155 là bản nâng cấp của PzH 2000.

Đặt trên khung gầm xe bọc thép bánh lốp, mỗi hệ thống RCH-155 nặng khoảng 35 tấn, dài 10,5 mét (tính cả nòng pháo) và cao 3,5 mét. RCH-155 có thể chạy với vận tốc tối đa lên tới 103 km/giờ trên địa hình bằng phẳng, tầm hoạt động hơn 1.000 km. 

Đặc biệt, RCH-155 chỉ cần 2 người vận hành, trong khi các loại pháo khác cần 3 – 4 người. RCH-155 là pháo cần ít người vận hành nhất thế giới, nhưng khả năng chiến đấu không thua kém bất cứ loại pháo nào khác.

Lớp giáp của RCH-155 có thể chống được đạn cỡ nòng 14,5 mm và các mảnh bom văng. Vũ khí tấn công chính của loại pháo này là một khẩu pháo cỡ nòng 155mm. Tầm bắn của RCH-155 với đạn thông thường và đạn tăng tầm lần lượt là khoảng 30 km và 56 km. 

Chính Pháp – RT

Tin liên quan

Tin mới nhất

Thúc đẩy tài chính xanh – Hướng tới Mục tiêu Net-Zero tại Việt Nam

Thúc đẩy tài chính xanh – Hướng tới Mục tiêu Net-Zero tại Việt Nam

Nhằm chia sẻ tri thức và kinh nghiệm về phát triển tài chính xanh, dự kiến ngày 20/5 tới đây, Hội thảo quốc gia với chủ đề “Thúc đẩy tài chính xanh hướng tới mục tiêu Net-Zero của Việt Nam” sẽ được tổ chức tại Hà Nội. Sự kiện do Học viện Ngân hàng phối hợp cùng Tạp chí Doanh nghiệp và Kinh tế xanh, Tạp chí Kinh tế - Luật và Ngân hàng đồng tổ chức.

Những bài học nông thôn và triển vọng của văn chương về “tam nông” nhìn từ văn hóa

Những bài học nông thôn và triển vọng của văn chương về “tam nông” nhìn từ văn hóa

“Những bài học nông thôn” là một trong những thiên truyện ngắn đặc sắc nhất của Nguyễn Huy Thiệp. Mặc dầu gốc gác là cư dân chốn thị thành Kinh kỳ nhưng nhà văn luôn thắc thỏm “Mẹ tôi là nông dân, còn tôi sinh ở nông thôn”, “Tôi sinh ở làng quê, lớn lên ở làng quê”,... Phải có một nguyên cớ sâu xa nào đó nhà văn mới tạo ra những diễn ngôn đầy ngụ ý như thế vì “Văn chươ