Trưởng khoa Tim mạch kể về áp lực nơi phòng can thiệp: Có đêm chúng tôi chính là người “đau tim” nhất!

Giữa màn đêm tĩnh lặng, phòng trực Khoa Tim mạch, BV Hồng Ngọc vẫn sáng đèn. Tại đây, mỗi giây đều là cuộc chiến sinh tử, nơi các bác sĩ không chỉ cứu sống những trái tim lỗi nhịp mà còn đối mặt với thử thách khắc nghiệt nhất của nghề y.

Dù đã hẹn trước với ThS.BS Nguyễn Văn Hải – Trưởng khoa Tim mạch Can thiệp, Bệnh viện Hồng Ngọc, tôi vẫn phải chờ đợi khá lâu mới được gặp, để lắng nghe những chia sẻ của anh.

Trong lĩnh vực tim mạch, mỗi ca cấp cứu là một trận chiến với thời gian, những quyết định chính xác, nhanh chóng trở thành yếu tố sống còn. Chỉ một chẩn đoán chậm trễ hay một thao tác không chính xác đều có thể dẫn đến hậu quả nghiêm trọng. Trong những khoảnh khắc căng thẳng ấy, bác sĩ tim mạch không chỉ cần kiến thức và kinh nghiệm mà còn phải có bản lĩnh, sự bình tĩnh để xử lý mọi tình huống, khơi thông dòng máu, giành lại nhịp đập trái tim cho bệnh nhân.

Trưởng khoa Tim mạch kể về áp lực nơi phòng can thiệp: Có đêm chúng tôi chính là người “đau tim” nhất! - 1

BS Hải thăm khám cho bệnh nhân sau khi can thiệp tim mạch

“Nghề” can thiệp tim mạch vất vả nhưng đầy ý nghĩa...

Khi bước vào con đường trở thành bác sĩ tim mạch, ThS.BS Nguyễn Văn Hải chưa từng hình dung rằng mỗi y lệnh trong thời khắc của mình lại quyết định đến một sinh mạng. Chỉ cần một chút chậm trễ, trái tim bệnh nhân có thể ngừng đập mãi mãi. Cuộc chiến sinh tử này không cho phép sự chần chừ hay sai sót.

Theo thống kê số ca mắc bệnh tim mạch ở nước ta tăng trung bình khoảng 10-20% mỗi năm, với khoảng 200.000 người tử vong. Đây là bệnh lý gây tử vong nhiều nhất được ví như “kẻ giết người số 1 thế giới” vượt số người mất vì ung thư. Đáng sợ hơn, nhiều ca cấp cứu vì nhồi máu cơ tim đôi khi không có dấu hiệu cảnh báo rõ ràng, xảy ra không chọn thời gian, không chọn không gian và di chứng để lại vô cùng nặng nề. Vì vậy làm bác sĩ Cấp cứu và can thiệp tim mạch là hành trình đầy căng thẳng, nơi mà từng giây phút trôi qua đều mang ý nghĩa sống còn. Bác sĩ Hải tim mạch thường chia sẻ, có những ca cấp cứu, bác sĩ mới là những người “đau tim” nhất. Mỗi thao tác từ việc đưa ống thông đến đặt stent, mỗi lần tiếp cận động mạch đều đòi hỏi sự chính xác tuyệt đối. Một sai lầm dù nhỏ cũng có thể gây tổn thương nghiêm trọng, thậm chí đánh đổi bằng mạng sống của bệnh nhân. Vì vậy, đây không phải là nơi dành cho những “bước chân” do dự, mà là cuộc đấu trí căng thẳng, là cuộc chạy đua với thời gian.

Trưởng khoa Tim mạch kể về áp lực nơi phòng can thiệp: Có đêm chúng tôi chính là người “đau tim” nhất! - 2

Ê kíp y bác sĩ BV Hồng Ngọc trong một ca cấp cứu can thiệp tim mạch

Những ca phẫu thuật phức tạp kéo dài hàng giờ đòi hỏi bác sĩ phải dồn hết tâm trí, thậm chí sau khi rời phòng mổ, suy nghĩ vẫn gắn chặt với sự ổn định của bệnh nhân. Đêm thức trắng, đôi mắt dõi theo từng chỉ số để điều chỉnh thuốc, y lệnh , đảm bảo nhịp tim luôn ổn định - tất cả đều là thử thách mà người bác sĩ tim mạch phải đối diện mỗi ngày.

Nhưng chính trong những thử thách đó, bác sĩ Hải đã tìm thấy giá trị thực sự của nghề: “Đứng trước một bệnh nhân đột quỵ hay ngưng tim, chúng tôi không có nhiều thời gian để phân vân hay lựa chọn sai lầm. Mỗi giây trôi qua là sự sống của bệnh nhân đặt cả vào đôi tay và khối óc của chúng tôi. Chính điều đó khiến nghề bác sĩ tim mạch thật sự vất vả nhưng cũng vô cùng ý nghĩa”. BS Hải chia sẻ.

Nuôi dưỡng động lực từ những nhịp đập trái tim được hồi sinh

Bác sĩ Hải nhớ mãi hình ảnh bệnh nhân 31 tuổi bị nhồi máu cơ tim được chuyển vào BV cấp cứu: “Sau khi thăm khám nhanh, chẩn đoán bệnh nhân bị nhồi máu cơ tim cấp, tôi vô cùng bất ngờ. Đây là ca bệnh nhồi máu cơ tim ở độ tuổi còn rất trẻ, điều mà bác sĩ tim mạch rất hiếm gặp. Sau này, khi được bạn ấy chia sẻ về câu chuyện cuộc đời của mình, đã làm tôi ám ảnh đến bây giờ”.

Với tất cả tâm huyết và sự tập trung cao độ, bác sĩ Hải cùng ê kíp tại Bệnh viện Hồng Ngọc đã thành công đưa bệnh nhân vượt qua lằn ranh sinh tử. Đặc biệt, trong suốt quá trình điều trị, khi không có người thân bên cạnh, đội ngũ y bác sĩ của Hồng Ngọc đã tận tâm chăm sóc từng bữa ăn, giấc ngủ, khiến bệnh nhân xúc động và mở lòng chia sẻ câu chuyện đời mình. Bệnh nhân kể rằng, từ năm 12 tuổi, sau khi bố mẹ ly hôn, bệnh nhân đã bắt đầu hút thuốc lá để lấp đầy nỗi buồn gia đình. Kể đến đây, bác sĩ Hải không khỏi chạnh lòng: “Tôi nhắn nhủ chàng trai trẻ rằng, bây giờ khi trái tim còn đập, cậu đang có một cơ hội làm lại cuộc đời. Hãy nghĩ cho gia đình hiện tại, cho những đứa con nhỏ của chính mình, nếu không còn cha bên cạnh chúng sẽ chơi vơi giống cậu trước đây. Bệnh nhân sau khi nghe tôi nói đã bật khóc và dứt khoát từ bỏ thuốc lá.”

Một trường hợp khác, cũng khiến Bác sĩ Hải rất day dứt, đó là cụ ông 75 tuổi mắc tiểu đường biến chứng tim mạch. Khi được đưa vào cấp cứu, cụ đã bị đột quỵ tim, tình trạng vô cùng nghiêm trọng. “Chúng tôi đã cố gắng hết sức cứu được tính mạng cụ nhưng vì đưa vào viện quá muộn đã để lại di chứng suy tim mãn tính” bác sĩ Hải chia sẻ.

Trưởng khoa Tim mạch kể về áp lực nơi phòng can thiệp: Có đêm chúng tôi chính là người “đau tim” nhất! - 3

Bác sĩ Hải luôn theo dõi sát diễn biến của bệnh nhân

Bác sĩ Hải nhớ như in, trước khi xuất viện, cụ ông nắm tay bác sĩ Hải thổ lộ: “Tôi đã thấy đau ngực từ lâu, biết mình không khỏe nhưng không có điều kiện thăm khám nên cứ để vậy, giờ đây mọi thứ đã muộn ..”

Hình ảnh cụ ông rưng rưng nước mắt, bóng dáng nhỏ bé trên chiếc xe đẩy dần bé lại phía cuối hành lang đã làm bác sĩ đau đáu mãi về sau.

Chia sẻ câu chuyện này, bác sĩ Hải không giấu nổi sự xúc động: “Trường hợp này vô cùng đáng tiếc, nếu được thăm khám tim mạch sớm hơn chắc chắn bệnh nhân sẽ được can thiệp kịp thời, đây là sự cảnh tỉnh với những người thuộc nhóm đối tượng nguy cơ mắc bệnh tim mạch cao như: tiểu đường, huyết áp, bệnh lý gan thận… nhưng lại chủ quan. Tôi hy vọng rằng câu chuyện này sẽ nhắc nhở mọi người cần thăm khám sức khỏe tim mạch trước bất cứ dấu hiệu nào, vì biến chứng của nó vô cùng nặng nề, thậm chí tử vong”. Vì vậy, đừng để những căn bệnh hoàn toàn có thể phòng ngừa và phát hiện sớm được lại âm thầm hủy hoại cuộc sống mà chúng ta đáng được tận hưởng.

Hơn cả điều trị, đó là tâm huyết phòng bệnh tim mạch cho cộng đồng

Sau nhiều năm gắn bó với nghề, bác sĩ Hải không chỉ coi mình là một bác sĩ, mà còn là bạn, là người đồng hành tận tụy của từng bệnh nhân. Mỗi khi đưa một trái tim vượt qua lằn ranh sinh tử, bác sĩ Hải cảm nhận sâu sắc ý nghĩa của việc tái sinh một cuộc đời.

Trưởng khoa Tim mạch kể về áp lực nơi phòng can thiệp: Có đêm chúng tôi chính là người “đau tim” nhất! - 4

Theo BS Hải, khám tim mạch định kỳ là vô cùng quan trọng

Bác Hải chia sẻ với chúng tôi: “Điều tôi luôn mong muốn là mọi người hiểu rõ hơn về sự nguy hiểm của bệnh tim mạch, từ đó biết cách phòng ngừa. Bác sĩ không chỉ muốn điều trị tốt mà còn muốn lan tỏa kiến thức đẩy lùi bệnh tim mạch đến cộng đồng. Tôi hiểu rằng, nếu mọi người ý thức hơn trong việc chăm sóc trái tim mình từ sớm, thì sẽ có ít bệnh nhân phải trải qua những ca cấp cứu nguy hiểm như bác sĩ từng đối mặt.” Vì vậy, khi thăm khám cho bệnh nhân, Bác sĩ Hải luôn nhấn mạnh tầm quan trọng của việc kiểm tra sức khỏe tim mạch định kỳ và nhận biết sớm các yếu tố nguy cơ, không chủ quan với dấu hiệu nào, dù nhỏ nhất. Bởi “điều trị bệnh tim mạch là một hành trình khó khăn nên phòng ngừa sẽ giúp chúng ta tránh phải đi con đường đầy chông gai ấy,” bác sĩ chia sẻ.

Dù trải qua biết bao áp lực và những giây phút sinh tử, tình yêu nghề và sự tận tâm của một bác sĩ tim mạch vẫn chưa bao giờ vơi đi trong lòng bác sĩ Hải. Với bác sĩ, mỗi trái tim được cứu sống là một lần khẳng định giá trị của nghề y, một niềm tự hào khó diễn tả thành lời. Khi đang chia sẻ dở câu chuyện cùng tôi, tiếng chuông báo động cấp cứu đột ngột vang lên. Không chút do dự, bác sĩ Hải vội vã xin lỗi rồi nhanh chóng rời đi, bước chân dứt khoát hướng về phòng cấp cứu - nơi một trái tim khác lại đang cần bác sĩ đồng hành “chiến đấu”.

Tin liên quan

Tin mới nhất

Lịch sử Hà Nội khi được soi chiếu qua lăng kính tài liệu lưu trữ

Lịch sử Hà Nội khi được soi chiếu qua lăng kính tài liệu lưu trữ

Cuốn sách “Hà Nội thời cận đại – từ nhượng địa đến thành phố (1873-1945)” của nhà nghiên cứu Đào Thị Diến là một nghiên cứu công phu và toàn diện về sự “thay da đổi thịt” của Hà Nội trong quá trình trở thành một thành phố hiện đại kiểu phương Tây, trở thành thủ phủ của Liên bang Đông Dương thuộc Pháp vào cuối thế kỷ 19, đầu thế kỷ 20. Cuốn sách vừa là một công tr

Khám bệnh, phát thuốc miễn phí và tặng quà cho người dân bị ảnh hưởng do bão Yagi

Khám bệnh, phát thuốc miễn phí và tặng quà cho người dân bị ảnh hưởng do bão Yagi

Trước thiệt hại do ảnh hưởng của cơn bão số 3 (Yagi, đặc biệt sau khi lũ rút, là cơ hội để nhiều mầm bệnh phát triển gây ảnh hưởng đến sức khỏe của người dân các tỉnh miền núi phía Bắc. Từ ngày 22-25/9/2024 ClB Kết nối tình nguyện toàn quốc đã kết nối các đơn vị tài trợ tổ chức khám bệnh, cấp phát thuốc miễn phí và tặng quà cho hàng nghìn người dân bị ảnh hưởng do mưa,