3 đặc điểm đứa trẻ trưởng thành làm nên sự nghiệp lớn, mẹ xem con mình có không?

Bố mẹ có thể là người thầy hướng dẫn trẻ bước đi vững vàng và xa hơn trên con đường hướng tới tương lai.

Trong hội nhóm về gia đình, một người mẹ kể rằng "Con trai tôi luôn gọi điện cho mẹ mỗi lần gặp vấn đề với bài tập về nhà. Thậm chí còn cần tôi giúp gọt bút chì!"

Một bà mẹ khác đồng tình "Con gái tôi cũng vậy. Cháu đã 8 tuổi rồi mà vẫn chưa biết tự tắm rửa sạch sẽ, vẫn cần tôi giúp!"

3 đặc điểm đứa trẻ trưởng thành làm nên sự nghiệp lớn, mẹ xem con mình có không? - 1

Hiện nay, nhiều trẻ vì được bố mẹ bao bọc, nuông chiều nên dần mất đi khả năng tự lập, trong khi trẻ khác dù không cần nhắc nhở nhiều vẫn có thể tự chăm sóc bản thân và hoàn thành nhiệm vụ. Điều này khiến phụ huynh lo lắng về sự phát của trẻ, đặc biệt là trong giai đoạn tiểu học, cần bắt đầu hình thành những kỹ năng sống cơ bản.

Vậy tại sao lại có sự khác biệt đó? Trên thực tế, điều này có thể thấy qua một số đặc điểm của trẻ tiểu học. Những đứa trẻ học hành giỏi giang thường có 3 đặc điểm chung kể từ khi học tiểu học. Mẹ xem con mình có nằm trong số đó không?

3 đặc điểm đứa trẻ trưởng thành làm nên sự nghiệp lớn, mẹ xem con mình có không? - 2

Độc lập và có khả năng tự giải quyết vấn đề

Một số trẻ muốn bố mẹ giúp giải quyết mọi vấn đề, ngay cả khi lớn lên, vẫn phụ thuộc.

Nhưng những đứa trẻ tự lập từ nhỏ, khi gặp vấn đề, trước tiên sẽ cố gắng tự mình giải quyết. Nếu cách đó không hiệu quả, sẽ sử dụng nhiều nguồn lực khác nhau để giải quyết.

Vậy nếu trẻ luôn muốn nhờ giúp đỡ, bố mẹ nên làm gì?

Đừng chỉ huy, hãy là người cố vấn

Nếu trẻ nhờ giúp đỡ, bố mẹ không nên vội vàng chỉ ra giải pháp, mà hãy hướng dẫn trẻ tự tìm ra câu trả lời cho vấn đề.

Ví dụ, khi trẻ đang chơi Lego và không thể lắp ráp, bố mẹ có thể hướng dẫn bằng 3 câu hỏi "Con nghĩ vấn đề nằm ở đâu?", "Con đã thử những phương pháp nào?", "Mẹ có thể giúp gì cho con?" Theo cách này, trẻ sẽ tự suy nghĩ về giải pháp và bố mẹ trở thành trợ lý hoặc cố vấn.

Hãy dạy trẻ quá trình tư duy và từ từ rèn luyện khả năng tự giải quyết vấn đề. 

3 đặc điểm đứa trẻ trưởng thành làm nên sự nghiệp lớn, mẹ xem con mình có không? - 3

Độc lập và có khả năng tự giải quyết vấn đề.

Cho phép trẻ mắc lỗi

Khi trẻ mắc lỗi, đừng vội quát mắng hay chỉ trích. Thay vào đó, hãy động viên nhiều hơn.

Thường xuyên trao cho trẻ quyền tự chủ trong những việc nhỏ, chẳng hạn như dọn dẹp phòng, mua sắm đồ gia dụng, tưới hoa, lập kế hoạch du lịch... Hãy cố gắng buông bỏ và đừng vội sửa lỗi ngay cả khi trẻ không làm tốt. Dần dần, trẻ sẽ trưởng thành nhanh hơn từ những sai lầm.

3 đặc điểm đứa trẻ trưởng thành làm nên sự nghiệp lớn, mẹ xem con mình có không? - 4

Động lực bên trong mạnh mẽ, không cần phải vội vã 

Hầu hết những người thành công đều có động lực nội tại rất mạnh mẽ, đây chính là năng lực cốt lõi cho sự phát triển tương lai của trẻ.

Làm thế nào để nuôi dưỡng động lực bên trong cho con?

Cho phép trẻ đặt câu hỏi và làm những việc mình quan tâm

Trên thực tế, việc trẻ quan tâm đến những thứ khác ngoài việc học là điều tốt. Điều này chứng tỏ rằng trẻ tò mò và tương lai đầy hứa hẹn.

Khi trẻ có hàng trăm ngàn câu hỏi, nên kiên nhẫn, giúp tìm câu trả lời và sau đó khuyến khích theo đuổi những gì mình thích.

3 đặc điểm đứa trẻ trưởng thành làm nên sự nghiệp lớn, mẹ xem con mình có không? - 5

Động lực bên trong mạnh mẽ, không cần phải vội vã.

Hướng dẫn trẻ đặt ra những mục tiêu nằm trong tầm với 

Lý tưởng có thể rất tuyệt vời, nhưng mục tiêu phải được chia nhỏ và thực hiện theo từng giai đoạn. Mẹ có thể hướng dẫn trẻ đặt ra mục tiêu hàng ngày.

Ví dụ, nếu trẻ muốn trở thành nhà ngoại giao, nên đặt ra mục tiêu trước như phải ghi nhớ bao nhiêu từ mỗi ngày và luyện nói trong bao lâu, và mục tiêu đó phải nên đạt được bằng nỗ lực.

Cả gia đình cùng nhau học tập và cùng nhau tiến bộ

Nếu bố mẹ dành ít thời gian sử dụng điện thoại và nhiều thời gian hơn cho việc đọc sách và học kỹ năng, thì trẻ sẽ nhận thấy học tập là một phần của cuộc sống, từ đó có động lực học tập hơn.

3 đặc điểm đứa trẻ trưởng thành làm nên sự nghiệp lớn, mẹ xem con mình có không? - 6

Không sợ thất bại, sau thất bại lại trở nên can đảm hơn

Một số trẻ khóc khi không làm tốt trong kỳ thi, bởi chưa trải qua quá trình “thất bại - kiên trì - thành công”.

Ngược lại, trẻ khác lại trở nên can đảm hơn. Trẻ nhận ra rằng thất bại là một phần tự nhiên của cuộc sống, là cơ hội để học hỏi và trưởng thành. Những trẻ này thường được khuyến khích từ nhỏ để đối mặt với thử thách, phát triển sự kiên trì và lòng quyết tâm. Thay vì chỉ tập trung vào kết quả cuối cùng, trẻ học cách đánh giá quá trình và những nỗ lực đã bỏ ra.

Làm thế nào để nuôi dưỡng khả năng phục hồi của trẻ?

Biến thất bại thành thử thách

Nếu trre không làm tốt bài kiểm tra, đừng vội quát mắng. Thay vào đó, mẹ có thể nói, "Con đã làm không tốt trong kỳ thi, vậy chúng ta cần tìm ra vấn đề để cải thiện." Sau đó hướng dẫn trẻ phân tích những lỗi sai và xây dựng kế hoạch cải thiện.

3 đặc điểm đứa trẻ trưởng thành làm nên sự nghiệp lớn, mẹ xem con mình có không? - 7

Sau thất bại lại trở nên can đảm hơn.

Xây dựng sự tự tin từ những “chiến thắng nhỏ”

Hãy để trẻ làm một số việc nhỏ đầy thử thách, chẳng hạn như tự dọn đồ chơi, lắp khối legi. Sau mỗi lần thành công, hãy "Con có thể làm được nếu kiên trì"

Giáo dục giống như việc trồng cây, và trường tiểu học là thời gian trẻ bén rễ.

Trẻ có thể tự lập khi lớn lên, phát triển khả năng giải quyết vấn đề, học tập chủ động và không sợ thất bại thường được bố mẹ thấu hiểu, nuôi dưỡng đúng cách. 

Vì vậy, mỗi phụ huynh đều có thể trở thành “huấn luyện viên phát triển” cho con bước đi vững vàng và xa hơn trên con đường hướng tới tương lai.

Thi Thi

Tin liên quan

Tin mới nhất

Sức khỏe cộng đồng - Hành trình chữa lành cùng lương y Hoàng Nhân Trung

Sức khỏe cộng đồng - Hành trình chữa lành cùng lương y Hoàng Nhân Trung

Lương y Huỳnh Khắc Trung – người trực tiếp hướng dẫn chương trình chăm sóc sức khỏe cộng đồng với tiêu chí phụng sự “Sáng y đức, giỏi y thuật” và tinh thần y học chủ động, cơ chế tự chữa lành. Trải nghiệm liệu trình cá nhân hóa tại Phòng khám Đông y Tuệ Hy (179B Cách Mạng Tháng 8, P.5, Q.3).

“Hương”: Thiên tình sử trong chiến tranh

“Hương”: Thiên tình sử trong chiến tranh

Ai đó thích thú câu: “Khi đại bác gầm thì họa mi ngừng hót” (ngụ ý khi chiến tranh nổ ra thì không còn cơ hội cho tình yêu và nghệ thuật), sẽ phải tự đính chính nếu đọc tiểu thuyết “Hương” (Nxb Chính trị quốc gia Sự thật, 2022) của Nguyễn Thụy Kha, một nhà văn mặc áo lính cả trong nghĩa đen lẫn nghĩa bóng của từ này.