Sau 3 lần đổi bình nóng lạnh, tôi nhận ra mua thiết bị này nên tuân theo quy tắc “5 không mua”

Khi mua bình nóng lạnh, bạn nên chọn loại sản xuất trong nước chứ không nên chọn hàng nhập khẩu.

Bình nóng lạnh là thiết bị phổ biến trong gia đình, thường được sử dụng để cung cấp nước nóng cho các nhu cầu hàng ngày như tắm gội, giặt đồ,... Nó hoạt động bằng cách sử dụng nguồn năng lượng điện hoặc năng lượng mặt trời, gas để làm nóng nước và duy trì nhiệt độ ổn định trong bình.

Tuy nhiên trên thị trường có rất nhiều loại bình nóng lạnh, đa dạng mẫu mã và dung tích, công suất, không phải ai cũng có thể lựa chọn bình nóng lạnh phù hợp với gia đình mình. Sau 3 lần đổi bình nóng lạnh, tôi nhận ra mua thiết bị này nên tuân theo quy tắc “5 không mua”.

Sau 3 lần đổi bình nóng lạnh, tôi nhận ra mua thiết bị này nên tuân theo quy tắc “5 không mua” - 1

1. Không mua loại làm nóng tức thời, nên chọn loại lưu trữ nhiệt

Khi mua bình nóng lạnh, điều đầu tiên cần lưu ý là chọn loại trữ nước ấm (bình nóng lạnh gián tiếp) chứ không phải loại làm nóng tức thì (bình nóng lạnh trực tiếp).

Loại có thể lưu trữ nước ấm là bình nóng lạnh điện truyền thống có bình chứa nước. Bình nóng lạnh tức thời là loại không có bình chứa nước và có thể làm nóng ngay lập tức. Sở dĩ như vậy vì bình nóng lạnh tức thời thường có 3 nhược điểm sau:

- Tiêu thụ điện năng cao: Loại phổ biến nhất là 5000 ~ 6000 watt. Đối với các hộ gia đình bình thường, chúng có thể bị ngắt ngay khi sử dụng. Thậm chí, lắp đặt xong mới phát hiện không sử dụng được và cuối cùng là tiêu tiền vô ích.

- Nhiệt độ nước không ổn định: Khu vực lắp đặt bình nóng lạnh cần có áp lực nước lớn và điện áp ổn định, nếu không khi sử dụng bạn sẽ thấy lúc nước chảy yếu, lúc chảy mạnh, lúc ấm lúc lạnh. Ngoài ra, thông thường bình nóng lạnh tức thời có nhiệt độ làm nóng trong khoảng 45 - 55 độ C nên không phù hợp với môi trường có nhiệt độ quá lạnh.

Sau 3 lần đổi bình nóng lạnh, tôi nhận ra mua thiết bị này nên tuân theo quy tắc “5 không mua” - 2

2. Không mua bình nóng lạnh có kích thước quá lớn hoặc quá nhỏ

Khi mua bình nóng lạnh, dung tích bình là điều rất quan trọng. Bạn không nên mua loại bình có kích thước quá lớn mà để tránh lãng phí nước, điện năng và tiết kiệm không gian.

Ngược lại, nếu mua bình nóng lạnh có dung tích quá nhỏ thì lượng nước nóng có thể không đủ để sử dụng, gây bất tiện. Vì thế, bạn nên mua bình nóng lạnh có dung tích phù hợp với nhu cầu sử dụng của gia đình

Cụ thể, dung tích dưới 20 lít được đánh giá là phù hợp với các hộ gia đình nhỏ từ 2 - 3 người, không gian nhỏ gọn. Dung tích 30 lít thường có thể cung cấp nguồn nước cho gia đình 5 người mà không cần phải chờ đợi quá lâu.

3. Không chọn loại bình nóng lạnh không nhãn hiệu

Khi chọn bình nóng lạnh, bạn cần chọn thương hiệu có tên tuổi, đừng ham rẻ mà mua hàng trôi nổi, không có thương hiệu. Bởi khi mua hàng không có thương hiệu, bạn có thể dễ gặp sự cố hơn như rò rỉ điện, bình nóng lạnh bị nổ,… hoặc có chế độ bảo hành không tốt.

Sau 3 lần đổi bình nóng lạnh, tôi nhận ra mua thiết bị này nên tuân theo quy tắc “5 không mua” - 3

4. Không chọn sản phẩm nhập khẩu, nên chọn sản phẩm trong nước

Khi mua bình nóng lạnh, bạn nên chọn loại sản xuất trong nước chứ không nên chọn hàng nhập khẩu. Thực ra, việc lựa chọn bình nóng lạnh nhập khẩu không có vấn đề gì, những người có điều kiện hoàn toàn có thể theo đuổi.

Thế nhưng, so với bình nóng lạnh sản xuất trong nước, tuy cùng hiệu suất và thông số kỹ thuật, bình nóng lạnh nhập khẩu thường sẽ đắt hơn, gây lãng phí tiền bạc không cần thiết.

5. Không chọn lớp lót bên trong bình loại thông thường

Bình chứa của bình nóng lạnh là bộ phận vô cùng quan trọng. Nếu bình chứa có chất lượng tốt thì độ an toàn và độ bền rất tốt. Vì thế, bạn không nên chọn lớp lót bên trong bình là loại thông thường.

Thay vào đó, bạn nên ưu tiên chọn sản phẩm có tráng men giúp chống ăn mòn và hạn chế bụi bẩn bám xung quanh. Giá thành của những loại này cao hơn một chút so với bình không tráng men nhưng không đáng kể và có thể chấp nhận được.

Lyly

Tin liên quan

Tin mới nhất

Đạo và Đời trong “Hạc Hồng”

Đạo và Đời trong “Hạc Hồng”

Có những cuốn tiểu thuyết, chỉ thoáng nhìn tên ngoài bìa chẳng hạn như: “Chiến tranh và hòa bình”, “Những người khốn khổ”, “Đi bước nữa”, “Bước đường cùng”, vv… người đọc đã phần nào đoán được nội dung bên trong. Với Hạc Hồng thì ngược lại. Tên truyện lạ quá. Không hiểu tác giả muốn nói với người đọc cái gì.