“Tháng 3 giỗ Mẹ”: Tưởng nhớ Thánh Mẫu Liễu Hạnh

Người Việt có câu “Tháng 8 giỗ Cha, tháng 3 giỗ Mẹ", trong đó tháng 3 âm lịch giỗ Mẹ là để tưởng nhớ công đức của Thánh Mẫu Liễu Hạnh. Đó là đạo lý uống nước nhớ nguồn có từ hàng nghìn năm nay của người Việt.

Vào tháng 3 âm lịch hàng năm, nhiều nơi tâm linh đã tổ chức Lễ giỗ Đức Thánh Mẫu Liễu Hạnh trang trọng, nhằm tôn vinh, tưởng nhớ Thánh Mẫu Liễu Hạnh. 

Theo các nhà nghiên cứu về đạo Mẫu, trong Di sản Thực hành Tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ của người Việt, Mẫu Thượng Thiên, vị đệ nhất Thánh Mẫu có quyền năng cai quản bầu trời, làm chủ các thế lực siêu nhiên như mây mưa, gió bão, sấm chớp... chính là Thánh Mẫu Liễu Hạnh, bậc mẫu nghi thiên hạ, một trong 4 vị thánh bất tử của người Việt.

“Tháng 3 giỗ Mẹ”: Tưởng nhớ Thánh Mẫu Liễu Hạnh - 1

Hoạt động văn hoá, nghệ thuật tại Phủ Bóng Nguyệt Du Cung.

Thánh Mẫu Liễu Hạnh là một nhân vật vừa là thiên thần, vừa là nhân thần với những huyền thoại dày đặc yếu tố kỳ ảo. Nguồn tư liệu về bà Chúa Liễu Hạnh rất phong phú, bao gồm các truyền thuyết, thần tích, các gia phả, ngọc phả của các dòng họ sinh sống tại Phủ Dầy.

Trải những thăng trầm của lịch sử, tín ngưỡng thờ Mẫu vẫn tồn tại và ngày nay đang phát triển mạnh mẽ. Thánh Mẫu Liễu Hạnh trong tâm thức tín ngưỡng của người Việt là một trong những vị thánh linh thiêng, được nhiều người sùng bái, kính cầu mỗi dịp lễ giỗ.

“Tháng 3 giỗ Mẹ”: Tưởng nhớ Thánh Mẫu Liễu Hạnh - 2

Đông đảo nhân dân và khách mời tới tham dự.

Vào tháng 3 âm lịch hàng năm, Lễ hội Đức Thánh Mẫu Liễu Hạnh diễn ra ở các đền, phủ ở nhiều nơi trên khắp cả nước. Nhân dân làm lễ để tỏ lòng biết ơn với Thánh Mẫu và cầu mong sự may mắn, bình an đến với gia đình mình. Đặc biệt, long trọng linh thiêng hơn cả là Lễ hội Phủ Dầy tri ân công đức Thánh Mẫu Liễu Hạnh kéo dài nhiều ngày và có nhiều hoạt động độc đáo, trong đó nổi bật nhất là nghệ thuật hát văn và hầu đồng.

Lễ hội Phủ Dầy và Nghi lễ Chầu văn của người Việt đã được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đưa vào danh mục Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia. “Thực hành tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ của người Việt” được UNESCO ghi danh là Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại.

Trần Vĩnh

Tin liên quan

Tin mới nhất

Phụng dựng và biểu diễn những tác phẩm xuất sắc tại Đại hội văn công toàn quốc lần thứ nhất năm 1954

Phụng dựng và biểu diễn những tác phẩm xuất sắc tại Đại hội văn công toàn quốc lần thứ nhất năm 1954

Lần đầu tiên sau 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ, các tác phẩm xuất sắc đạt giải Nhất, giải Nhì tại Đại hội văn công toàn quốc lần thứ nhất, tổ chức năm 1954 được phục dựng lại và biểu diễn tại Nhà hát Hồ Gươm trong chương trình nghệ thuật đặc biệt “Điện Biên Phủ - Không bao giờ quên”.