5 dấu hiệu cảnh báo trẻ chậm lớn, mẹ đừng đợi đến khi con thấp hơn bạn nửa cái đầu mới vội tìm cách
Bố mẹ nên nhận biết sớm một số tín hiệu chậm tăng chiều cao ở trẻ.
Chiều cao của trẻ không tăng trưởng đều đặn hàng tháng mà sẽ tăng đột biến vào một thời điểm nhất định. Giống như sự phát triển của măng, có vẻ như im lặng nhưng thực chất nó đang tích tụ năng lượng mỗi ngày.
Có ba giai đoạn quan trọng để phát triển chiều cao và hai thời điểm đỉnh cao:
Giai đoạn sơ sinh (0-2 tuổi)
Thời điểm này, trẻ có sự phát triển chiều cao rất nhanh. Trung bình, trẻ sơ sinh có thể tăng khoảng 25 cm trong năm đầu tiên và khoảng 12-13 cm trong năm thứ hai. Sự phát triển này chủ yếu dựa vào dinh dưỡng hợp lý và sự chăm sóc sức khỏe.
Trẻ nầm non (2-6 tuổi)
Trong giai đoạn từ 2 đến 6 tuổi, trẻ tiếp tục tăng trưởng, mặc dù tốc độ không nhanh như giai đoạn sơ sinh. Trung bình, trẻ có thể tăng khoảng 5-7 cm mỗi năm. Đây là thời điểm quan trọng để trẻ phát triển các kỹ năng vận động và nhận thức, đồng thời xây dựng thói quen ăn uống lành mạnh.
Giai đoạn dậy thì (9-14 tuổi đối với bé gái và 11-16 tuổi đối với bé trai)
Giai đoạn dậy thì tăng trưởng chiều cao nhanh nhất. Trẻ sẽ trải qua sự bùng nổ về chiều cao, với tốc độ tăng trưởng có thể lên tới 10 cm mỗi năm. Hormone tăng trưởng và hormone sinh dục đóng vai trò quan trọng trong quá trình này. Việc cung cấp dinh dưỡng đầy đủ và hoạt động thể chất sẽ hỗ trợ tối ưu cho sự phát triển chiều cao.
Do đó, khi trẻ có 5 dấu hiệu sau đây nghĩa là chiều cao đang chậm lại. Bố mẹ nên nhanh chóng "báo động", thay đổi phương pháp nhằm giúp trẻ phát huy tốt tiềm năng.
Quần áo vẫn mặc vừa vặn sau 1 hoặc 2 năm
Dấu hiệu rõ ràng nhất của sự tăng trưởng là mặc không vừa quần áo. Vì vậy, nếu mẹ thấy quần áo của con không ngắn đi sau 1 hoặc 2 năm, thậm chí chiếc quần trẻ mặc năm ngoái vẫn vừa vặn trong năm nay, điều đó có nghĩa là quá trình phát triển của con có khả năng đã trì trệ.
Sự phát triển chiều cao của trẻ phản ánh qua việc cần thay quần áo thường xuyên. Nếu trẻ không tăng trưởng chiều cao trong thời gian dài, có thể là dấu hiệu đang gặp phải một số vấn đề về dinh dưỡng hoặc sức khỏe. Việc thiếu hụt các chất dinh dưỡng cần thiết như canxi, vitamin D hay protein có thể ảnh hưởng đến sự phát triển của xương và chiều cao.
Luôn thấp hơn bạn bè cùng trang lứa nửa cái đầu
Mặc dù tốc độ phát triển của mỗi người là khác nhau, nhưng nếu trẻ thấp hơn bạn bè cùng trang lứa hơn nửa cái đầu trong một thời gian dài, hoặc thậm chí bị nhầm là học sinh lớp dưới, bố mẹ nên lưu ý đây là dấu hiệu trẻ chậm tăng trưởng.
Sự chênh lệch về chiều cao không chỉ đơn thuần là một vấn đề về ngoại hình, mà có thể ảnh hưởng đến tâm lý và sự tự tin của trẻ. Những trẻ thường xuyên cảm thấy mình thấp hơn bạn bè có thể gặp khó khăn trong việc hòa nhập, tham gia các hoạt động thể thao hoặc thậm chí là giao tiếp.
Trẻ thấp hơn bạn bè cùng trang lứa nửa cái đầu.
Chiều cao tăng dưới 5 cm mỗi năm
Cách tốt nhất để hiểu được sự phát triển của trẻ là đo chiều cao hàng tháng và theo dõi sự thay đổi theo thời gian thực. Nếu mẹ thấy chiều cao của trẻ hầu như không thay đổi trong nhiều tháng liên tiếp, hoặc tăng chưa đến 5 cm trong suốt cả năm (thấp hơn khoảng lòng bàn tay của người lớn), hãy chú ý đến điều đó.
Mẹ thiết lập thời gian đo cố định. Ví dụ, nếu đo vào buổi sáng tháng trước, thì nên đo vào buổi sáng tháng này và những ngày tiếp theo.
Khi đo, mẹ sử dụng thước để kẻ một đường trên khung cửa. Nếu thấy phiền, cũng có thể dùng miếng dán tường có kích thước phù hợp.
Ăn nhiều nhưng không tăng cân
Một số trẻ ăn rất nhiều nhưng vẫn không thể tăng cân. Tay chân, khuôn mặt gầy gò. Tình trạng này có thể là do vấn đề hấp thụ chất dinh dưỡng. Thức ăn nạp vào không được chuyển hóa thành năng lượng cần thiết, và cơ thể luôn trong tình trạng "không đủ chi tiêu" trong một thời gian dài.
Nguyên nhân có thể đến từ nhiều yếu tố khác nhau. Một số trẻ có thể mắc phải các vấn đề về tiêu hóa, như hội chứng ruột kích thích, celiac hay dị ứng thực phẩm, khiến cơ thể không thể hấp thụ các chất dinh dưỡng hiệu quả. Điều này dẫn đến việc trẻ tiêu thụ lượng thức ăn lớn nhưng vẫn không thể tăng cân.
Ngoài ra, một số trẻ gặp phải vấn đề về chuyển hóa. Hệ thống chuyển hóa của trẻ có thể hoạt động quá mức, tiêu hao năng lượng nhanh chóng hơn so với mức cơ thể nạp vào. Sự hoạt động này có thể xuất phát từ các yếu tố di truyền, hormone hoặc thậm chí là các vấn đề về sức khỏe tiềm ẩn mà không dễ dàng phát hiện.
Ăn nhiều nhưng không tăng cân.
Mập mạp nhưng không lớn
Nhiều người cho rằng béo là khỏe mạnh. Tuy nhiên, một số trường hợp trẻ thừa cân nhưng chiều cao lại trì trệ. Quá nhiều mỡ sẽ cản trở quá trình tiết hormone tăng trưởng, cơ thể nặng nề cũng gây áp lực lên xương.
Ngoài ra, trẻ cao lớn nhanh chóng nhưng nặng cân hơn nhiều so với bạn bè cùng trang lứa, đây cũng không phải là tín hiệu tốt. Trong trường hợp này, tuổi xương có xu hướng phát triển sớm hơn và chiều cao sẽ đạt đến mức tối đa sớm.
Để giúp trẻ tăng trưởng ổn định, bố mẹ nên chú ý đến dinh dưỡng, chế độ nghỉ ngơi, vận động... khi cần nên tham khảo ý kiến bác sĩ chuyên môn.
Vậy làm thế nào bố mẹ giúp trẻ cải thiện chiều cao tốt?
Tập các môn thể thao giúp giãn cơ
Hãy chọn cho trẻ những bài tập khiến cơ thể “duỗi ra”. Ví dụ, nhảy dây, chơi bóng rổ, bơi lội... giống như đang mát-xa xương. Những hoạt động này giúp tăng cường sức mạnh cơ bắp, kích thích sự phát triển chiều cao, nhờ vào việc kéo giãn cơ và xương.
Bơi lội là môn thể thao vàng. Dòng nước có thể giải tỏa áp lực lên các khớp, khi trẻ bơi, lực nổi của nước giúp giảm thiểu trọng lực, cho phép xương và cơ thể trẻ được tự do duỗi ra mà không bị áp lực quá mức.
Bố mẹ nên chú ý theo dõi quá trình tăng trưởng của trẻ.
Hãy đa dạng về dinh dưỡng
Ngoài việc chú ý bổ sung cho trẻ đủ canxi, mẹ nên quan tâm đến các chất dinh dưỡng khác như protein, sắt, vitamin D, K, B, E, C...
Ngủ sâu
Sau 10 giờ tối là thời kỳ hormone tăng trưởng đỉnh điểm. Vì vậy, mẹ không nên để thức khuya, tắt các thiết bị điện tử khoảng 1 giờ trước khi đi ngủ, lắp rèm cản sáng trong phòng ngủ...
Trẻ nhỏ nên cố gắng đi ngủ trước 9 giờ 30 phút, học sinh trung học cơ sở không nên đi ngủ muộn sau 10 giờ 30 phút.
Bình luận