Nhật Bản là "đất nước Mặt trời mọc", vì sao đội tuyển bóng đá lại mặc áo xanh?

Nhiều đội tuyển quốc gia Nhật Bản thi đấu các môn như bóng chuyền, bóng ném đều sử dụng áo đấu màu đỏ (màu đại diện cho sắc mặt trời đỏ trên quốc kỳ Nhật), nhưng đội tuyển bóng đá nước này lại chọn màu áo xanh.

Nhật Bản là "đất nước Mặt trời mọc", vì sao đội tuyển bóng đá lại mặc áo xanh? - 1

Đội tuyển bóng đá Nhật Bản trong trận thắng 2 – 1 trước đội tuyển Tây Ban Nha hôm 1/12 (ảnh: ALJ)

Theo Mainichi (báo Nhật Bản), đội tuyển bóng đá Nhật Bản từ lâu đã thi đấu trong màu áo xanh đặc trưng. Tại World Cup 2022, nhiều hãng tin phương Tây gọi đội tuyển Nhật là “Samurai xanh” khi khen ngợi tinh thần thi đấu kiên cường của các cầu thủ Nhật. Áo đấu màu xanh lam đã được đội tuyển Nhật Bản sử dụng từ hơn 90 năm trước, trong những trận đấu đầu tiên.

Năm 1921, Hiệp hội Bóng đá Nhật Bản (JFA) được thành lập. Nhật Bản sau đó cử một đội tuyển bóng đá sinh viên đại diện cho đất nước thi đấu tại Giải vô địch các quốc gia Viễn Đông, tiền thân của Đại hội Thể thao châu Á (ASIAD) ngày nay.

Năm 1930, JFA thành lập đội tuyển bóng đá quốc gia và tuyển chọn cầu thủ trên toàn quốc để dự Giải vô địch các quốc gia Viễn Đông. Khi chuẩn bị đồng phục cho đội tuyển quốc gia, JFA chọn áo đấu màu xanh lam nhạt.

Theo Mainichi, có 2 giả thuyết về việc đội tuyển Nhật mặc đồng phục thi đấu màu xanh lam. Giả thuyết thứ nhất cho rằng, áo đấu màu xanh lam là màu đồng phục của các đội tuyển thể thao thuộc Đại học Hoàng gia Tokyo (nay là Đại học Tokyo). Đây là cơ sở đào tạo lứa cầu thủ đầu tiên cho đội tuyển bóng đá Nhật.

Giả thuyết còn lại cho rằng, đội tuyển bóng đá Nhật Bản mặc áo đấu màu xanh lam để thể hiện “vùng biển bao quanh đất nước”, trong khi nhiều đội tuyển khác muốn có đồng phục trùng với màu đỏ của Mặt trời.

Nhật Bản là "đất nước Mặt trời mọc", vì sao đội tuyển bóng đá lại mặc áo xanh? - 2

Cổ động viên bóng đá Nhật Bản ăn mừng (ảnh: ALJ)

Áo đấu màu xanh lam được đội tuyển Nhật Bản sử dụng trong thời gian dài, trước khi nhiều cường quốc bóng đá có xu hướng chọn đồng phục thi đấu trùng màu quốc kỳ. Từ năm 1988 – 1991, đội tuyển Nhật Bản đổi sang màu áo đỏ.

Tuy nhiên, sau khi đổi màu áo, đội tuyển Nhật Bản thi đấu không mấy ấn tượng. Trong vòng loại khu vực châu Á để tham dự World Cup 1990, đội tuyển Nhật Bản không thể giành vé. Trang phục thi đấu của họ lại đổi thành màu xanh lam quen thuộc.

Bên cạnh yếu tố lịch sử, nhiều người cũng cho rằng đội tuyển Nhật Bản chọn áo đấu màu xanh để tránh nhầm lẫn với nhiều đội bóng thường sử dụng trang phục màu đỏ trong khu vực châu Á, ví dụ như Hàn Quốc và Trung Quốc.

Chính Pháp – Mainichi

Tin liên quan

Tin mới nhất

"Vật bất ly thân" lốp dự phòng đang âm thầm biến mất: Chủ ô tô lợi hay hại?

Bánh dự phòng ô tô, vật dụng từng được xem là “bất ly thân” đang dần biến mất trên nhiều mẫu SUV đô thị thế hệ mới. Cuộc chuyển mình âm thầm nhưng có hệ thống này phản ánh những toan tính về chi phí, công nghệ và trải nghiệm người dùng, song cũng đặt ra không ít lo ngại thực tế, đặc biệt tại Việt Nam.

SUV hóa chiến binh: Kona N Line đấu Seltos X-Line, ai bá đạo hơn?

SUV hóa chiến binh: Kona N Line đấu Seltos X-Line, ai bá đạo hơn?

Khi các mẫu SUV đô thị không còn chỉ phục vụ di chuyển mà dần “khoác giáp” chiến binh, Hyundai Kona N Line và KIA Seltos X-Line nổi lên như hai kẻ tiên phong. Một bên thiên về sức mạnh và cảm xúc lái thuần khiết, một bên theo đuổi tiện nghi và cá tính đô thị.