Phương Tây không ngờ “tự chuốc đau đớn” khi áp đặt trừng phạt Nga?

Hơn 4 tháng kể từ khi xung đột ở Ukraine nổ ra, các quốc gia áp đặt lệnh trừng phạt nhằm vào Nga đang đối mặt với nỗi đau kinh tế ngày càng lớn.

Phương Tây không ngờ “tự chuốc đau đớn” khi áp đặt trừng phạt Nga? - 1

Người dân Nga mua kem tại một quầy hàng gần Quảng trường Đỏ ở Moscow vào tuần trước.

Giới chức Mỹ từng tuyên bố rằng hệ thống tài chính Nga sẽ sụp đổ nếu Moscow tấn công Kiev. Tổng thống Joe Biden hồi tháng 3 khẳng định các lệnh trừng phạt đang "nghiền nát nền kinh tế Nga" và "đồng rúp trở thành đống đổ nát", theo New York Times.

Ông Biden và các nhà lãnh đạo phương Tây hiện đang có mặt tại hội nghị thượng đỉnh G7, với trọng tâm là tìm cách “bóp nghẹt hơn nữa” nền kinh tế Nga.

Nhưng trong vài tháng qua, doanh thu từ dầu mỏ của Nga đã đạt kỷ lục nhờ giá năng lượng tăng. Sau khi lao dốc vào cuối tháng 2 và đầu tháng 3, đồng rúp tuần qua đã đạt giá trị cao nhất trong 7 năm so với đồng đô la.

"Hệ thống tài chính của Nga hoạt động bình thường trở lại sau một vài tuần lao đao", Elina Ribakova, chuyên gia tại Viện Tài chính Quốc tế ở Washington, nói. Bà nhấn mạnh rằng, “chiến lược cắt nguồn thu tài chính Nga để ngăn xung đột là cách nghĩ ngây thơ”.

Theo New York Times, Mỹ và phương Tây không kì vọng các lệnh trừng phạt có thể khiến xung đột chấm dứt ngay lập tức, nhưng cũng không ngờ rằng trừng phạt Nga lại khiến chính các nước này chịu áp lực như hiện tại.

Phương Tây không ngờ “tự chuốc đau đớn” khi áp đặt trừng phạt Nga? - 2

Giá xăng tại nhiều nơi ở Mỹ đã vượt mức 5 USD/gallon.

Bất chấp những đảm bảo ban đầu rằng lệnh trừng phạt không ảnh hưởng tới hoạt động xuất nhập khẩu năng lượng, Mỹ đã cấm nhập dầu Nga và Liên minh châu Âu (EU) cũng công bố kế hoạch giảm 90% dầu nhập khẩu từ Nga vào cuối năm nay. Những động thái này đã góp phần đẩy giá năng lượng tăng cao ở châu Âu, trong khi nhiều bang ở Mỹ cũng ghi nhận giá xăng tăng kỷ lục 5 USD/gallon.

Giá xăng dầu, lạm phát, chi phí sinh hoạt tăng đang là thách thức đối với đảng Dân chủ trong cuộc bầu cử Quốc hội giữa kỳ ở Mỹ vào cuối năm nay. Đảng Cộng hòa có thể tận dụng điều này làm đòn công kích. 

Trong khi đó, châu Âu đối mặt với nguy cơ về mùa đông lạnh giá khi Nga có thể cắt hoàn toàn nguồn cung khí đốt.

Các lệnh trừng phạt của Mỹ và phương Tây cũng gián tiếp tạo điều kiện cho Trung Quốc và Ấn Độ mua dầu của Nga với giá chiết khấu.

"Các biện pháp trừng phạt chắc chắn không ngăn được Nga tiếp tục các hoạt động quân sự ở Ukraine", Alina Polyakova, chủ tịch Trung tâm Phân tích Chính sách châu Âu, nói. Quân đội Nga thậm chí còn đang tăng đà tiến ở chiến trường đông Ukraine và tiến gần hơn tới mục tiêu kiểm soát hoàn toàn vùng Donbass.

Andrew Weiss, chuyên gia am hiểu về Nga, phó chủ tịch phụ trách nghiên cứu tại Quỹ Carnegie vì Hòa bình Quốc tế, nói một phần của vấn đề là do nền kinh tế của các nước phương Tây dễ bị tổn thương hơn dự đoán. 

Theo các chuyên gia, Mỹ và phương Tây ban đầu theo đuổi chiến lược trừng phạt Nga có giới hạn. Nhưng sức kháng cự mạnh mẽ của Ukraine và sự quyết tâm của Nga khiến xung đột kéo dài lâu hơn dự đoán.

"Kế hoạch trừng phạt ban đầu của phương Tây nhằm làm tê liệt Nga đã mâu thuẫn với thực tế khi xung đột nổ ra. Các lãnh đạo phương Tây đã bắt đầu làm những việc mà ban đầu họ không muốn làm, như áp đặt lệnh trừng phạt với lĩnh vực dầu khí Nga", ông Weiss nói.  

Phương Tây không ngờ “tự chuốc đau đớn” khi áp đặt trừng phạt Nga? - 3

Binh sĩ Ukraine sử dụng pháo tự hành tấn công mục tiêu Nga ở miền đông.

Ở Nhà Trắng, chính quyền Tổng thống Mỹ Joe Biden vẫn cố gắng vớt vát một chiến thắng, theo New York Times. Giới chức Mỹ cảnh báo không nên đánh giá thấp cú sốc kinh tế mà Nga phải gánh chịu. 

Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken nói các nhà kinh tế dự đoán GDP của Nga sẽ giảm 10-15% trong năm nay. "Moscow đã ngăn suy thoái kinh tế bằng các biện pháp chưa từng thấy để hỗ trợ đồng rúp, nhưng những chiến thuật đó không bền vững khi các biện pháp trừng phạt và hạn chế thương mại của phương Tây phát huy hiệu quả đầy đủ", ông Blinken nói.

Ông Blinken nói vật tư, nguyên liệu tích trữ của các xí nghiệp, nhà máy Nga sẽ sớm cạn kiệt, khiến người dân nước này rơi vào cảnh thiếu thốn.

Nhưng một câu hỏi đặt ra hiện tại là liệu Mỹ và phương Tây có thể kiên trì theo đuổi các biện pháp trừng phạt Nga trong bao lâu nữa, theo New York Times.

"Đến một lúc nào đó, các biện pháp trừng phạt trở thành trò chơi chờ đợi, rằng người Nga có thể chống đỡ những gì và chống Âu có thể chấp nhận tổn hại đến mức nào”, ông Biden nói, đề cập thêm rằng vấn đề này sẽ được thảo luận tại hội nghị thượng đỉnh G7.

Theo New York Times, các quốc gia châu Âu đang ngày càng chia rẽ về việc áp đặt thêm vòng trừng phạt tiếp theo nhằm vào Nga.

"Tôi nghĩ rằng chúng ta đã đạt đến giới hạn chính trị của các lệnh trừng phạt", Gerard DiPippo, cựu quan chức tình báo Mỹ và hiện là thành viên cấp cao của Trung tâm Chiến lược và Nghiên cứu Quốc tế, nói. "Các biện pháp trừng phạt mới có lẽ không cần thiết và chắc chắn là không đủ để mang tới một kết thúc chấp nhận được cho xung đột”.

Đăng Nguyễn - NYT

Tin liên quan

Tin mới nhất

Sôi động cuộc thi “Sáng tác cùng Dế” – Hồi hộp chờ đợi lễ trao giải quý

Sôi động cuộc thi “Sáng tác cùng Dế” – Hồi hộp chờ đợi lễ trao giải quý

Tháng 7/2025, Cuộc thi “Sáng tác cùng Dế” - sân chơi sáng tạo dành cho các em học sinh từ 6 đến 16 tuổi trên toàn quốc đang bước vào giai đoạn cao trào khi hàng ngàn bài dự thi đầy tâm huyết, độc đáo đã được gửi về từ khắp mọi miền đất nước. Không khí chuẩn bị cho lễ trao giải quý đang trở nên nóng hơn bao giờ hết, thu hút sự quan tâm lớn từ phụ huynh, thầy cô và đông đảo các

Đường đời, đường văn Hà Phạm Phú

Đường đời, đường văn Hà Phạm Phú

Hà Phạm Phú sinh ngày 15/9/1943 trong một gia đình nông dân ở làng Hạ Đan, xã Đan Hà, huyện Hạ Hòa, một vùng quê hẻo lánh thuộc tỉnh Phú Thọ, nên tuổi thơ của anh ít điều kiện được học hành chu đáo. Mãi đến sau ngày hòa bình lập lại mới được cắp sách đến trường, rồi khi lên học ở trường cấp III Hùng Vương, Hà Phạm Phú mới có điều kiện tiếp cận văn học. Đặc biệt, sự cuố

Giá đồng tăng kỷ lục vì thuế nhập khẩu 50% của ông Trump

Giá đồng tăng kỷ lục vì thuế nhập khẩu 50% của ông Trump

Kế hoạch áp thuế 50% lên đồng nhập khẩu của Tổng thống Donald Trump đã khiến giá đồng tăng vọt lên mức cao chưa từng thấy. Nhưng đằng sau đó là những hệ lụy có thể ảnh hưởng sâu rộng đến nền kinh tế Mỹ — từ sản xuất, xây dựng cho đến túi tiền của người tiêu dùng.

Lý tưởng, tình yêu và khát vọng cống hiến của nữ bác sĩ Đặng Thùy Trâm qua cuốn nhật ký thứ ba

Lý tưởng, tình yêu và khát vọng cống hiến của nữ bác sĩ Đặng Thùy Trâm qua cuốn nhật ký thứ ba

Cuốn sách “Đặng Thùy Trâm và cuốn nhật ký thứ ba” không chỉ là tư liệu quý mở rộng thêm những lát cắt sâu sắc về tâm hồn, lý tưởng và cuộc đời của nữ bác sĩ, liệt sĩ, Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân Đặng Thùy Trâm, mà còn là kết tinh của hành trình gìn giữ đầy tâm huyết từ những người thân trong gia đình bà. Qua từng trang viết được sưu tầm và lưu giữ công phu suốt n

Thể lệ Cuộc thi sáng tác biểu trưng (logo) Đảng uỷ Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể Trung ương và biểu trưng (logo) Đại hội đại biểu Đảng bộ Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể Trung ương lần thứ I, nhiệm kỳ 2025 - 2030

Thể lệ Cuộc thi sáng tác biểu trưng (logo) Đảng uỷ Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể Trung ương và biểu trưng (logo) Đại hội đại biểu Đảng bộ Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể Trung ương lần thứ I, nhiệm kỳ 2025 - 2030

Thiết thực chào mừng Đại hội Đảng bộ Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể Trung ương lần thứ nhất-nhiệm kỳ 2025-2030, thực hiện công văn số 59-CV/ĐULH ngày 15/7/2025 của Đảng uỷ Liên hiệp các Hội Văn học nghệ thuật Việt Nam về việc giao nhiệm vụ tổ chức cuộc thi. Thời báo Văn học nghệ thuật, Quỹ hỗ trợ sáng tạo Văn học nghệ thuật Việt Nam, phối hợp với Chi bộ Hội Mỹ thuật V