Hội viên phụ nữ Bắc Ninh tham gia cuộc thi Khởi nghiệp đổi mới sáng tạo

Ngày 24/10, Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh Bắc Ninh tổ chức tập huấn cho các hội viên tham gia cuộc thi Khởi nghiệp đổi mới sáng tạo năm 2022 do UBND tỉnh tổ chức lần đầu tiên.

Các hội viên đã được PGS.TS Đỗ Hương Lan - Phó Giám đốc Trung tâm khởi nghiệp và sáng tạo xã hội, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân, Trưởng Ban hỗ trợ đào tạo Techfest quốc gia năm 2022 đồng thời là Phó Trưởng ban Tổ chức cuộc thi tư vấn, hướng dẫn những nội dung cụ thể về tên dự án, kỹ năng viết thuyết minh dự án, trình bày ý tưởng để nêu bật được sự khác biệt, tính mới, sáng tạo của dự án. Đồng thời trao đổi, giải đáp những thắc mắc của các hội viên phụ nữ về từng bước tham dự, thể lệ của cuộc thi.

Hội viên phụ nữ Bắc Ninh tham gia cuộc thi Khởi nghiệp đổi mới sáng tạo - 1

Bà Đỗ Thị Mơ (Phú Lâm, Tiên Du) với dự án Trồng lan hồ điệp có hương thơm đăng ký tham gia Cuộc thi Khởi nghiệp đổi mới sáng tạo 

Được biết, đến thời điểm này, Hội Phụ nữ tỉnh nhận đuợc 13 hồ sơ đăng ký tham dự Cuộc thi Khởi nghiệp đổi mới sáng tạo năm 2022 của tỉnh ở các lĩnh vực trồng trọt, chăn nuôi, môi trường, giáo dục… Trong đó có 4 doanh nghiệp, 1 cơ sở giáo dục mầm non và các hộ cá nhân sản xuất, kinh doanh.

Cuộc thi Khởi nghiệp đổi mới sáng tạo năm 2022 nhằm khuyến khích các ý tưởng, dự án, mô hình khởi nghiệp thuộc các ngành, lĩnh vực tỉnh đang phát triển và các ý tưởng có ứng dụng công nghệ cao. Thời hạn cuối nhận hồ sơ dự thi trước 17h00 ngày 10/11/2022. Các cá nhân, tổ chức có thể nhận tư vấn online và giải đáp thắc mắc về cách trình bày hồ sơ dự thi tại địa chỉ email: skhcn@bacninh.gov.vn

Minh Tâm

Tin liên quan

Tin mới nhất

Tập khảo cứu đầu tiên về ngành in ấn thời thuộc địa

Tập khảo cứu đầu tiên về ngành in ấn thời thuộc địa

Nghề in ấn là tiền đề quan trọng cho sự phát triển của văn hóa, đặc biệt trong lĩnh vực báo chí và xuất bản, tuy nhiên chưa có cuốn sách nào ở Việt Nam thực sự viết về ngành in ấn thời thuộc địa. Từ nhận định đó, tác phẩm “Lần theo dấu chữ – Thời kỳ đầu in ấn sách báo chữ Latinh ở Việt Nam (1862-1920)” của tác giả Trịnh Hùng Cường đã phác nên những nét cơ bản quan trọn