Bố mẹ học của sinh giỏi dạy con điều gì? 3 tố chất giúp trẻ lớn lên thành công hơn người

Có những kỹ năng quan trọng giúp trẻ học tập tốt ở trường, bố mẹ nên chú ý rèn luyện cho con.

Khi trẻ bước vào bậc trung học cơ sở, sẽ trải qua một bước chuyển tiếp lớn.

Một chuyên gia giáo dục từng nói, “Sự tò mò khiến trẻ muốn học, cảm giác hoàn thành khiến trẻ yêu thích việc học và tâm trạng vui vẻ khiến trẻ sẵn sàng học hỏi. Nếu muốn nâng cao hứng thú học tập, bố mẹ nên tác động đến động lực bên trong, khi đó trẻ mới có thể học tập tốt.”

Sự tò mò, cảm giác thành tựu và tâm trạng vui vẻ là 3 “chất dinh dưỡng” giúp trẻ tràn đầy năng lượng trong quá trình học tập ở trường.

Bố mẹ học của sinh giỏi dạy con điều gì? 3 tố chất giúp trẻ lớn lên thành công hơn người - 1

Sự tò mò khiến trẻ muốn học

Sự thỏa mãn trí tò mò là một động lực nội tại rất quan trọng, giúp trẻ hứng thú với việc học tập. Khi trẻ được khám phá và tìm hiểu về thế giới xung quanh, sẽ phát triển niềm đam mê học hỏi một cách tự nhiên.

Ví dụ, nếu có điều kiện, bố mẹ có thể cùng con trồng cây lạc (đậu phộng) và quan sát từng giai đoạn sinh trưởng. Qua quá trình này, trẻ học được những kiến thức cơ bản về sinh học, cảm nhận được sự kỳ diệu của thiên nhiên, từ đó tạo ra hứng thú mạnh mẽ với môn sinh học.

Ngoài ra, những chuyến du lịch cũng là cơ hội tuyệt vời để thỏa mãn ham muốn khám phá. Khi cùng con đi du lịch, trẻ được thưởng thức cảnh đẹp, cơ hội học hỏi về địa lý. Những trải nghiệm thực tế như vậy sẽ giúp trẻ hình thành những khái niệm rõ ràng hơn về thế giới, từ đó củng cố sự hiểu biết và trí nhớ.

Bố mẹ học của sinh giỏi dạy con điều gì? 3 tố chất giúp trẻ lớn lên thành công hơn người - 2

Sự tò mò khiến trẻ muốn khám phá.

Việc sử dụng phương pháp học tập trải nghiệm là một cách hiệu quả để thỏa mãn trí tò mò, hứng thú với việc học. Khi trẻ duy trì được niềm say mê, không chỉ dừng lại ở những kiến thức trong sách giáo khoa mà còn mở rộng tầm nhìn ra ngoài, tìm hiểu và khám phá những điều mới mẻ. Hãy khuyến khích trẻ đặt câu hỏi trong lớp học, việc học sẽ không còn là một gánh nặng mà trở thành một hành trình thú vị.

Rõ ràng, những học sinh như vậy sẽ có tiềm năng học tập rất lớn và có khả năng đạt được những đột phá đáng kể về điểm số. Thực tế, nhiều thứ xung quanh cuộc sống đều là cơ hội tốt để kích thích trí tò mò . Những hoạt động như tham quan viện bảo tàng, chăm sóc động vật và thực vật, hay du lịch đến những nơi xa lạ đều giúp trẻ mở rộng kiến thức và trải nghiệm thực tế.

Bố mẹ học của sinh giỏi dạy con điều gì? 3 tố chất giúp trẻ lớn lên thành công hơn người - 3

Cảm giác thành đạt, giúp trẻ yêu thích học tập

Bố mẹ nên rèn luyện thói quen đọc sách cho trẻ ngay từ khi còn nhỏ. Việc này giúp trẻ tiếp thu kiến thức một cách tự nhiên. mở ra một thế giới phong phú của ngôn ngữ, ý tưởng và hình ảnh. Càng đọc nhiều, trẻ sẽ càng hiểu biết rộng hơn về cuộc sống, văn hóa và các nguyên tắc xã hội, từ đó hình thành những quan điểm và tư duy độc lập. 

Khi trẻ cảm nhận được sự tiến bộ và sự phát triển qua từng trang sách, mang lại cảm giác thành tựu rất lớn. Sự tự tin trong việc đọc sách, viết lách và giao tiếp sẽ dần dần được hình thành.

Một số trẻ có thể phát triển kỹ năng đọc tốt, nói lưu loát và viết khéo léo. Trong khi đó, trẻ khác thể hiện tài năng âm nhạc, yêu thích vui chơi và tham gia vào các buổi biểu diễn nghệ thuật. Một số trẻ lại có năng khiếu thực hành, dễ dàng sửa chữa các thiết bị điện hoặc tham gia làm thủ công.

Bố mẹ học của sinh giỏi dạy con điều gì? 3 tố chất giúp trẻ lớn lên thành công hơn người - 4

Cảm giác thành đạt, giúp trẻ yêu thích học tập.

Dù trẻ phát triển ở lĩnh vực nào, cảm giác thành đạt đều có tác động tích cực đến tâm lý. Khi trẻ nhận được những phản hồi tích cực từ môi trường xung quanh, sẽ cảm thấy tự tin và sẵn sàng chăm chỉ hơn trong lĩnh vực mà mình yêu thích.

Sự hứng thú này không chỉ dừng lại ở một lĩnh vực duy nhất, khi trẻ cảm thấy thành công trong một hoạt động, khả năng cao là muốn khám phá và thử sức ở nhiều lĩnh vực khác nhau.

Bố mẹ học của sinh giỏi dạy con điều gì? 3 tố chất giúp trẻ lớn lên thành công hơn người - 5

Tâm trạng tốt tạo động lực để trẻ sẵn sàng học hỏi

Trẻ ở trường cấp hai thường phải đối mặt với nhiều thách thức hơn. Các em không chỉ phải dậy sớm và trở về nhà muộn mà còn phải hoàn thành bài tập về nhà vào buổi tối. Trong môi trường học tập, trẻ phải đối diện với áp lực từ giáo viên, gánh nặng học tập và những khó khăn trong việc kết bạn...

Khi trở về nhà, nếu trẻ phải chịu đựng sự cằn nhằn từ bố mẹ, điều này không thể giải tỏa căng thẳng, tâm trạng không tốt sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng tập trung vào việc học. 

Vì vậy, bố mẹ hãy cùng con trò chuyện nhẹ nhàng khi về nhà, giúp trẻ cảm thấy được chia sẻ, có cơ hội để bày tỏ cảm xúc và suy nghĩ.

Bên cạnh đó, trẻ cũng phải đối mặt với nhiều kỳ thi trong chương trình học, như bài kiểm tra hàng tháng, giữa kỳ và cuối kỳ. Những kỳ thi này là cách đánh giá kiến thức, nhưng cũng tạo áp lực lớn lên tâm lý.

Bố mẹ học của sinh giỏi dạy con điều gì? 3 tố chất giúp trẻ lớn lên thành công hơn người - 6

Tâm trạng tốt tạo động lực để trẻ sẵn sàng học hỏi.

Việc thi xếp hạng, đặc biệt là đối với những em có điểm số thấp, trở thành nỗi lo lắng và bất an. Trẻ muốn làm tốt bài thi, nhưng nếu không đạt được kết quả như mong muốn, cảm giác thất vọng và chán nản sẽ xuất hiện.

Trong những lúc khó khăn này, trẻ rất cần có ai đó thấu hiểu và hỗ trợ. Việc bố mẹ hiểu con và cùng nhau phân tích những ưu, nhược điểm của bài thi sẽ trở thành chỗ dựa vững chắc. Một câu nói rất hay: “Biển học tập không có giới hạn, và niềm vui chèo thuyền chính là sức chịu đựng giúp trẻ tiếp tục hành trình học tập.”

Đối với những trẻ mới bước vào bậc trung học cơ sở, động lực và khả năng học tập là điều quan trọng nhất. Những năm tháng cấp hai  là một phần trong hành trình dài hạn.

Vì vậy, hãy chú ý đến động lực bên trong, giống như đôi cánh, giúp trẻ bay cao trên hành trình khám phá kiến thức. Càng được nuôi dưỡng, trẻ sẽ càng mạnh mẽ, tạo ra những bước tiến vững chắc trong việc học tập và phát triển bản thân.

Thi Thi

Tin liên quan

Tin mới nhất

Đạo và Đời trong “Hạc Hồng”

Đạo và Đời trong “Hạc Hồng”

Có những cuốn tiểu thuyết, chỉ thoáng nhìn tên ngoài bìa chẳng hạn như: “Chiến tranh và hòa bình”, “Những người khốn khổ”, “Đi bước nữa”, “Bước đường cùng”, vv… người đọc đã phần nào đoán được nội dung bên trong. Với Hạc Hồng thì ngược lại. Tên truyện lạ quá. Không hiểu tác giả muốn nói với người đọc cái gì.