Hơn 300 người sẽ tham gia Ngày Văn hóa các dân tộc Việt Nam năm 2025

Ngày Văn hóa các dân tộc Việt Nam năm 2025 sẽ diễn ra từ 17 - 20/4 tại Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam, Đồng Mô, Sơn Tây, Hà Nội.

Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch vừa ban hành Kế hoạch 1341/KH-BVHTTDL tổ chức Ngày Văn hóa các dân tộc Việt Nam năm 2025 tại Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam.

Ngày Văn hóa các dân tộc Việt Nam năm 2025 là hoạt động thiết thực chào mừng Ngày Văn hóa các dân tộc Việt Nam (19/4); kỷ niệm 79 năm ngày Bác Hồ gửi thư cho Đại hội các dân tộc thiểu số miền Nam (19/4/1946 - 19/4/2025) và gần 20 năm thực hiện Quyết định số 1668/QĐ-TTg ngày 17/11/2008 của Thủ tướng Chính phủ về việc lấy ngày 19/4 hằng năm là Ngày Văn hóa các dân tộc Việt Nam.

Đồng thời, tiếp tục khẳng định sự quan tâm của Đảng, Nhà nước đối với vai trò trách nhiệm của nghệ nhân, đồng bào các dân tộc thiểu số có nhiều đóng góp trong công tác bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa truyền thống; nâng cao ý thức trách nhiệm của các cấp, các ngành, chủ thể văn hóa trong việc xây dựng và phát triển văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc.

Hơn 300 người sẽ tham gia Ngày Văn hóa các dân tộc Việt Nam năm 2025 - 1

Ảnh minh họa

Đây cũng là dịp để đồng bào các dân tộc được gặp gỡ giao lưu, học tập, trao đổi kinh nghiệm trong công tác bảo tồn, phát huy giá trị văn hoá truyền thống các dân tộc góp phần bảo tồn, gìn giữ, tôn vinh và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc nhằm thắt chặt tình đoàn kết gắn bó giữa các dân tộc, xây dựng và phát triển đời sống văn hóa lành mạnh, tiến bộ.

Theo Kế hoạch, lực lượng tham gia Ngày Văn hóa các dân tộc Việt Nam năm 2025 khoảng hơn 300 người, thuộc 54 thành phần dân tộc của các tỉnh, thành phố.

Trong đó, khoảng hơn 100 người của 16 dân tộc đang hoạt động hàng ngày tại Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam như: dân tộc Mường (Hòa Bình); dân tộc Thái, dân tộc Lào, dân tộc Khơ Mú (Sơn La); dân tộc Mông (Hà Giang); dân tộc Tày, dân tộc Nùng (Thái Nguyên); dân tộc Dao (Tp. Hà Nội); dân tộc Tà Ôi, dân tộc Cơ Tu (Tp. Huế); dân tộc Ba Na, dân tộc Gia Rai (Gia Lai); dân tộc Xơ Đăng (Kon Tum); dân tộc Raglai (Ninh Thuận); dân tộc Ê Đê (Đắk Lắk); dân tộc Khmer (Sóc Trăng).

Huy động thêm khoảng hơn 100 người: 25 đồng bào dân tộc Ê Đê (tỉnh Đắk Lắk); 20 đồng bào dân tộc Khmer (tỉnh Sóc Trăng); 30 đồng bào dân tộc Thổ (tỉnh Thanh Hóa); 20 đồng bào dân tộc Mường (tỉnh Hòa Bình); 10 đồng bào dân tộc Cơ Tu (huyện Phú Lộc, Tp. Huế). Cùng đại diện 54 thành phần dân tộc của các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.

Trong khuôn khổ Ngày Văn hóa các dân tộc Việt Nam năm 2025 sẽ diễn ra Hội nghị tổng kết công tác phối hợp với các địa phương huy động đồng bào các dân tộc về tổ chức hoạt động tại Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam nhằm tổng kết, đánh giá công tác phối hợp huy động đồng bào các dân tộc tham gia hoạt động sự kiện và hoạt động hằng ngày tại Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam; chỉ ra những hạn chế, tồn tại; đề xuất, kiến nghị; xác định mục tiêu, định hướng các hoạt động hằng ngày, hoạt động sự kiện trong thời gian tiếp theo; Biểu dương, khen thưởng các địa phương, nhóm đồng bào tích cực trong công tác phối hợp, tham gia tổ chức các hoạt động tại Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam…

Cùng với đó là các hoạt động trình diễn giới thiệu di sản, văn hóa địa phương như: Sắc màu văn hóa dân tộc Khmer Sóc Trăng; Không gian văn hóa “Sắc màu cao nguyên Đắk Lắk”; Sắc màu văn hóa vùng cao xứ Thanh qua không gian văn hóa dân tộc Thổ, tỉnh Thanh Hóa; Hoạt động của cộng đồng các dân tộc đang hoạt động hằng ngày tại Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam…

Minh Thư

Tin liên quan

Tin mới nhất

Tôi vẽ “sư phụ” Tề Bạch Thạch

Tôi vẽ “sư phụ” Tề Bạch Thạch

Hai họa sỹ cự phách có tầm ảnh hưởng lớn đến cuộc đời cầm cọ của tôi, một là người Việt – Nam Sơn Hoạ gia - Nguyễn Vạn Thọ (1890 - 1973) và hai là Tề Bạch Thạch (1864 - 1957), tên thật là Tề Thuần Chi, một Danh họa, triện khắc gia nổi tiếng và kiệt xuất người Trung Quốc. Ông còn có biệt hiệu là Tề Hoàng và Tề Vị Thanh. Ông nổi tiếng với bút pháp đại tả ý, nét vẽ thâm hậu,

Người lĩnh xướng “Tổ quốc gọi tên mình” trong dàn đồng ca Hoa hậu Việt Nam

Người lĩnh xướng “Tổ quốc gọi tên mình” trong dàn đồng ca Hoa hậu Việt Nam

Những ngày ở Vinpearl Phú Quốc tham gia tổ chức Cuộc thi Hoa hậu Việt Nam 2014, tôi thường cùng nhà báo Hồng Vĩnh dậy sớm đón minh ló rạng từ phía biển xa, nhấp nhô trên những con sóng xanh vỗ về đảo ngọc. Các thí sinh sẽ cùng ca sĩ Tạ Minh Tâm lên tàu ra đảo Đồi Mồi, một hòn nhỏ gần Phú Quốc để thực hiện cảnh quay trong MV “Tổ quốc gọi tên mình”. Đã nhiều ngày qua, ca sĩ Tạ Minh T

Bảo vật quốc gia Tháp đất nung và Bệ thờ đất nung Đền An Xá

Bảo vật quốc gia Tháp đất nung và Bệ thờ đất nung Đền An Xá

Nằm trên mảnh đất hình đầu rồng ở thôn An Xá, xã An Viên, huyện Tiên Lữ (tỉnh Hưng Yên), được bao bọc bởi hồ nước trong xanh in bóng những cây nhãn lồng cổ thụ, Đền An Xá - ngôi đền cổ thờ Ngọc Hoàng Thượng đế và các vị thần tiên - như một chốn yên bình để du khách tìm về với lịch sử Đạo giáo, Phật giáo Việt Nam. Đặc biệt, nơi đây còn là nơi bảo tồn và gìn giữ hoàn ch