Chủ tịch Liên hiệp các Hội Văn học nghệ thuật Việt Nam dự Lễ kỷ niệm 70 năm ngày thành lập Đảng bộ xã Gia Điền

Xã Gia Điền là nơi lắng đọng những ân tình kháng chiến, cũng là nơi đóng trụ sở đầu tiên của Hội Văn nghệ Việt Nam, tiền thân của Liên hiệp các Hội Văn học nghệ thuật Việt Nam ngày nay.

Chiều 3/11, Đảng bộ xã Gia Điền long trọng tổ chức Lễ kỷ niệm 70 năm ngày thành lập Đảng bộ (3/11/1953 - 3/11/2023), nhằm ôn lại truyền thống lịch sử vẻ vang, xây dựng, trưởng thành của Đảng bộ, truyền thống cách mạng của nhân dân Gia Điền dưới sự lãnh đạo của Đảng bộ xã trong 70 năm qua.

Chủ tịch Liên hiệp các Hội Văn học nghệ thuật Việt Nam dự Lễ kỷ niệm 70 năm ngày thành lập Đảng bộ xã Gia Điền - 1

Chương trình văn nghệ chào mừng 70 năm ngày thành lập Đảng bộ xã Gia Điền

Lễ kỷ niệm có sự tham dự của lãnh đạo Huyện ủy, thường trực Hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân dân, Uỷ ban mặt trận tổ quốc huyện Hạ Hòa; đại biểu các xã, thị trấn trong toàn huyện; các đồng chí nguyên là lãnh đạo xã Gia Điền qua các thời kì; cán bộ đảng viên và đông đảo con em quê hương công tác trên mọi miền Tổ quốc.

Về dự buổi lễ, về phía Liên hiệp các Hội Văn học nghệ thuật Việt Nam có PGS. TS, Nhạc sỹ Đỗ Hồng Quân, Bí thư Đảng đoàn, Chủ tịch Liên hiệp các Hội Văn học nghệ thuật Việt Nam; Nhà văn, nhà báo Hoàng Dự, Tổng biên tập Thời báo Văn học nghệ thuật.

Chủ tịch Liên hiệp các Hội Văn học nghệ thuật Việt Nam dự Lễ kỷ niệm 70 năm ngày thành lập Đảng bộ xã Gia Điền - 2

PGS. TS, Nhạc sỹ Đỗ Hồng Quân, Bí thư Đảng đoàn, Chủ tịch Liên hiệp các Hội Văn học nghệ thuật Việt Nam cùng các đại biểu tham dự chương trình.

Phát biểu tại buổi lễ, đồng chí Cát Quốc Việt, Phó Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch UBND xã Gia Điền cho biết, ngày 3/2/1930, Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời, Đảng đã lãnh đạo nhân dân ta tiến hành đấu tranh giải phóng dân tộc theo con đường cách mạng vô sản. Dưới sự lãnh đạo của Đảng, Bác Hồ kính yêu cùng với các tầng lớp nhân dân trong huyện, nhân dân xã Hùng Cường – nay là xã Gia Điền đã sớm giác ngộ cách mạng, đứng lên đấu tranh lật đổ chế độ thực dân phong kiến, xây dựng chính quyền cách mạng và các tổ chức chính trị xã hội ở địa phương. Với sự lớn mạnh của phong trào cách mạng đặt ra yêu cầu phải có tổ chức Đảng lãnh đạo.

Tháng 11/1953 xã Thiệu Cơ được tách ra thành hai xã Hùng Cường và Âm Hạ. Xã Thiệu Cơ gồm hai thôn (Âm Hạ và Chu Hưng), xã Hùng Cường gồm hai thôn (Gia Điền và Bạch Dương). Huyện ủy Hạ Hòa quyết định thành lập Chi bộ Đảng xã Hùng Cường (tiền thân của Đảng bộ xã Gia Điền ngày nay). Đây là sự kiện chính trị quan trọng, có ý nghĩa lịch sử to lớn, đánh dấu sự trưởng thành của phong trào cách mạng ở địa phương sau cách mạng tháng Tám thành công.

Trên quê hương Gia Điền, Chi bộ Đảng Hùng Cường ngay từ khi ra đời đã được sự tin tưởng, giúp đỡ, ủng hộ, chia sẻ, đùm bọc của các tầng lớp nhân dân ở địa phương, Chi bộ ngày một lớn mạnh và trở thành Đảng bộ đảm đương vai trò hạt nhân lãnh đạo các tầng lớp nhân dân, tổ chức hoàn thành tốt các nhiệm vụ chính trị ở địa phương qua từng giai đoạn phát triển của đất nước.

Chủ tịch Liên hiệp các Hội Văn học nghệ thuật Việt Nam dự Lễ kỷ niệm 70 năm ngày thành lập Đảng bộ xã Gia Điền - 3

Đồng chí Cát Quốc Việt, Phó Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch UBND xã Gia Điền phát biểu.

“Nhân dịp kỷ niệm 70 năm, chúng ta cùng nhau ôn lại chặng đường lịch sử vẻ vang của Đảng bộ, rút ra những bài học kinh nghiệm quý báu trong quá trình lãnh đạo thực hiện nhiệm vụ chính trị để vận dụng vào từng nhiệm vụ thể trong giai đoạn cách mạng mới. Chúng ta tự hào về Đảng bộ Gia Điền là một trong những Chi đảng bộ của huyện Hạ Hoà đã có nhiều đóng góp cho sự nghiệp cách mạng”, Chủ tịch UBND xã Gia Điền nhấn mạnh.

Theo đồng chí Cát Quốc Việt, đây cũng là dịp ghi nhớ, tri ân công lao của các thế hệ cán bộ, đảng viên và nhân dân trong xã đã cống hiến, hy sinh cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc; trong quá trình xây dựng và phát triển của Đảng bộ, vì cuộc sống ấm no, hạnh phúc của Nhân dân.

Đặc biệt, Gia Điền từng là thủ đô văn nghệ thời kỳ kháng chiến chống Pháp, các văn nghệ sỹ cách mạng đến sơ tán và sáng tác viết nên những bản thơ ca cách mạng bất hủ đóng góp phong phú cho kho tàng thi ca dân tộc như “Bầm ơi” của Tố Hữu, "Những người ở lại" của Nguyễn Huy Tưởng, "Vượt lên bão táp" của Nam Cao, "Phố mới" của Kim Lân,…

Chủ tịch Liên hiệp các Hội Văn học nghệ thuật Việt Nam dự Lễ kỷ niệm 70 năm ngày thành lập Đảng bộ xã Gia Điền - 4

Các đại biểu chụp ảnh lưu niệm.

Nhìn lại chặng đường 70 năm qua, mặc dù còn nhiều khó khăn, thách thức, song, Đảng bộ xã Gia Điền không ngừng phát triển và lớn mạnh toàn diện, đã khẳng định vai trò hạt nhân lãnh đạo của Đảng, tinh thần đoàn kết, năng động, sáng tạo của mỗi cán bộ, đảng viên và phong trào thi đua yêu nước của toàn thể Nhân dân địa phương. Quê hương chiến khu cách mạng nay đã chuyển mình vững bước trên con đường đổi mới.

Huyền Thương

Tin liên quan

Tin mới nhất

Phát biểu của TS. Đoàn Thanh Nô tại Lễ trao Giải thưởng Cuộc thi vẽ tranh “Hoan hô Chiến sĩ Điện Biên”

Phát biểu của TS. Đoàn Thanh Nô tại Lễ trao Giải thưởng Cuộc thi vẽ tranh “Hoan hô Chiến sĩ Điện Biên”

Tối 5/5, tại Nhà hát Lớn Hà Nội, Quỹ Hỗ trợ sáng tạo Văn học nghệ thuật Việt Nam phối hợp Thời báo Văn học nghệ thuật long trọng tổ chức Lễ trao giải Cuộc thi vẽ tranh “Hoan hô chiến sĩ Điện Biên”, đây là một trong những hoạt động thiết thực, ý nghĩa chào mừng 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 – 7/5/2024). Thời báo Văn học nghệ thuật xin giới thiệu bài phát biểu của