Đa dạng các hoạt động mừng Đảng, mừng xuân Giáp Thìn

Ngày 1/2, Bảo tàng Hà Nội tổ chức khai mạc chuỗi hoạt động mừng Đảng, mừng xuân Giáp Thìn 2024 với đa dạng hoạt động như: Trưng bày chuyên đề “Năm Thìn kể chuyện Rồng”; Trưng bày chuyên đề “Phong vị tết xưa Hà Nội”; Tọa đàm “Phong vị tết xưa Hà Nội”; Hoạt động chia sẻ hình ảnh đẹp chụp tại Bảo tàng Hà Nội theo chủ đề: Khoảnh khắc mùa xuân.

Đa dạng các hoạt động mừng Đảng, mừng xuân Giáp Thìn - 1

Các đại biểu cắt băng khai mạc chuỗi hoạt động.

“Năm Thìn kể chuyện Rồng”: Giới thiệu hơn 100 tài liệu, hiện vật về biểu tượng rồng

Hình tượng vốn Rồng gắn bó, hoà hợp, là biểu tượng trong đời sống vật chất, tinh thần của người Việt từ xưa đến nay. Rồng là con vật huyền thoại, nó đẹp và diệu kỳ qua trí tưởng tưởng của con người vô cùng phong phú.

Đa dạng các hoạt động mừng Đảng, mừng xuân Giáp Thìn - 2

Trưng bày giới thiệu hơn 100 tài liệu, hiện vật về biểu tượng rồng.

Trưng bày chuyên đề “Năm Thìn kể chuyện Rồng” giới thiệu hơn 100 tài liệu, hiện vật nhằm làm rõ biểu tượng rồng trong kiến trúc các công trình tôn giáo tín ngưỡng, qua bộ sưu tập hiện vật của Bảo tàng Hà Nội và ứng dụng rồng trong đời sống - mỹ thuật đương đại được thể hiện qua các sản phẩm làng nghề, sản phẩm thủ công đặc sắc.

Đa dạng các hoạt động mừng Đảng, mừng xuân Giáp Thìn - 3

Trưng bày ngà voi chạm thuyền rồng.

Nội dung trưng bày gồm 3 chủ đề: Hình tượng rồng trên kiến trúc tôn giáo, tín ngưỡng; Hình tượng rồng trong đời sống sinh hoạt; Hình tượng rồng trong đời sống đương đại.

Đa dạng các hoạt động mừng Đảng, mừng xuân Giáp Thìn - 4

Trưng bày hình tượng tiên cưỡi rồng.

Qua trưng bày bày chuyên đề Năm Thìn kể chuyện Rồng, Ban Tổ chức mong muốn sẽ truyền tải đến công chúng những ý nghĩa tốt lành, mong ước năm mới Giáp Thìn may mắn, hạnh phúc, sung túc đến mọi nhà.

Lưu giữ phong vị tết xưa Hà Nội

Tết nguyên đán là lễ hội lớn nhất trong năm, đồng thời cũng là lễ hội quan trọng nhất đối với người dân Việt Nam. Mỗi mùa Tết đến, nơi nơi đều tràn ngập không khí vui tươi, hân hoan và đầy sức sống. Tết Nguyên Đán trong văn hóa Việt Nam không chỉ đánh dấu sự chuyển giao giữa các năm Âm lịch mà còn chứa đựng nhiều giá trị tâm linh và văn hóa đáng quý.

Đây là thời điểm con người tạ ơn thần linh vì một mùa vụ bội thu, và cầu mong cho một năm mới thịnh vượng. Đồng thời, Tết còn là thời điểm gắn kết gia đình, mọi người sum vầy, tưởng nhớ tổ tiên và thể hiện lòng biết ơn. Tất cả tạo nên không khí hạnh phúc và đoàn kết, khiến Tết Nguyên Đán trở thành khoảnh khắc đáng nhớ và ý nghĩa cho mọi nhà.

Đa dạng các hoạt động mừng Đảng, mừng xuân Giáp Thìn - 5

Trưng bày chợ Tết xưa.

Trưng bày chuyên đề “Phong vị tết xưa Hà Nội” nhằm gợi lại các phong tục tốt đẹp của tết cổ truyền dân tộc. Nội dung trưng bày gồm: Bánh chưng; Tục dựng câu nêu; Tục chơi câu đối, chơi tranh, xin chữ ngày Tết; Thú chơi cây cảnh ngày Tết; Pháo Tết; Chợ Tết (xưa và nay).

Đa dạng các hoạt động mừng Đảng, mừng xuân Giáp Thìn - 6

Trưng bày nhằm gợi lại các phong tục tốt đẹp của tết cổ truyền dân tộc.

Các nội dung trưng bày được thể hiện qua bộ ảnh sưu tầm trong nước và nước ngoài, kết hợp với nghệ thuật sắp đặt trong không gian trưng bày "Nếp xưa" sẽ gợi lại những phong tục, tập quán và nét đẹp văn hóa truyền thống gắn với Tết cổ truyền dân tộc.

Chia sẻ về ý nghĩa của trưng bày, đại diện Bảo tàng Hà Nội cho biết: "Có những điều vẫn hiện hữu, có những thứ đã mất đi, hãy cùng Bảo tàng Hà Nội chung tay bảo tồn và phát huy những giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp”.

Đa dạng các hoạt động mừng Đảng, mừng xuân Giáp Thìn - 7

Công chúng tham quan trưng bày.

Bên cạnh đó, nhằm giúp công chúng hiểu rõ hơn các câu chuyện xung quanh nội dung trưng bày “Phong vị tết xưa Hà Nội”, Bảo tàng Hà Nội tổ chức tọa đàm với sự tham gia của diễn giả PGS.TS. Bùi Xuân Đính và TS. Trần Đoàn Lâm. Tại tọa đàm, các diễn giả và người tham dự đã cùng nhau trao đổi về chủ đề phong tục chuẩn bị tết xưa người Hà Nội và tục lệ chúc tết truyền thống.

Đa dạng các hoạt động mừng Đảng, mừng xuân Giáp Thìn - 8

Tọa đàm phong vị Tết xưa Hà Nội.

Nhằm tiếp tục thực hiện Chương trình 06-CTr/TU ngày 17/3/2021 của Thành ủy Hà Nội về “Phát triển văn hóa, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh giai đoạn 2021 - 2025”; đồng thời đẩy mạnh truyền thông, tăng lượng tương tác trên trang fanpage của Bảo tàng Hà Nội, giao lưu với khách tham quan nhân dịp đầu xuân năm 2024, Bảo tàng Hà Nội tổ chức hoạt động giao lưu, chia sẻ hình ảnh đẹp chụp tại Bảo tàng Hà Nội với chủ đề "Khoảnh khắc mùa xuân"” Thời gian nhận ảnh: từ ngày 27/01/2024 đến ngày 27/02/2024.

Huyền Thương

Tin liên quan

Tin mới nhất

Mâm cơm hè miền Bắc giản dị mà cực hấp dẫn

Mâm cơm hè miền Bắc giản dị mà cực hấp dẫn

Mâm cơm mùa hè miền Bắc thường có sự kết hợp giữa món mặn, rau xanh, bát canh thanh mát và hoa quả theo mùa. Cà pháo muối, dưa chua, các món nộm,... giúp giải ngán, kích thích vị giác cũng rất được ưa chuộng.