3 kiểu phụ huynh có "số mệnh" dạy con thành người tài giỏi
Bố mẹ có EQ cao và tầm nhìn xa, thường hướng trẻ phát triển những điều tích cực trong cuộc sống.
Trong xã hội hiện đại, việc nuôi dạy con cái không chỉ đơn thuần là cung cấp thức ăn, chỗ ở và giáo dục cơ bản. Một yếu tố rất quan trọng là các phụ huynh hiện nay chú trọng là trí tuệ cảm xúc (EQ) và tầm nhìn xa trong việc giáo dục.
Bố mẹ có EQ cao thường giúp trẻ phát triển tốt về mặt cảm xúc, định hướng đúng đắn về một tương lai tươi sáng hơn, chủ yếu tập trung vào 3 khía cạnh.
Nuôi dưỡng cho trẻ lòng khoan dung với chính mình
Nhiều phụ huynh coi trọng việc rèn luyện tính bao dung, bởi yếu tố này sẽ ảnh hưởng rất lớn đến cuộc sống của trẻ. Tính khoan dung giúp trẻ học được cách chấp nhận và thông cảm với chính mình và người khác.
Trong tâm lý học, lòng khoan dung đề cập đến khả năng kiềm chế cảm xúc của chính mình. Điều này bao gồm việc không phản ứng thái quá trước những tình huống khó khăn, không dễ dàng bị tổn thương bởi những lời nói hay hành động của người khác. Sự khoan dung giúp trẻ trở nên bình tĩnh, phát triển khả năng nhìn nhận vấn đề từ nhiều góc độ khác nhau.
Sự khoan dung quan trọng như thế nào? Sức mạnh của khả năng này có thể nói là liên quan đến chất lượng cuộc sống.
Nuôi dưỡng cho trẻ lòng khoan dung với chính mình.
Khi trẻ có lòng khoan dung thường có khả năng đối mặt với những thử thách và khó khăn một cách tự tin hơn. Trẻ biết rằng cuộc sống không phải lúc nào cũng diễn ra theo kế hoạch và rằng những điều bất ngờ có thể xảy ra bất cứ lúc nào.
Bởi trong cuộc sống luôn có rất nhiều điều “bất ngờ” xảy ra. Nếu trẻ mong đợi khác với thực tế thì phải có khả năng chấp nhận, bao dung và đối mặt với nó một cách lạc quan.
Bố mẹ không thể lúc nào cũng bảo vệ con mình khỏi những khó khăn và thất bại. Điều nên làm là nuôi dưỡng lòng khoan dung để có khả năng đối mặt với thách thức trong cuộc sống.
Nuôi dưỡng khả năng tiếp tục học tập
Sự tò mò về kiến thức, khả năng học tập chủ động rất quan trọng với trẻ. Điều này bởi vì sự tò mò thúc đẩy trẻ khám phá thế giới xung quanh, động lực để phát triển kỹ năng tư duy độc lập và khả năng giải quyết vấn đề.
Khi trẻ có sự tò mò, sẽ không chỉ dừng lại ở việc tiếp nhận thông tin, mà sẽ tìm cách tìm hiểu sâu hơn, đặt câu hỏi và tìm kiếm câu trả lời. Đây chính là nền tảng cho việc hình thành một tư duy phản biện và khả năng học hỏi suốt đời.
Với khả năng chủ động học tập, trẻ sẽ trở thành những người học tích cực, không chỉ chờ đợi kiến thức được dạy mà còn chủ động tìm kiếm và khám phá những điều mới mẻ.
Nuôi dưỡng khả năng tiếp tục học tập.
Trẻ sẽ biết cách thiết lập mục tiêu học tập cho bản thân, tìm ra phương pháp học phù hợp và tự đánh giá sự tiến bộ. Thói quen học tập này sẽ hình thành từ những trải nghiệm hàng ngày, từ việc đọc sách, tham gia các hoạt động ngoại khóa cho đến việc thảo luận với bạn bè về những vấn đề mình quan tâm.
Hơn nữa, khi trẻ phát triển thói quen học tập tích cực, sẽ dễ dàng thích nghi với những thay đổi và thách thức trong cuộc sống. Sự chủ động trong học tập cũng giúp trẻ phát triển sự tự tin, có khả năng vượt qua những khó khăn và đạt được mục tiêu.
Nuôi dưỡng khả năng nhận thức hạnh phúc của trẻ
Một người thiếu nhận thức về hạnh phúc sẽ khó có được niềm vui thực sự, ngay cả khi giàu có và địa vị cao.
Nghiên cứu cho thấy rằng hạnh phúc được cảm nhận có mối liên hệ chặt chẽ với sức khỏe tinh thần và sự hài lòng trong cuộc sống của một cá nhân.
Theo khảo sát, khoảng 70% những người bị trầm cảm trong thời gian dài thường có nhận thức về hạnh phúc thấp.
Vì vậy, bố cần nuôi dưỡng nhận thức của trẻ về hạnh phúc.
Bởi khả năng nhận thức hạnh phúc không phải là bẩm sinh mà cần được rèn luyện và cải thiện thông qua trải nghiệm.
Nhà giáo dục Montessori đã nói: “Trẻ em là có cơ thể và trí tuệ đang phát triển, giai đoạn này quan trọng nhất trong cuộc đời của trẻ”.
Trong giai đoạn này, trẻ dễ học theo điều tốt nếu bố mẹ lạc quan, tích cực.
Nuôi dưỡng khả năng nhận thức hạnh phúc của trẻ.
Một nghiên cứu trên 500 gia đình cho thấy, trẻ em sống bố mẹ tích cực và lạc quan sẽ có nhận thức về hạnh phúc cao hơn 30% so với trẻ ở các gia đình khác.
Vì vậy, bố mẹ nên hướng dẫn trẻ khám phá những điều hạnh phúc trong cuộc sống, từ đơn giản nhất như việc cùng nhau nấu ăn, đi dạo trong công viên, hay thậm chí là những buổi tối quây quần bên nhau để trò chuyện và chia sẻ.
Những khoảnh khắc này giúp trẻ nhận ra rằng hạnh phúc thường đến từ những trải nghiệm giản dị hàng ngày. Khi trẻ hiểu rằng niềm vui có thể tìm thấy ở khắp nơi xung quanh, sẽ phát triển cái nhìn tích cực hơn về cuộc sống.
Trẻ lớn lên trong tình yêu thương, được bao bọc bởi sự quan tâm và chăm sóc, sẽ hình thành nền tảng vững chắc cho sự phát triển tâm lý và xã hội.
Tình yêu thương không chỉ đơn thuần là việc chăm sóc về thể chất mà còn là việc lắng nghe, thấu hiểu và chia sẻ những cảm xúc. Khi trẻ cảm thấy được yêu thương, sẽ có xu hướng tự tin, dám thể hiện bản thân và khám phá thế giới.
Bình luận