Tổ chức Ngày hội “Sắc Xuân trên mọi miền Tổ quốc” năm 2025

Ngày hội “Sắc Xuân trên mọi miền Tổ quốc” năm 2025 sẽ diễn ra trong 3 ngày từ 14 - 16/2/2025 (tức ngày 17 - 19 tháng Giêng) tại Làng Văn hoá - Du lịch các dân tộc Việt Nam, Đồng Mô, Sơn Tây, Hà Nội.

Ngày hội do Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch phối hợp với một số ban, ngành trung ương và các địa phương, với sự tham dự của khoảng 200 đồng bào, thuộc 28 cộng đồng dân tộc ở 14 địa phương như: Nùng, Tày (Thái Nguyên); Dao (thành phố Hà Nội); Mông (Hà Giang); Mường (Hòa Bình); Lào, Thái, Khơ Mú (Sơn La); Thái (Thanh Hóa); Tà Ôi, Cơ Tu (Huế); Ba Na, Gia Rai (Gia Lai); Xơ Đăng (Kon Tum); Chăm Bà-la-môn, Raglai (Ninh Thuận); Ê Đê (Đắk Lắk), Khmer (Sóc Trăng)…

Thông qua các hoạt động lễ hội, trình diễn theo phương châm “để chủ thể văn hóa tự giới thiệu về mình”, Ngày hội nhằm tôn vinh các giá trị văn hóa truyền thống của các dân tộc Việt Nam, góp phần tăng cường khối đại đoàn kết dân tộc của cộng đồng 54 dân tộc, mang đến không khí Tết cổ truyền dân tộc phục vụ khách du lịch những ngày đầu xuân tại Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam.

Tổ chức Ngày hội “Sắc Xuân trên mọi miền Tổ quốc” năm 2025 - 1

Trong khuôn khổ các hoạt động của "Ngày hội Sắc Xuân trên mọi miền Tổ quốc" sẽ diễn ra nhiều hoạt động văn hóa, nghệ thuật hấp dẫn. Ảnh: Đăng Khoa

Đồng thời tái hiện, giới thiệu các nghi lễ, lễ hội, phong tục tập quán tốt đẹp của các dân tộc Việt Nam, qua đó để mọi người dân, du khách hiểu thêm những giá trị, nét đẹp văn hoá, truyền thống của các dân tộc Việt Nam trong hoạt động đón Tết vui xuân đặc trưng đã có từ ngàn đời nay; tăng cường kế thừa và thực hành các loại hình văn hóa nhằm bảo tồn, phát huy các nghi lễ, tín ngưỡng, các loại hình nghệ thuật truyền thống, dân ca dân vũ đặc biệt của các dân tộc thiểu số trong cộng đồng các dân tộc Việt Nam; nâng cao sự cố kết cộng đồng, hỗ trợ nhau cùng phát triển, qua đó giáo dục thế hệ người Việt Nam ý thức trách nhiệm trong việc bảo tồn, gìn giữ và phát huy bản sắc văn hóa truyền thống dân tộc.

Theo Ban Quản lý Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam, trong khuôn khổ Ngày hội “Sắc Xuân trên mọi miền Tổ quốc” năm 2025 sẽ diễn ra nhiều hoạt động văn hóa, nghệ thuật hấp dẫn như: Chương trình bài ca mừng Đảng quang vinh, mừng xuân Ất Tỵ, mừng đất nước tiến vào kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc - lãnh đạo Đảng, nhà nước chúc Tết đồng bào các dân tộc; Tái hiện nghi thức, lễ hội truyền thống, trình diễn di sản đặc sắc của đồng bào các dân tộc tại “Ngôi nhà chung”; Các hoạt động “Hội Xuân” giới thiệu văn hóa truyền thống dân tộc; dân ca dân vũ, thao tác, giới thiệu tri thức dân gian, trình diễn nghề thủ công truyền thống, giới thiệu sản phẩm như thổ cẩm, nhạc cụ dân tộc, ẩm thực dân tộc…

Huyền Thương

Tin liên quan

Tin mới nhất

Thăng Long “ngũ trấn”

Thăng Long “ngũ trấn”

Ai cũng biết thành Thăng Long xưa có tứ trấn, tức 4 ngôi đền thờ 4 vị thần hộ vệ kinh thành ở 4 mặt.

Bố dượng hứa sẽ cho tôi 3,4 tỷ đồng sau khi nhà giải tỏa nhưng chồng tôi đòi ly hôn

Bố dượng hứa sẽ cho tôi 3,4 tỷ đồng sau khi nhà giải tỏa nhưng chồng tôi đòi ly hôn

Ngôi nhà cũ của gia đình nằm trong diện giải tỏa và được đền bù hơn 3,4 tỷ đồng. Vì biết rõ ngôi nhà đó là tài sản của bố dượng từ trước khi mẹ tôi tái hôn, nên tôi hoàn toàn không có ý định đụng đến khoản tiền này. Chồng tôi cũng rất hiểu chuyện, chưa từng một lần gợi ý tôi phải tranh giành gì.

Về một thực thể thẩm mỹ và đạo đức truyền thống mang đậm dấu ấn Việt Nam

Về một thực thể thẩm mỹ và đạo đức truyền thống mang đậm dấu ấn Việt Nam

Có lẽ không một loài hoa nào ăn sâu vào đời sống tinh thần của Nhân dân ta như hoa sen. Bao nhiêu thơ văn, cả bác học lẫn bình dân đã ngợi ca hoa sen, cả hội họa, kiến trúc, bao nhiêu vùng quê, bao nhiêu cơ sở, bao nhiêu vật phẩm, bao nhiêu người lấy hoa sen làm tên… Hoa sen tồn tại trong cuộc sống hàng ngày và trong đời sống văn hóa của dân tộc như một thực thể thẩm mỹ và đạo đức truy

Phiêu du ở “Thung Nham nơi chốn ngàn năm”

Phiêu du ở “Thung Nham nơi chốn ngàn năm”

Trong một đời người, đã bao giờ bạn có được một chuyến du ngoạn ở một cảnh sắc sơn thủy hữu tình bằng trên một chuyến đò để được cảm nhận một cảnh sắc đất Việt, được hòa nhịp thở vào chốn bồng lai, rồi hoài niệm về lịch sử của cảnh sắc đó, mảnh đất đó trong sừng sững lịch sử của Việt Nam chúng ta.