Người đồng sáng lập Intel qua đời ở tuổi 94

Gordon Moore, người đồng sáng lập công ty sản xuất chip hàng đầu Intel đã qua đời ở tuổi 94.

Theo AppleInsider, Intel và tổ chức Gordon and Betty Moore Foundation đã thông báo về sự ra đi của Gordon Moore. Ông là người đồng sáng lập hãng sản xuất chip Intel và rất nổi tiếng với "Định luật Moore - Moore's Law", ông ra đi một cách thanh thản ở tuổi 94 tại nhà riêng ở Hawaii (Mỹ), bên cạnh những người thân vào hôm thứ Sáu ngày 24/3.

Gordon Moore được xem là một biểu tượng của Intel, ông thành lập công ty vào tháng 7/1968 cùng với Robert Noyce. Ban đầu ông là phó chủ tịch điều hành cho đến năm 1975, sau đó ông đảm nhiệm cương vị chủ tịch, sau đó được bổ nhiệm làm chủ tịch hội đồng quản trị và giám đốc điều hành vào năm 1979.

Người đồng sáng lập Intel qua đời ở tuổi 94 - 1

Moore từng đảm nhiệm những vị trí quan trọng trong suốt chiều dài lịch sử của Intel.

Moore giữ chức giám đốc điều hành của Intel cho đến năm 1987, và giữ chức chủ tịch cho đến năm 1997, sau đó trở thành chủ tịch danh dự. Cuối cùng, ông đã thôi giữ chức vụ này vào năm 2006.

Trước Intel, Moore đã làm việc với Noyce trong quá trình thành lập Fairchild Semiconductor và thúc đẩy sản xuất thương mại bóng bán dẫn silicon khuếch tán và mạch tích hợp đầu tiên trên thế giới.

Ông và người vợ 72 tuổi của mình đã thành lập quỹ Gordon and Betty Moore Foundation vào năm 2000, quỹ này đã quyên góp hơn 5,1 tỉ USD cho các hoạt động từ thiện kể từ khi thành lập.

Ông rất nổi tiếng với Định luật Moore được đưa ra vào năm 1965, khi đưa ra dự đoán rằng số lượng bóng bán dẫn trên mạch tích hợp sẽ tăng gấp đôi mỗi năm. Năm 1975, Moore sửa đổi dự đoán thành mức tăng gấp đôi số lượng bóng bán dẫn trên mạch tích hợp cứ sau hai năm trong 10 năm tiếp theo. Bất chấp thời hạn 10 năm, Định luật Moore đã trở thành một tiêu chuẩn chung cho sự phát triển của hiệu suất máy tính trong một thời gian dài.

Người đồng sáng lập Intel qua đời ở tuổi 94 - 2

Gordon Moore – người truyền cảm hứng cho những tên tuổi lớn trong ngành công nghệ ngày nay.

Trong sự tưởng nhớ đến Gordon Moore, CEO Pat Gelsinger của Intel đã bày tỏ: “Gordon Moore đã định hình ngành công nghệ thông qua cái nhìn sâu sắc và tầm nhìn của ông. Ông là người có công lớn trong việc tiết lộ sức mạnh của bóng bán dẫn, đồng thời truyền cảm hứng cho các nhà công nghệ và doanh nhân trong nhiều thập kỷ”.

Frank D. Yearly, chủ tịch hội đồng quản trị của Intel, cho biết: “Gordon là một nhà khoa học lỗi lạc và là một trong những doanh nhân và nhà lãnh đạo doanh nghiệp hàng đầu của Mỹ. Thật không thể tưởng tượng được thế giới chúng ta đang sống ngày nay, với sự quan trọng của máy tính, sẽ ra sao nếu không có đóng góp của Gordon Moore”.

Đăng trên Twitter, CEO Tim Cook của Apple đã viết: “Thế giới đã mất đi Gordon Moore, một trong những người cha sáng lập của Thung lũng Silicon và là một người có tầm nhìn thực sự, người đã giúp mở đường cho cuộc cách mạng công nghệ. Tất cả chúng ta, những người đi sau đều mang ơn ông. Cầu mong ông yên nghỉ”.

CEO Google và Alphabet Sundar Pichai đã bày tỏ: “Tầm nhìn của ông đã truyền cảm hứng cho rất nhiều người trong chúng tôi theo đuổi công nghệ, đặc biệt là nguồn cảm hứng lớn cho tôi. Xin chia buồn cùng gia đình ông và mọi người tại Intel”.

Gordon Moore sinh ra ở San Francisco (Mỹ) vào ngày 3/1/1929. Theo thông báo của Intel, ông ra đi để lại vợ là Betty, 2 con trai Kenneth và Steven, 4 người cháu.

Thanh Phong

Tin liên quan

Tin mới nhất

Ngoài vàng, hai kim loại này được dự báo tăng mạnh trong nửa cuối năm nay

Ngoài vàng, hai kim loại này được dự báo tăng mạnh trong nửa cuối năm nay

Sau khi ghi nhận mức tăng ấn tượng trong nửa đầu năm 2025, giá vàng, bạc và bạch kim được dự báo vẫn sẽ tiếp tục đi lên trong thời gian tới. Theo chuyên gia chiến lược hàng hóa Ole Hansen của Saxo Bank, các yếu tố thúc đẩy đà tăng của kim loại quý vẫn còn nguyên vẹn, thậm chí có thể thêm phần mạnh mẽ trong bối cảnh nhiều bất ổn kinh tế và địa chính trị toàn cầu.

NSND - Họa sĩ Vương Duy Biên là Chủ tịch Hiệp hội Phát triển Công nghiệp Văn hóa Việt Nam

NSND - Họa sĩ Vương Duy Biên là Chủ tịch Hiệp hội Phát triển Công nghiệp Văn hóa Việt Nam

Chiều 11/7, tại Hà Nội, Ban vận động Hiệp hội Phát triển Công nghiệp Văn hóa Việt Nam đã tổ chức Đại hội khóa I, nhiệm kỳ 2025 – 2030. Sự kiện đánh dấu mốc quan trọng trong chiến lược phát triển các ngành công nghiệp văn hóa của đất nước trong kỷ nguyên kinh tế tri thức và hội nhập quốc tế.

Phạm Hồng Điệp với khát vọng yêu

Phạm Hồng Điệp với khát vọng yêu

Không biết từ bao giờ mà cái tên Phạm Hồng Điệp trong giới doanh nhân và cả văn nghệ sĩ Hải Phòng đã trở thành thân thuộc. Anh là một doanh nhân thành đạt, hàng ngày, hàng giờ khối lượng lớn công việc đè lên đôi vai anh, mà theo như bạn bè tâm sự thì anh đã gồng lên gánh vác hết mình, cuối cùng, trời không phụ lòng người, anh đã nhận về thành công.

Hiệp hội Phát triển công nghiệp văn hoá Việt Nam: Kết nối nguồn lực, thúc đẩy sáng tạo

Hiệp hội Phát triển công nghiệp văn hoá Việt Nam: Kết nối nguồn lực, thúc đẩy sáng tạo

Công nghiệp văn hóa giữ vai trò đặc biệt quan trọng trong việc phát huy nội lực văn hóa, thúc đẩy sáng tạo và nâng cao giá trị gia tăng trong nền kinh tế Việt Nam. Không chỉ là lĩnh vực kinh tế giàu tiềm năng, công nghiệp văn hóa còn góp phần bảo tồn, quảng bá di sản dân tộc, hình thành bản sắc quốc gia trong bối cảnh hội nhập quốc tế sâu rộng. Ngày 30/5/2025, Bộ Nội vụ đã ban hành Quy