Để văn học nghệ thuật phát triển mạnh mẽ trong thời kỳ mới

Nhằm triển khai thực hiện có hiệu quả Kết luận số 84-KL/TW ngày 21/6/2024 của Bộ Chính trị khóa XIII về tiếp tục thực hiện Nghị quyết số 23-NQ/TW của Bộ Chính trị khóa X về “Tiếp tục xây dựng và phát triển văn học, nghệ thuật trong thời kỳ mới”, ngày 8/8, tại Hà Nội, đồng chí Nguyễn Trọng Nghĩa, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương đã làm việc với Đảng đoàn Liên hiệp các Hội Văn học nghệ thuật Việt Nam và lãnh đạo các Hội Văn học nghệ thuật chuyên ngành Trung ương (sau đây gọi tắt là Liên hiệp và các hội) về tình hình văn học, nghệ thuật thời gian qua và phương hướng hoạt động sắp tới.

Để văn học nghệ thuật phát triển mạnh mẽ trong thời kỳ mới - 1

Các đồng chí chủ trì buổi làm việc.

Buổi làm việc diễn ra dưới sự chủ trì của đồng chí Nguyễn Trọng Nghĩa, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương; đồng chí Lê Thành Long, Uỷ viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Phó Thủ tướng Chính Phủ; đồng chí Nguyễn Văn Hùng, Uỷ viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch; đồng chí Đinh Thị Mai, Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương; PGS. TS, Nhạc sĩ Đỗ Hồng Quân, Bí thư Đảng đoàn, Chủ tịch Liên hiệp các Hội Văn học nghệ thuật Việt Nam.

Cần chú ý đúng mức tính chất đặc thù của văn học nghệ thuật

Trong báo cáo kết quả công tác của Liên hiệp trong thời gian qua và phương hướng, nhiệm vụ trọng tâm thời gian tới, Chủ tịch Liên hiệp các Hội Văn học nghệ thuật Việt Nam Đỗ Hồng Quân cho biết, từ sau Đại hội đến nay, Đảng đoàn, Đoàn Chủ tịch, Liên hiệp Hội, các tổ chức thành viên ở Trung ương và các tỉnh, thành phố đã triển khai tổ chức thực hiện tốt Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng, chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về văn hóa, văn học nghệ thuật; hoàn thành tốt các nhiệm vụ được giao.

“Văn học nghệ thuật đã góp phần quan trọng vào nhiệm vụ xây dựng môi trường văn hóa, xây dựng con người, đấu tranh với các biểu hiện sai trái, tạo lập bầu không khí lành mạnh trong xã hội. Đội ngũ văn nghệ sĩ đoàn kết, nhất trí về chính trị, tư tưởng, tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng, thiết tha với văn hoá dân tộc, khao khát đổi mới để cống hiến có hiệu quả”, PGS. TS, Nhạc sĩ Đỗ Hồng Quân nhấn mạnh.

Để văn học nghệ thuật phát triển mạnh mẽ trong thời kỳ mới - 2

Quang cảnh buổi làm việc của đồng chí Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương với Đảng đoàn Liên hiệp các Hội Văn học nghệ thuật Việt Nam và lãnh đạo các Hội Văn học nghệ thuật chuyên ngành Trung ương.

Về phương hướng chung, Liên hiệp và các hội tiếp tục thực hiện tốt chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về văn hoá, văn học nghệ thuật; tổ chức triển khai thực hiện tốt Kết luận 84-KL/TW về tiếp tục thực hiện Nghị quyết số 23-NQ/TW của Bộ Chính trị, Chỉ thị số 36-CT/TW của Ban Bí thư về đại hội các hội văn học, nghệ thuật và Liên hiệp các Hội Văn học nghệ thuật Việt Nam nhiệm kỳ 2025-2030.

Xây dựng Liên hiệp và các hội phát triển vững mạnh; tập trung đổi mới và nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động; tập hợp, đoàn kết, xây dựng đội ngũ văn nghệ sĩ phát triển cả về số lượng và chất lượng; quan tâm phát hiện, đào tạo, bồi dưỡng, coi trọng tính đặc thù của sáng tạo nghệ thuật. Phấn đấu có nhiều tác phẩm có giá trị cao về tư tưởng và nghệ thuật.

Phát huy vai trò của tổ chức chính trị-xã hội- nghề nghiệp được Đảng, Nhà nước giao nhiệm vụ; chức năng phản biện xã hội, tư vấn cho Đảng, Nhà nước về những vấn đề quan trọng liên quan đến sự nghiệp phát triển văn học nghệ thuật; thực hiện tốt vai trò cầu nối giữa đội ngũ văn nghệ sĩ với Đảng và Nhà nước.

Để triển khai có hiệu quả Kết luận 84-KL/TW về tiếp tục thực hiện Nghị quyết số 23-NQ/TW của Bộ Chính trị, buổi làm việc đã ghi nhận nhiều ý kiến tâm huyết, các đề xuất, kiến nghị của các đồng chí là lãnh đạo Liên hiệp và các hội.

Thay mặt Đảng đoàn Liên hiệp, PGS. TS, Nhạc sĩ Đỗ Hồng Quân đề nghị các cấp, các ngành trong thời gian tới quan tâm hơn nữa trong công tác thể chế hóa thành cơ chế chính sách cụ thể. Đồng thời, xây dựng, ban hành chủ trương, chính sách, coi trọng công tác tổng kết thực tiễn; chú ý đúng mức đến tính chất đặc thù của văn học nghệ thuật; khuyến khích những ý tưởng mới, những cách làm hay, sáng tạo.

Để văn học nghệ thuật phát triển mạnh mẽ trong thời kỳ mới - 3

PGS. TS, Nhạc sĩ Đỗ Hồng Quân, Bí thư Đảng đoàn, Chủ tịch Liên hiệp các Hội Văn học nghệ thuật Việt Nam báo cáo kết quả công tác của Liên hiệp trong thời gian qua và phương hướng, nhiệm vụ trọng tâm thời gian tới.

Trong đó, Liên hiệp có một số kiến nghị, đề xuất cụ thể như: đề nghị Quốc hội cho chủ trương xây dựng Luật Văn học nghệ thuật; nghiên cứu, sửa đổi một số nội dung Kết luận số 35-KL/TW của Bộ Chính trị về danh mục chức danh, chức vụ lãnh đạo và tương đương của hệ thống chính trị từ Trung ương đến cơ sở; đề nghị Chính phủ sớm ban hành Nghị định mới thay thế Nghị định 45/2010/NĐ-CP của Chính phủ quy định về tổ chức, hoạt động và quản lý hội; đề nghị tiếp tục duy trì chính sách hỗ trợ sáng tạo cho văn nghệ sỹ, mỗi năm có tăng dần theo sự tăng trưởng của kinh tế quốc dân, có cơ chế đặc thù, giao nhiệm vụ thay vì đặt hàng, có chương trình hỗ trợ sáng tạo dài hơi;...

Để văn học nghệ thuật phát triển mạnh mẽ trong thời kỳ mới - 4

Các đại biểu phát biểu tham luận tại buổi làm việc.

Nêu ý kiến tại buổi làm việc, NSNA Trần Thị Thu Đông, Đại biểu Quốc hội khóa XV, Phó Chủ tịch Liên hiệp các Hội Văn học nghệ thuật Việt Nam, Chủ tịch Hội Nghệ sĩ Nhiếp ảnh Việt Nam cho biết, hiện nay, trong 30 tổ chức hội quần chúng do Đảng, Nhà nước giao nhiệm vụ ở Trung ương thì chỉ có 10 tổ chức có Đảng đoàn. Đây là sự bất cập trong việc xác định vị trí, vai trò, tính chất hoạt động các Hội dẫn đến căn cứ xác định chế độ, chính sách không hợp lý, tạo sự so bì, thắc mắc; cơ chế lãnh đạo của Đảng không đồng bộ, rõ ràng đối với các Hội.

“Trong thời gian tới, để tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với các Hội quần chúng do Đảng, Nhà nước giao nhiệm vụ ở Trung ương, đề nghị Bộ Chính trị, Ban Bí thư cho rà soát, đánh giá kỹ về yêu cầu để chấn chỉnh, sắp xếp lại hợp lý hơn theo hướng: Tất cả các Hội có tính chất chính trị - xã hội - nghề nghiệp (được Đảng và Nhà nước giao nhiệm vụ) đều phải thành lập đảng đoàn. Vì hiện nay, quy định về tổ chức Đảng đoàn của các hội văn học nghệ thuật trong cả nước chưa thống nhất. Ở địa phương, các Hội văn học nghệ thuật tỉnh, thành phố đều thành lập Đảng đoàn nhưng ở trung ương, ngoài Liên hiệp thì chỉ có Hội Nhà văn Việt Nam có Đảng đoàn, 9 hội văn học nghệ thuật chuyên ngành trung ương còn lại thì không, trong khi tất cả các hội này đều có địa vị pháp lý như nhau, đều là tổ chức thành viên của Liên hiệp”, NSNA Trần Thị Thu Đông nêu.

KTS Phan Đăng Sơn, Chủ tịch Hội Kiến trúc sư Việt Nam cũng cho rằng, việc thành lập Đảng đoàn tại các Hội Văn học nghệ thuật chuyên ngành trung ương sẽ tăng cường sự lãnh đạo của Đảng và đẩy mạnh công tác văn học nghệ thuật ở các hội. Từ đó, các nhiệm vụ được Đảng và Nhà nước giao sẽ được thực hiện có hiệu quả hơn và đồng thời, các Đảng đoàn này sẽ trở thành cầu nối giữa Đảng và các văn nghệ sĩ.

Để văn học nghệ thuật phát triển mạnh mẽ trong thời kỳ mới - 5

Trong đó có nhiều ý kiến tâm huyết, các đề xuất, kiến nghị của các đồng chí là lãnh đạo Liên hiệp và các hội.

NSND Trịnh Thị Thuý Mùi, Phó Chủ tịch Liên hiệp các Hội Văn học nghệ thuật Việt Nam, Chủ tịch Hội Nghệ sĩ Sân khấu Việt Nam đề nghị chuyển giao lại các Liên hoan nghệ thuật chuyên ngành từ Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch cho các Hội Văn học nghệ thuật chuyên ngành trung ương để phù hợp với tính pháp lý của các hoạt động này. Theo bà, các hội chuyên ngành là nơi có đủ trình độ để thẩm định chất lượng nghệ thuật và việc chuyển giao này cũng giúp các cơ quan tham mưu của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch có thể chuyên tâm hơn trong công tác quản lý nhà nước.

Các ý kiến tại buổi làm việc cũng bày tỏ sự quan tâm lớn đến vấn đề nguồn nhân lực cho văn học nghệ thuật. Trong đó, có nhiều đề nghị Đảng, Nhà nước quan tâm hơn nữa về công tác đầu tư nguồn nhân lực cho đội ngũ sáng tác văn học nghệ thuật bằng cơ chế đặc thù, để tiếp nối thế hệ tài năng cho văn học nghệ thuật nhằm khôi phục dần sự khủng hoảng về đội ngũ sáng tạo của văn học nghệ thuật. Đặc biệt là công tác lý luận phê bình - là công tác định hướng thẩm mỹ cho hoạt động văn học nghệ thuật, cho độc giả cho người thưởng thức nghệ thuật. Theo thực tế hiện nay, các chuyên gia “có nghề” đã cao tuổi và trong nhiều năm qua, các trường nghệ thuật không tuyển được sinh viên theo học nghề này.

Tiếp tục phát triển nền văn học nghệ thuật nước nhà trong thời kỳ đổi mới

Tại buổi làm việc, đồng chí Nguyễn Văn Hùng, Uỷ viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch cho rằng, trong thời gian qua, nhất là sau thời gian tập trung thực hiện Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng về xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam và Kết luận của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại Hội nghị Văn hóa toàn quốc năm 2021, sự phối hợp giữa Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Liên hiệp các Hội Văn học nghệ thuật Việt Nam và các bên liên quan đã được tăng cường nhằm tạo nên sức mạnh tổng hợp trong phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc; đưa văn hóa ngang hàng với kinh tế, chính trị, xã hội.Theo đồng chí, chính vì sự nỗ lực chung của các ngành, các cấp, trong đó có vai trò của Liên hiệp các Hội Văn học nghệ thuật Việt Nam, văn học nghệ thuật tiếp tục được khẳng định là lĩnh vực quan trọng, là bộ phận cấu thành và đặc biệt tinh tế của văn hóa, đưa văn hóa, văn học nghệ thuật đáp ứng được những nhu cầu thiết yếu, khát vọng hướng đến các giá trị chân, thiện, mỹ.
Phó Thủ tướng Lê Thành Long ghi nhận những kết quả đã đạt được và chia sẻ những khó khăn, thách thức mà các văn nghệ sĩ đã gặp phải trong thời gian qua. Thông qua các kiến nghị của Liên hiệp và các hội, đồng chí Lê Thành Long đề nghị công tác văn học nghệ thuật trong thời gian tới tiếp tục bám sát Nghị quyết số 23-NQ/TW và Kết luận số 84-KL/TW của Bộ Chính trị.

Tiếp tục khẳng định vị thế, vai trò của văn học nghệ thuật trong đời sống xã hội, Phó Thủ tướng Lê Thành Long nhấn mạnh, cần phải tăng cường đầu tư cho những chương trình, dự án trọng điểm, có cơ chế hỗ trợ cho các hoạt động văn học nghệ thuật; yêu cầu sự cố gắng hơn nữa của văn nghệ sĩ để có được những tác phẩm có chất lượng để đời; tăng cường quản lý nhà nước cùng với phát triển công nghiệp văn hóa trong đó có vấn đề xã hội hóa;…

Để văn học nghệ thuật phát triển mạnh mẽ trong thời kỳ mới - 6

Phó Thủ tướng Lê Thành Long phát biểu.

Phát biểu kết luận tại buổi làm việc, Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương Nguyễn Trọng Nghĩa nêu rõ, trong suốt quá trình cách mạng, nhất là những năm đổi mới, lĩnh vực văn học nghệ thuật luôn có đóng góp xứng đáng vào sự nghiệp chung của đất nước, sự nghiệp xây dựng nền văn hóa con người, đặc biệt là phát triển nền văn học nghệ thuật nước nhà trong thời kỳ đổi mới.

Đặc biệt, để tiếp tục khẳng định vai trò của văn hóa nói chung và văn học nghệ thuật nói riêng, vừa qua Bộ Chính trị, Ban Bí thư đã có Kết luận số 84-KL/TW về việc tiếp tục thực hiện Nghị quyết số 23-NQ/TW của Bộ Chính trị “về tiếp tục xây dựng và phát triển nền văn học nghệ thuật trong thời kỳ mới”. Ban Bí thư đã có những nội dung chỉ đạo về đại hội các hội văn học, nghệ thuật và Liên hiệp các Hội Văn học nghệ thuật Việt Nam nhiệm kỳ 2025-2030. Cùng với đó, là thực hiện Kế hoạch của Ban Tuyên giáo Trung ương về việc “tổ chức các hoạt động tổng kết 50 năm nền văn học, nghệ thuật Việt Nam sau ngày đất nước thống nhất (30/4/1975 – 30/4/2025)”.

Để văn học nghệ thuật phát triển mạnh mẽ trong thời kỳ mới - 7

Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương Nguyễn Trọng Nghĩa phát biểu kết luận.

Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương cho biết, Đảng và Nhà nước tiếp tục khẳng định văn học nghệ thuật là một bộ phận đặc biệt tinh tế của văn hóa và tác động trực tiếp đến nhận thức tư tưởng tình cảm, thẩm mỹ của đông đảo tầng lớp nhân dân. Đây cũng là nội dung tạo ra nền tảng tinh thần của xã hội, tạo ra sức mạnh nội sinh để đất nước tiếp tục phát triển, thể hiện khát vọng chân thiện mỹ của con người; là nguồn lực, động lực to lớn mà Đảng ta xác định văn hóa và con người là động lực để thúc đẩy sự phát triển của đất nước thời gian tới.

Để văn học nghệ thuật phát triển mạnh mẽ trong thời kỳ mới - 8

Các đại biểu chụp ảnh lưu niệm tại trụ sở Liên hiệp các Hội Văn học nghệ thuật Việt Nam. Trụ sợ mới được khánh thành hôm 1/8.

Trong thời gian tới, Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương Nguyễn Trọng Nghĩa đề nghị, các bộ, ban ngành tiếp tục hoàn thiện cơ chế, thông thoáng chính sách, có sự phối hợp đồng bộ để giải quyết những điểm nghẽn trong công tác văn học nghệ thuật.

Huyền Thương

Tin liên quan

Tin mới nhất

Trở về nguồn cội

Trở về nguồn cội

Sau các tập thơ “Người ở đầu nguồn”, “Bóng cây chu đồng”, “Hồn chiêng”, “Cánh bông dàn mải miết”, Thơ chọn lọc: “Bóng cây chu đồng”, “Xứ hoa Poông Traăng”, “Bốn Mường” do các nhà xuất bản Văn hóa dân tộc, Hội Nhà văn, Văn học nối tiếp nhau ấn hành từ năm 2000 đến năm 2020, thi đàn Việt Nam nói chung và thi đàn dân tộc Mường nói riêng xuất hiện thêm một tên tuổi: N

Giá vàng tăng kỷ lục, sẽ diễn biến ra sao thời gian tới?

Giá vàng tăng kỷ lục, sẽ diễn biến ra sao thời gian tới?

Giá vàng vừa ghi nhận mức tăng kỷ lục trong tuần qua, đạt gần 6% chỉ trong vài ngày, khi căng thẳng địa chính trị toàn cầu leo thang. Những động thái từ Nga, Ukraine và các cường quốc phương Tây đang làm dấy lên lo ngại về nguy cơ xung đột quy mô lớn.

Bitcoin bùng nổ, lên ngưỡng lịch sử, tăng tiếp hay dừng lại?

Bitcoin bùng nổ, lên ngưỡng lịch sử, tăng tiếp hay dừng lại?

Giá Bitcoin đang ở ngưỡng lịch sử, chạm mức gần 100.000 USD, với kỳ vọng sẽ vượt xa trong những ngày tới. Sự bùng nổ này đến từ các yếu tố chính trị, kinh tế và tâm lý FOMO của nhà đầu tư, nhưng liệu đây có phải là đỉnh cao hay chỉ là bước đệm cho những mốc kỷ lục mới?