Vệ tinh hiện đại của TQ giám sát vụ rò rỉ Nord Stream chính xác hơn của phương Tây?

Theo các nhà nghiên cứu, Trung Quốc đã sử dụng công nghệ vệ tinh mới để thu được ước tính chính xác sớm nhất về thiệt hại của vụ rò rỉ 2 đường ống Nord Stream. 

Vệ tinh hiện đại của TQ giám sát vụ rò rỉ Nord Stream chính xác hơn của phương Tây? - 1

Mặt biển nơi xảy ra vụ rò rỉ 2 đường ống Nord Stream ngày 26/9. Ảnh: AP

Sau vụ rò rỉ ở 2 đường ống khí đốt Nord Stream hôm 26/9, chính phủ Trung Quốc đã chỉ thị sử dụng một trong những vệ tinh quan sát Trái đất tiên tiến nhất của nước này để xác định xem có bao nhiêu khí metan (gây hiệu ứng nhà kính) bị xả vào bầu khí quyển. 

Hầu hết các vệ tinh giám sát khí gây hiệu ứng nhà kính chỉ có thể đo tổng lượng khí trên các khu vực rộng lớn, nhưng các nhà khoa học Trung Quốc cho biết, họ có thể đo được ở các khu vực nhỏ hơn. Các nhà khoa học này không cung cấp chi tiết về vấn đề này. 

Ngày 1/10, nhà điều hành vệ tinh GHGSat (Canada) đã công bố ước tính thiệt hại đầu tiên của vụ rò rỉ dựa trên dữ liệu vệ tinh thu thập từ ngày hôm trước. Theo đó, một điểm bị hư hại ở đường ống Nord Stream 2 bị rò rỉ mỗi giờ khoảng 20 tấn khí đốt.

Nhưng dữ liệu do vệ tinh Gaofen 5-02 của Trung Quốc thu thập được tại cùng điểm rò rỉ và thời gian cho thấy, lượng khí bị rò rỉ có thể lên tới 70 tấn mỗi giờ.

Trong một tuyên bố được đăng trên trang web của Viện Vật lý Kỹ thuật Thượng Hải, thuộc Học viện Khoa học Trung Quốc, vào ngày 3/10, một nhóm nhà nghiên cứu Trung Quốc cho biết, họ tự tin về kết quả thu được. 

"Việc giám sát chính xác lượng khí metan từ không gian là một thách thức với cả thế giới. Các siêu camera trên vệ tinh Gaofen 5-02 và các nền tảng vệ tinh khác đã được chứng minh là thành công trong việc giám sát lượng khí metan nhiều lần trước đây", một tuyên bố của nhóm nhà khoa học Trung Quốc nêu. 

Ngày 5/10,  nhà điều hành vệ tinh GHGSat của Canada cho biết, số liệu ban đầu họ công bố ngày 1/10 chưa chính xác. Con số mà GHGSat cập nhật là 79 tấn khí đốt mỗi giờ. 

Vệ tinh Gaofen 5-02, được phóng vào vũ trụ từ tháng 9/2021, có các cảm biến hồng ngoại siêu nhạy, có thể truy tìm nguồn gốc của các đám mây có khí metan trong bầu khí quyển. 

Gaofen 5-02 được Hiệp hội các ứng dụng Viễn thám Trung Quốc ca ngợi là bước đột phá lớn trong ngành công nghệ viễn thám vì công nghệ của các nước khác chưa thể phát hiện và đo lượng khí metan với độ chính xác cao như vệ tinh này.

Theo SCMP, Trung Quốc đã phóng một số vệ tinh tiên tiến trong những năm gần đây để xây dựng riêng cơ sở dữ liệu về khí hậu toàn cầu. 

Bắc Kinh ngày càng quan tâm đến dữ liệu khí hậu và từng bày tỏ lo ngại rằng các đánh giá về biến đổi khí hậu quốc tế chủ yếu dựa vào các bộ dữ liệu của phương Tây và không mang lại nhiều lợi thế cho Trung Quốc. 

Lâm Nhã Du - SCMP

Tin liên quan

Tin mới nhất

4 con giáp vừa giàu vừa may tháng 7 này

4 con giáp vừa giàu vừa may tháng 7 này

Bước sang tháng 7, tử vi nói rằng những người thuộc 4 con giáp dưới đây sẽ chính thức nói lời tạm biệt với những khó khăn, đón chào một giai đoạn bứt phá ngoạn mục trong sự nghiệp. Với tài lộc dồi dào, mọi muộn phiền sẽ tan biến, họ mở ra một cuộc sống thịnh vượng và đầy hứa hẹn.

Hoàn cảnh ra đời một bài hát

Hoàn cảnh ra đời một bài hát

Cách đây 42 năm, vào ngày 30/8/1983, Tỉnh ủy tỉnh Cửu Long ban hành Nghị quyết số 177/NQ -TU về việc thành lập Hội Văn học nghệ thuật tỉnh Cửu Long. Nghị quyết nêu rõ trong khi chưa tiến hành đại hội để bầu cử Ban chấp hành và các cơ quan của hội, Ban Thường vụ Tỉnh ủy chỉ định Ban chấp hành lâm thời và Ban biên tập Báo Văn nghệ Cửu Long. Đồng chí Huỳnh Anh Kiệt (nhạc sĩ Xuân Điề