Giáo viên ở Gia Lai ra đề Ngữ văn có nội dung nhạy cảm

(Arttimes) - Phòng GD&ĐT huyện Chư Sê (Gia Lai) vừa kiểm điểm giáo viên ra đề kiểm tra học kỳ môn Ngữ văn lớp 9 chứa nội dung nhạy cảm.

Ngày 17/1, thông tin từ Sở GD&ĐT Gia Lai cho biết Phòng GD&ĐT huyện Chư Sê đã yêu cầu giáo viên viết giải trình vì đã ra đề kiểm tra môn Ngữ văn lớp 9 cuối học kỳ I (năm học 2020-2021) chứa nội dung nhạy cảm.

Theo đó, Phòng GD&ĐT huyện Chư Sê xác định mức độ vụ việc chưa đến mức kỷ luật nên đã kiểm điểm giáo viên này, đồng thời yêu cầu rút kinh nghiệm sâu sắc.

Giáo viên ở Gia Lai ra đề Ngữ văn có nội dung nhạy cảm - 1 Đề thi gây tranh cãi tại Gia Lai 

Trước đó, đề kiểm tra môn Ngữ văn lớp 9 cuối học kỳ I của Phòng GD&ĐT huyện Chư Sê khiến nhiều phụ huynh giật mình.

Cụ thể, đề kiểm tra môn Ngữ văn có nội dung: Mẹ chồng và con dâu nhà kia đều góa bụa. Mẹ chồng dặn con dâu “Số mẹ con mình rủi ro, thôi thì cắn răng mà chịu”. Không bao lâu sau, mẹ chồng có tư tình, con dâu nhắc lại lời dặn của mẹ thì mẹ chồng đã trả lời: “Mẹ dặn là mẹ dặn con, chứ mẹ già rồi, có còn răng đâu nữa mà cắn.

Nhiều phụ huynh đã có ý kiến rằng đề Ngữ văn này có hàm ý dung tục, trí trá, không phù hợp học sinh lớp 9. Chưa kể, đề Ngữ văn trên sẽ hướng học sinh tới câu chuyện lật lọng trong cuộc sống.

“Thiếu gì cách mà giáo viên chọn ra đề dung tục cho học sinh lớp 9”, một phụ huynh bày tỏ quan điểm.

Theo Zing.vn None

Tin liên quan

Tin mới nhất

Một năm đầy biến động, những người đầu tư vàng lãi bao nhiêu?

Một năm đầy biến động, những người đầu tư vàng lãi bao nhiêu?

Với mức tăng 27% trong năm 2024, vàng trở thành một trong những tài sản đáng chú ý nhất của thị trường kim loại. Đà tăng trưởng này được thúc đẩy bởi các chính sách tiền tệ nới lỏng tại Mỹ, các rủi ro địa chính trị kéo dài và làn sóng mua vào từ các ngân hàng trung ương. Trong khi đó, các kim loại cơ bản có một năm đầy biến động, với quặng sắt và lithium giảm mạnh.

Phát triển năng lượng tái tạo ở nông thôn: Từ triển vọng đến thực tiễn

Phát triển năng lượng tái tạo ở nông thôn: Từ triển vọng đến thực tiễn

Các dự báo cho thấy nhu cầu năng lượng cho sản xuất nông nghiệp ở Việt Nam sẽ tăng trưởng khoảng 4-5%/năm trong giai đoạn từ nay đến 2030. Điều này cho thấy tính cấp bách trong việc có các giải pháp phát triển năng lượng tái tạo ở khu vực nông thôn, góp phần làm giảm phát thải khí nhà kính, hướng tới phát triển bền vững và cải thiện điều kiện sống cho người dân.