Ngứa vùng kín khi mang thai báo hiệu bệnh gì?
Sự thay đổi về nội tiết tố đi kèm với thói quen vệ sinh vùng kín không đúng cách khiến các mẹ bầu thường rất hay gặp phải tình trạng viêm nhiễm phụ khoa. Bệnh lý này nếu không được phát hiện và khắc phục kịp thời có thể gây ảnh hưởng đến sức khỏe của cả mẹ và thai nhi. Cùng tìm hiểu nguyên nhân, dấu hiệu và cách khắc phục viêm nhiễm phụ khoa khi mang thai ngay trong bài viết hôm nay.
Nguyên nhân viêm nhiễm phụ khoa khi mang thai
Tình trạng vùng kín bị viêm nhiễm có thể bắt gặp ở nhiều lứa tuổi khác nhau. Tuy nhiên phụ nữ mang thai luôn là đối tượng có nguy cơ mắc bệnh cao hơn do sự thay đổi của nội tiết tố khiến vùng kín trở nên nhạy cảm hơn.
Viêm nhiễm phụ khoa khi mang thai khiến các mẹ lo lắng
Cụ thể, các nguyên nhân gây viêm nhiễm phụ khoa khi mang thai bao gồm:
Nguyên nhân gián tiếp:
- Do chị em vệ sinh vùng kín không đúng cách như: dùng xà phòng có tính tẩy rửa mạnh, thụt rửa sâu bên trong âm đạo,…
- Do quan hệ tình dục không có biện pháp an toàn: lây nhiễm vi khuẩn từ chồng, không vệ sinh sau giao hợp,…
- Do sự thay đổi nội tiết tố, stress, mệt mỏi,…
Nguyên nhân trực tiếp:
- Do nhiễm nấm Candida: Trong quá trình mang thai, nội tiết tố trong cơ thể phụ nữ bị rối loạn, gây mất cân bằng độ pH âm đạo, tạo điều kiện thuận lợi cho nấm Candida phát triển, dẫn đến viêm nhiễm phụ khoa.
- Do vi khuẩn Bacterial Vaginosis: Sự thay đổi hormone khiến vi khuẩn tự nhiên trong môi trường âm đạo phát triển quá mức bình thường, hại khuẩn lấn át lợi khuẩn gây viêm nhiễm vùng kín.
- Do lậu cầu khuẩn: Người mẹ mắc bệnh lậu trong quá trình mang bầu gây viêm phụ khoa khi mang thai mãn tính.
Các dấu hiệu nhận biết viêm nhiễm phụ khoa khi mang thai
Mẹ bầu có thể nhận biết viêm nhiễm phụ khoa thông qua các dấu hiệu sau đây:
- Huyết trắng ra nhiều bất thường.
- Khí hư có mùi hôi tanh hoặc mùi chua cực kỳ khó chịu.
- Khí hư có bọt hoặc vón cục lại màu trắng như bã đậu bám trên quần lót.
- Khí hư có màu sắc lạ như màu xanh, vàng, đôi khi kèm theo các sợi tia máu nhỏ.
- Vùng kín ngứa ngáy khó chịu.
- Có cảm giác đau, nóng rát khi quan hệ tình dục hoặc khi tiểu tiện.
- Môi âm đạo bị sưng, tấy đỏ hoặc nổi mẩn.
Viêm nhiễm phụ khoa có ảnh hưởng đến thai nhi không?
Điều mà nhiều chị em phụ nữ quan tâm là bệnh lý này có gây ảnh hưởng đến thai nhi không. Câu trả lời là tùy vào mức độ và nguyên nhân gây bệnh mà tình trạng viêm nhiễm phụ khoa khi mang thai sẽ có sự ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ và thai nhi.
Nếu phát hiện và khắc phục kịp thời, viêm nhiễm phụ khoa sẽ không ảnh hưởng đến thai nhi
Nếu tình trạng bệnh nhẹ và được khắc phục kịp thời sẽ chỉ gây cảm giác khó chịu, ngứa ngáy, mệt mỏi cho người mẹ mà thôi. Tuy nhiên nếu bệnh trở nặng do sự chủ quan hoặc khắc phục không đúng cách, viêm nhiễm phụ khoa có thể gây biến chứng, ảnh hưởng trực tiếp đến thai nhi. Cụ thể:
- Một số trường hợp bệnh nặng có thể gây sảy thai.
- Viêm nhiễm phụ khoa ở 3 tháng cuối (tam cá nguyệt thứ 3) có thể khiến mẹ bị chuyển dạ sinh non, vỡ ối sớm, thai nhẹ cân.
- Viêm nhiễm phụ khoa do lậu cầu khuẩn có thể bị lây sang thai nhi. Khi sinh nở, nếu vi khuẩn bám vào mắt bé có thể dẫn đến nhiễm trùng mắt, thậm chí mù mắt.
- Thai phụ bị nhiễm xoắn khuẩn giang mai có thể gây sảy thai muộn, đẻ non, thai chết lưu.
Cách phòng ngừa và khắc phục viêm nhiễm phụ khoa khi mang thai
Viêm nhiễm phụ khoa khi mang thai có ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe, tâm lý của mẹ và thai nhi. Do vậy mà các mẹ cần chủ động phòng ngừa và theo dõi để phát hiện bệnh sớm, có xu hướng xử lý kịp thời.
Cách phòng ngừa
- Giữ cho vùng kín luôn khô ráo sạch sẽ bằng cách vệ sinh vùng kín hàng ngày với nước sạch hoặc dung dịch vệ sinh làm sạch dịu nhẹ, có độ pH cân bằng và bổ sung các thành phần thiên nhiên chống ngứa, kháng khuẩn, khử mùi như dung dịch vệ sinh Smoovy. Sau khi vệ sinh cần phải thấm khô bằng khăn bông sạch ngay.
- Không mặc quần lót ẩm ướt hoặc quá chật, thay quần lót 2 lần/ngày.
- Quần lót sau khi thay nên giặt ngay và phơi dưới ánh nắng mặt trời để tiêu diệt hết vi khuẩn gây hại.
- Hạn chế tắm bồn quá lâu hoặc ngâm mình trong những nguồn nước không đảm bảo vệ sinh.
- Không thụt rửa sâu âm đạo, không sử dụng xà phòng tắm để làm sạch vùng kín.
- Khi đi đại tiện nên lau từ trước ra sau để tránh đưa vi khuẩn từ hậu môn lên âm đạo. Khi tiểu tiện nên dùng giấy sạch thấm khô nước.
- Nếu bị viêm nhiễm vùng kín trước khi mang thai, các chị em cần phải khắc phục dứt điểm bệnh để đảm bảo an toàn cho mẹ và bé sau này.
Nếu tình trạng ngứa đã tiến triển nặng, các chị em nên tới cơ sở y tế chuyên khoa hoặc phòng khám phụ khoa uy tín để được thăm khám và hướng dẫn khắc phục. Trước khi khắc phục bệnh, các bạn nên hỏi rõ bác sĩ về những ảnh hưởng của bệnh và tác dụng phụ của thuốc đến thai nhi để đưa ra quyết định đúng đắn nhất.
Trên đây là một số thông tin hữu ích về viêm nhiễm phụ khoa trong khi mang thai. Nắm được nguyên nhân, dấu hiệu và cách khắc phục, phòng ngừa sẽ đảm bảo an toàn cho sức khỏe của mẹ và thai nhi.
Hotline: 1900 6436
Fanpage: https://www.facebook.com/smoovyvietnam
Shopee: https://bit.ly/3M6RLNR
Bình luận