Nga chính thức cắt giảm khí đốt sang châu Âu: Điện Kremlin nói gì?

Tập đoàn năng lượng Gazprom (Nga) đã cắt giảm công suất hoạt động của đường ống khí đốt Nord Stream 1 xuống còn 20%, đúng như thông báo trước đó.

Nga chính thức cắt giảm khí đốt sang châu Âu: Điện Kremlin nói gì? - 1

Việc Nga cắt giảm nguồn cung khiến giá khí đốt ở châu Âu tăng mạnh (ảnh:  Reuters)

Reuters đưa tin, vào khoảng 17 giờ hôm 27.7 (giờ địa phương), dòng khí đốt vận chuyển qua đường ống Nord Stream 1 đã giảm xuống chỉ còn 14,4 triệu kWh/h, chỉ bằng gần 1/2 công suất 28 kWh/h được ghi nhận một ngày trước đó – vốn chỉ bằng khoảng 40% công suất tối đa của đường ống.

Chủ tịch Klaus Muller của Cơ quan Mạng lưới Liên bang Đức (GFNA) đã xác nhận thông tin trên.

“Khí đốt hiện là một phần chính sách đối ngoại, thậm chí là cả quân sự của Nga”, ông Mueller cáo buộc.

Hôm 25.7, Gazprom thông báo cắt giảm khí đốt cung cấp qua đường ống Nord Stream 1 để bảo trì một số bộ phận.

Động thái cắt giảm khí đốt mới của Nga diễn ra chưa đầy 1 tuần, sau khi Nord Stream 1 hoạt động trở lại sau thời gian 10 ngày bảo trì (từ 11.7 – 21.7).

Bộ trưởng Tài chính Đức Christian Lindner tuyên bố, Berlin sẵn sàng sử dụng năng lượng hạt nhân để giải quyết tình trạng thiếu điện khi Nga cắt giảm khí đốt.

Hôm 26.7, các nước thành viên EU đã chấp thuận kế hoạch khẩn cấp nhằm hạn chế nguồn khí đốt tiêu thụ. Theo đó, mỗi nước thành viên EU sẽ tự nguyện giảm 15% lượng khí đốt tiêu thụ từ tháng 8 đến tháng 3 năm sau.

“Không có lý do kỹ thuật nào để Nga cắt giảm nguồn cung khí đốt”, Reuters dẫn lời Bộ trưởng Kinh tế Đức Robert Habeck.

Cơ quan Quản lý điện và khí đốt Đức cho hay, nước này đang tìm mọi cách để lấp đầy các kho dự trữ khí đốt “càng sớm càng tốt”.

Phát biểu trong cuộc họp báo hôm 27.7, Người phát ngôn Điện Kremlin Dmitry Peskov cho hay, Moscow mong muốn Gazprom cung cấp càng nhiều khí đốt cho châu Âu càng tốt.

Ông Dmitry nhấn mạnh, việc Gazprom cắt giảm khí đốt là do các lệnh trừng phạt từ phương Tây và lý do kỹ thuật.

“Gazprom cần cung cấp khí đốt càng nhiều càng tốt. Chúng tôi nắm được rằng, nguồn cung giảm xuống do vấn đề kỹ thuật”, ông Dmitry Peskov nói.

Sau thông tin Gazprom cắt giảm khí đốt, RT ghi nhận giá khí đốt ở châu Âu đã leo lên mức cao nhất kể từ tháng 3 năm nay. Hôm 27.7, giá khí đốt trên trung tâm giao dịch TTF (Hà Lan) đã vượt mức 2.500 USD/1.000 mét khối, tương đương với khoảng 239 USD trên mỗi megawatt/h.

Hôm 1.1, giá khí đốt ở châu Âu chỉ ở mức 640 USD/1.000 mét khối, tương đương với khoảng 60 USD trên mỗi megawatt/h.

Giá khí đốt ở châu Âu đã tăng gần gấp 4 lần trong năm nay. Hồi đầu tháng 3, giá khí đốt giao dịch ở châu Âu đạt mức 3.900 USD/1.000 mét khối.

Chính Pháp – Reuters

Tin liên quan

Tin mới nhất

Mitsubishi Xforce HEV:

Mitsubishi Xforce HEV: "Tia chớp" SUV hybrid hẹn tỏa sáng rực rỡ năm 2025

Mitsubishi Xforce HEV, mẫu SUV hybrid đầy hứa hẹn, sắp ra mắt tại Việt Nam trong năm 2025. Với thiết kế mạnh mẽ, tiết kiệm nhiên liệu vượt trội và tính năng an toàn hiện đại, Xforce HEV được kỳ vọng sẽ chiếm lĩnh phân khúc SUV hybrid và đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của người tiêu dùng.

Stefan Kubiak - Hồ Chí Toán, Đại úy quân đội nhân dân Việt Nam người Ba Lan

Stefan Kubiak - Hồ Chí Toán, Đại úy quân đội nhân dân Việt Nam người Ba Lan

Stefan Kubiak hay Hồ Chí Toán, là quân nhân Việt Nam gốc Ba Lan, từng bị bắt tham gia Binh đoàn Lê dương Pháp. Cuối năm 1946, ông cùng đơn vị được gửi sang Đông Dương để đàn áp phong trào đấu tranh giành độc lập của người Việt, đóng quân tại Nam Định. Tại đây, ông nhanh chóng chuyển hướng ủng hộ phong trào đấu tranh do Việt Minh lãnh đạo, tháng 4 năm 1947 ông đào ngũ, gia nhập quân đội

Truyện cổ tích: Cá sấu lên bờ

Truyện cổ tích: Cá sấu lên bờ

Trong cư dân cá sấu ấy có một cô nàng cá sấu, chưa có đi xa vùng đầm lầy này là mấy, chỉ bơi tới bơi lui từ đầu nguồn đến cuối nguồn.

Tòa nhà cao nhất thế giới từng bị bỏ hoang ở Trung Quốc sắp tiếp tục thi công sau một thập kỷ

Tòa nhà cao nhất thế giới từng bị bỏ hoang ở Trung Quốc sắp tiếp tục thi công sau một thập kỷ

Sau gần 10 năm nằm bất động vì khó khăn tài chính, tòa nhà chọc trời Goldin Finance 117 cao gần 600 mét ở Thiên Tân (Trung Quốc) sắp được thi công trở lại. Dự án này một thời là biểu tượng tham vọng của bất động sản Trung Quốc, nay được kỳ vọng sẽ góp phần vực dậy niềm tin vào thị trường đang khủng hoảng.