5 thói quen "lạ đời" của trẻ khiến bố mẹ phiền lòng, được uốn nắn đúng IQ sẽ tăng cao

Một số thói quen của trẻ là dấu hiệu trí não phát triển tốt, nhưng cũng cần bố mẹ uốn nắn phù hợp.

Thực tế, mỗi đứa trẻ đều có tính cách riêng, đôi khi bố mẹ quá lo lắng nên vội sửa những "tật xấu" cho con”.

Thực tế, 5 thói quen nhỏ sau đây thường xuất hiện ở những đứa trẻ có tố chất thông minh. Bố mẹ đừng vội quát mắng, thay vào đó hãy hướng dẫn trẻ phát triển theo hướng phù hợp hơn.

5 thói quen "lạ đời" của trẻ khiến bố mẹ phiền lòng, được uốn nắn đúng IQ sẽ tăng cao - 1

Trẻ nhạy cảm, hay khóc

Việc trẻ khóc nhè đôi khi là một vấn đề đau đầu thực sự đối với bố mẹ, đặc biệt là các bé trai. Trong xã hội hiện đại, nhiều người vẫn mang trong mình quan niệm rằng con trai không nên thể hiện cảm xúc yếu đuối, mà thay vào đó phải mạnh mẽ và kiên cường.

Điều này có thể dẫn đến việc bố mẹ cảm thấy bối rối và không biết cách xử lý khi con khóc, đặc biệt khi những giọt nước mắt đó không có lý do rõ ràng.

Trên thực tế, những bé hay khóc thường đặc biệt nhạy cảm và muốn thể hiện những cảm xúc không tốt đang trải qua. Đây là một phần tự nhiên trong quá trình phát triển cảm xúc, để học cách nhận diện và biểu đạt những gì mình cảm thấy.

5 thói quen "lạ đời" của trẻ khiến bố mẹ phiền lòng, được uốn nắn đúng IQ sẽ tăng cao - 2

Trẻ nhạy cảm, hay khóc.

Đôi khi, trẻ không thể diễn đạt chính xác những gì đang diễn ra trong lòng, và khóc trở thành cách duy nhất để giải tỏa.

Tất nhiên, không thể loại trừ khả năng rằng một số bé dùng tiếng khóc như một cách để kiểm soát tình huống hoặc để thu hút sự chú ý.

Tuy nhiên, điều này cũng cho thấy trẻ đang trong quá trình học cách giao tiếp nhưng chưa nắm vững phương pháp đúng. Đối với trẻ nhỏ, việc học cách diễn đạt cảm xúc một cách hiệu quả là một kỹ năng cần thời gian và sự hướng dẫn.

Bố mẹ đừng vội ngăn con khóc. Thay vào đó, hãy thể hiện sự thông cảm, giúp trẻ nhận ra rằng việc khóc là một phần bình thường trong cuộc sống. Hãy tạo một không gian an toàn để trẻ có thể bộc lộ cảm xúc mà không sợ bị phán xét.

5 thói quen "lạ đời" của trẻ khiến bố mẹ phiền lòng, được uốn nắn đúng IQ sẽ tăng cao - 3

Trẻ không thích bị ép ngủ trưa

Hầu hết chúng ta đều biết giấc ngủ trưa mang lại nhiều lợi ích cho trẻ, từ việc cải thiện trí nhớ, tăng cường khả năng học hỏi...

Giấc ngủ trưa giúp trẻ hồi phục năng lượng, tạo điều kiện cho não bộ hoạt động hiệu quả hơn trong những giờ học tập và vui chơi tiếp theo. Tuy nhiên, không phải trẻ nào cũng tựu nguyên tuân thủ thời gian ngủ trưa.

Điều này có thể xuất phát từ việc trẻ tự lập hơn và không thích bị bố mẹ hoặc thầy cô sắp xếp thời gian ngủ. Trẻ muốn kiểm soát thời gian và nhịp điệu của bản thân.

Những đứa trẻ như vậy thường rất tò mò, luôn cảm thấy thế giới rất rộng lớn và tràn đầy khám phá. Trẻ có thể nghĩ rằng ngủ trưa là một điều lãng phí thời gian, trong khi bên ngoài có rất nhiều điều thú vị đang chờ đợi.

5 thói quen "lạ đời" của trẻ khiến bố mẹ phiền lòng, được uốn nắn đúng IQ sẽ tăng cao - 4

Nhiều trẻ thích được vui chơi hơn là ngủ trưa.

Nếu trẻ không muốn ngủ, đừng vội ép buộc, bởi có thể tạo ra phản ứng tiêu cực, cảm thấy khó chịu và không thoải mái.

Hơn nữa, nếu trẻ cảm thấy rằng việc ngủ trưa là một sự cưỡng ép, dần bắt đầu ghét ngủ vào ban đêm, ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ tổng thể. 

Đối với đứa trẻ như vậy, cách tiếp cận tốt nhất là khuyến khích trẻ tự làm mọi việc. Bố mẹ có thể bắt đầu bằng cách tạo ra một môi trường thoải mái cho giấc ngủ trưa. Hãy cho trẻ thấy rằng giấc ngủ là một phần quan trọng trong việc chăm sóc bản thân và phát triển. 

Giao cho trẻ nhiều trách nhiệm hơn. Ví dụ, cho phép trẻ tự chọn thời gian ngủ trưa, tham gia vào việc chuẩn bị không gian ngủ, chọn một cuốn sách để đọc trước khi ngủ hoặc chọn một bài nhạc nhẹ nhàng. 

5 thói quen "lạ đời" của trẻ khiến bố mẹ phiền lòng, được uốn nắn đúng IQ sẽ tăng cao - 5

Trẻ thích nói những điều vô nghĩa

Trẻ thích nói những điều vô nghĩa, và điều này hoàn toàn bình thường. 

Khi trẻ đặt ra những câu hỏi ngớ ngẩn hay nói những điều vô nghĩa, đó là cách khám phá thế giới và phát triển khả năng tư duy. Nếu mẹ không thể trả lời các câu hỏi của con, hãy thành thật nói và đề nghị cùng nhau tra cứu thông tin khi có thời gian rảnh. 

Mẹ cũng có thể cùng trẻ tham gia một cuộc hành trình suy nghĩ hoang dã và bịa ra những câu chuyện thú vị. Nhằm khuyến khích trí tưởng tượng, giúp trẻ dần dần hiểu được đâu là thực, đâu là ảo. Khi trẻ được khuyến khích sáng tạo, sẽ học cách phân biệt giữa sự thật và hư cấu, đồng thời phát triển khả năng tư duy phản biện.

5 thói quen "lạ đời" của trẻ khiến bố mẹ phiền lòng, được uốn nắn đúng IQ sẽ tăng cao - 6

Đôi khi trẻ đặt những câu hỏi kỳ lạ.

Khi chơi với trẻ, mẹ sẽ thấy trí tưởng tượng của con thật phong phú! Trẻ có thể tạo ra những nhân vật kỳ quặc, xây dựng những câu chuyện ly kỳ và đi vào những cuộc phiêu lưu không giới hạn. Qua những câu chuyện mà trẻ tạo ra, mẹ cũng khám phá được những suy nghĩ và cảm xúc sâu kín.

Hầu hết những đứa trẻ nói nhiều thường hiểu người khác tốt hơn và giỏi giao tiếp. Những trẻ này thường được bao quanh bởi một nhóm bạn tốt từ khi còn nhỏ, cuộc sống chưa bao giờ mất đi màu sắc. Những kỷ niệm vui vẻ và sự kết nối xã hội này sẽ góp phần hình thành nền tảng vững chắc cho sự phát triển.

Trong tương lai, trẻ có thể trở thành phóng viên tin tức, nhân viên ngoại giao... Kỹ năng giao tiếp tốt sẽ mở ra nhiều cơ hội trong cuộc sống, giúp trẻ tự tin thể hiện bản thân.

5 thói quen "lạ đời" của trẻ khiến bố mẹ phiền lòng, được uốn nắn đúng IQ sẽ tăng cao - 7

Thích "phá" nhà

Nhiều trẻ thích lục lọi ngăn kéo, khám phá mọi ngóc ngách trong nhà, và điều này đôi khi khiến bố mẹ phải lo lắng. Những đồ dùng quan trọng và thuốc men bố mẹ luôn phải đặt trên cao, tránh xa tầm tay của trẻ. 

Khi mua đồ chơi, trẻ có thể tháo rời thành từng mảnh chỉ trong vòng một ngày. Điều này minh chứng cho sự sáng tạo và khả năng vận động mạnh mẽ của trẻ. Khi trẻ tháo rời đồ chơi, đang tìm hiểu về cách thức hoạt động của đồ vật mà còn khám phá các khái niệm về hình dạng, cấu trúc và chức năng.

Một đứa bé như vậy có tiềm năng học hỏi cao, thường giỏi toán, vật lý và hóa học, bởi vì khả năng tư duy logic và phân tích vấn đề từ sớm. Trẻ thường có xu hướng đặt ra nhiều câu hỏi và tìm kiếm câu trả lời.

Thay vì quát mắng khi trẻ tháo rời đồ vật, bố mẹ có thể biến những khoảnh khắc này thành cơ hội học hỏi. Hãy giải thích cho trẻ về những gì đang làm và cung cấp những câu hỏi kích thích trí tưởng tượng. 

5 thói quen "lạ đời" của trẻ khiến bố mẹ phiền lòng, được uốn nắn đúng IQ sẽ tăng cao - 8

Nhiều trẻ thích lục lọi ngăn kéo, khám phá mọi ngóc ngách trong nhà.

5 thói quen "lạ đời" của trẻ khiến bố mẹ phiền lòng, được uốn nắn đúng IQ sẽ tăng cao - 9

Hay nói dối

Nếu nhìn nhận theo hướng tích cực, nói dối chính là dấu hiệu cho thấy khả năng tư duy của trẻ đang được cải thiện. Khi trẻ nói dối, cần phải dự đoán những hậu quả khác nhau của sự thật và lời nói dối, đồng thời phải cân nhắc hình phạt sẽ phải nhận nếu lời nói dối bị vạch trần.

Quá trình này yêu cầu trẻ phải có khả năng suy nghĩ logic và khả năng hiểu biết về cảm xúc của người khác. Trẻ cần phải đánh giá tình huống, nhận thức được rằng lời nói dối có thể ảnh hưởng đến mối quan hệ với bạn bè và gia đình, từ đó quyết định xem có nên nói dối hay không. 

Trẻ hay nói dối thường có khả năng tư duy tốt, có tính cầu tiến và có nhận định riêng về diễn biến của sự việc. Trẻ có khả năng nhìn nhận vấn đề từ nhiều góc độ khác nhau và xây dựng những lý lẽ để biện minh cho hành động của mình. Điều này có thể khiến bố mẹ cảm thấy lo lắng, nhưng thực tế, thay vì phản ứng quá mạnh, nên xem đây là một cơ hội để giáo dục trẻ.

Bố mẹ không cần phản ứng mạnh mẽ khi phát hiện con mình nói dối. Thay vào đó, hãy chọn một cách tiếp cận bình tĩnh và hợp lý. Hãy nói thẳng với trẻ: "Bố mẹ biết con đã nói dối, nhưng sự thật quan trọng hơn, bố mẹ sẽ xem xét nếu con thành thật." Cách này giúp trẻ nhận ra rằng việc nói dối không phải là lựa chọn tốt, cũng như hiểu rằng trung thực là giá trị quan trọng.

Sau đó, hãy giải thích cho trẻ về hình phạt mà sẽ phải đối mặt nếu tiếp tục nói dối. Từ đó giúp trẻ hiểu rằng lời nói dối dẫn đến những hệ quả không mong muốn và rằng sự thật, mặc dù đôi khi có thể khó chịu, vẫn luôn là lựa chọn tốt hơn.

Hãy để trẻ nhận thức rằng những lời nói dối sẽ không mang lại giá trị lâu dài và phải đối mặt với những vấn đề phức tạp hơn.

Thi Thi

Tin liên quan

Tin mới nhất