5 thói quen ăn uống của người Đức

Không chỉ là đất nước tiêu thụ bia nhiều nhất thế giới, người Đức còn có những thói quen ăn uống thú vị khác.

1. Thói quen uống rượu

Hầu hết người Đức trưởng thành đều uống rượu. Các vườn bia (Biergarten) mở cửa vào mùa hè, cùng với lễ hội rượu vang (Weinfest) vào mùa hè và mùa thu đã chứng minh rằng, việc tiêu thụ rượu đã ăn sâu vào văn hóa Đức.

5 thói quen ăn uống của người Đức - 1

Mặc dù mức tiêu thụ rượu đã giảm nhẹ trong những năm qua nhưng vẫn ở mức cao. Có hai nơi mà mọi người uống rượu thường xuyên nhất là quán bar và ở nhà. Kể từ khi dịch COVID-19 bùng phát, ngày càng có nhiều người chọn uống rượu tại nhà, điều này an toàn hơn so với việc gặp gỡ mọi người ở quán bar.

Tuy nhiên, không phải ai cũng có thể uống một cách có trách nhiệm. Ở Đức, hơn 100.000 người phải điều trị chứng nghiện rượu trong bệnh viện mỗi năm. 1,3 triệu người Đức nghiện rượu và khoảng 74.000 người chết vì nghiện rượu mỗi năm. Tất nhiên, lái xe sau khi uống rượu bị nghiêm cấm ở Đức, kể cả đi xe đạp.

2. Văn hóa bia

Bia chắc chắn là đồ uống có cồn phổ biến nhất ở Đức. Người Đức trung bình uống hơn 100 lít bia mỗi năm.

5 thói quen ăn uống của người Đức - 2

Nhiều vùng sản xuất bia mang đặc trưng địa phương. Có khoảng 1.300 nhà máy bia trên khắp nước Đức đáp ứng mọi nhu cầu vị giác và cơn khát bia của tất cả mọi người.

Người Đức đặc biệt tự hào về luật Reinheitsgebot – Luật tinh khiết của bia Đức ra đời vào năm 1516. Người ta đã quy định 500 năm nay rằng, bia chỉ được làm từ 4 chất: hoa bia (Hopfen), mạch nha (Malz), men (Hefe) và nước (Wasser) thì mới có thể gọi là "tinh khiết".

Cái gọi là bia với hương vị khác nhau không đến từ hương vị của các chất phụ gia, mà phải là sự khác biệt tự nhiên của 4 chất này được đặc trưng bởi thổ nhưỡng của mỗi nơi.

3. Bánh mì Đức

Khi nhiều người Đức sống ở nước ngoài được hỏi: “Bạn nhớ món ăn nào nhất ở quê hương?”, nhiều người trong số họ sẽ trả lời không thay đổi: “Bánh mì”.

Người Đức rất thích bánh mì. Trung bình mỗi người ăn 40 kg bánh mì mỗi năm (vẫn ít hơn bia một chút). Các loại bánh mì cũng rất đa dạng, với gần 300 loại.

5 thói quen ăn uống của người Đức - 3

Theo truyền thống, bánh mì được làm bằng cách thêm men vào bột và lên men trước khi nướng. Tuy nhiên, do các yếu tố như điều trị y tế, tín ngưỡng tôn giáo hoặc việc theo đuổi sở thích đa dạng nên hiện nay bánh mì không men hoặc ít men có thể được mua ở hầu hết các nơi.

Loại bánh mì ít men phổ biến nhất là Brezel với các hạt muối thô. Do quá trình lên men không hoàn toàn nên kết cấu cứng và dai khiến người ta ban đầu cảm thấy khó nuốt, nhưng càng nhai càng thấy ngon. .

Bánh mì multigrain sản xuất tại Đức có cho thêm một chút chất béo vì thời tiết hanh khô. Bánh mì multigrain dạng rắn sẽ trở nên cứng như đá nếu để ngoài không khí 1 hoặc 2 ngày. Trên thực tế, loại bánh mì ngũ cốc chính thống và tốt cho sức khỏe của Đức ít dầu hơn.

Người Đức thích bánh mì Brötchen cho bữa sáng và bạn có thể mua những chiếc bánh mì tươi này ở bất cứ tiệm bánh nào.

Tuy nhiên, ngành công nghiệp bánh mì truyền thống đang bị thách thức. Trong số các mặt hàng bánh nướng hiện được bán ra, gần một nửa là thực phẩm đông lạnh từ các nhà máy lớn, chỉ được hâm nóng và bán tại chỗ.

Điều quan trọng không kém văn hóa bánh mì Đức là các lớp phủ khác nhau, bao gồm mứt (Marmelade), phô mai (Käse), nước xốt thịt nội tạng (Lebekäse),... Chỉ cần phết một ít và thêm một lát xúc xích hoặc giăm bông là xong.

4. Döner Kebab

Sau Thế chiến thứ II, Đức nhập khẩu những người lao động nhập cư Thổ Nhĩ Kỳ đến giúp đỡ công việc xây dựng. Họ cũng mang theo những món ăn đặc sản của quê hương mình, món nướng có tên Döner Kebab. Đây là một loại thức ăn có nhân thịt nướng, hành tây, salad rau diếp và các loại nước xốt khác nhau rưới bên trong.

5 thói quen ăn uống của người Đức - 4

Kebab trở nên rất phổ biến trong ngành công nghiệp đồ ăn nhanh của Đức vào đầu những năm 1970. Trải qua thời gian dài, món ăn này đã thành công chinh phục được dạ dày của nhiều người Đức và trở thành món ăn nhanh phổ biến nhất ở Đức.

Ở Đức, cứ mỗi giây có gần 30 miếng kebab được bán ra từ gần 20.000 nhà hàng kebab trên khắp nước Đức. Người Hồi giáo không ăn thịt lợn vì đức tin của họ nên thịt trong các nhà hàng kebab Thổ Nhĩ Kỳ chủ yếu là thịt gà, thịt cừu hoặc thịt bò.

Kebab được nhồi với nhiều loại rau diếp, phù hợp với quan niệm ăn uống lành mạnh hiện đại của người Đức, và do đó vẫn được ưa chuộng trong một thời gian dài.

5. Đồ nướng

Hoạt động nướng thịt có một ý nghĩa rất quan trọng trong văn hóa Đức. Chỉ cần thời tiết đủ ấm và khô ráo, người Đức sẽ chuyển việc nấu nướng ra ngoài trời vào cuối tuần hoặc buổi tối, quây quần bên đống than nóng để nướng thịt.

5 thói quen ăn uống của người Đức - 5

Schwenker là một chiếc chảo nướng đặc trưng của Đức. Tại Đức bán nhiều dụng cụ và phụ kiện liên quan tới việc nướng thịt.

Ngay cả khi bạn quyết định tổ chức tiệc nướng bất chợt nhưng các cửa hàng đều đóng cửa trong kỳ nghỉ lễ, đừng lo lắng, bạn cũng có thể tìm thấy những thiết bị nướng thịt đơn giản tại cửa hàng nhỏ ở cây xăng.

Việc nướng thịt có thể được thực hiện trên ban công riêng, trong khu vườn riêng của bạn hoặc tại các khu vực được chỉ định ở một số công viên. Những công viên này sẽ có các hố đốt lửa chuyên dụng, thậm chí đôi khi có mái che theo hình gian hàng, để chống lại những cơn mưa lớn bất chợt vào mùa hè.

Tất nhiên, sau khi nướng xong bạn phải nhớ dọn dẹp môi trường và vứt rác. Đây là điều cơ bản nhất ở bất kỳ quốc gia, địa điểm nào.

Phương Hạnh (Theo Glossika)

Tin liên quan

Tin mới nhất

Bông pằng nảng mang theo

Bông pằng nảng mang theo

Những ngày cuối xuân, núi rừng Tây Bắc bạt ngàn sắc trắng hồng của những đoá ban và những bông hoa đào nở muộn, còn sót lại. Màu hoa lẫn với màu trời bàng bạc, bảng lảng sương khói. Trong màn sương ấy, chỉ có pằng nảng (hay còn gọi là hoa gạo) là rực đỏ một góc trời.