Bộ não trẻ có 2 thời điểm dễ trở nên thông minh hơn, bố mẹ nắm bắt cơ hội để rèn con học giỏi, IQ cao
Theo nghiên cứu, não bộ trẻ nhỏ trải qua hai giai đoạn phát triển nhanh chóng, bố mẹ nên nắm bắt nhằm bồi dưỡng tốt hơn.
Liệu IQ hay nỗ lực là yếu tố chủ yếu ảnh hưởng đến kết quả học tập của trẻ? Về câu hỏi này, một chuyên gia giáo dục cho biết tài năng quyết định thang điểm, còn nỗ lực quyết định vị trí cụ thể trong thang điểm đó.
Học sinh có học lực trung bình vẫn hy vọng vào được trường đại học nếu học tập chăm chỉ, nhưng rất khó để tiến xa hơn, đặc biệt là vào các trường đại học top đầu. Chăm chỉ học tập chưa đủ, IQ và tài năng là điều kiện cần thiết.
Tuy nhiên, khi nói đến "tài năng và IQ", phản ứng đầu tiên của nhiều bậc phụ huynh là điều này do di truyền quyết định, sẽ khó thể thay đổi bằng sức của con người.
Giáo sư Richard Đại học Harvard chuyên nghiên cứu về hành vi trẻ em. Ông đã từng lãnh đạo một nhóm thực hiện một nghiên cứu dài hạn về sự phát triển não bộ của trẻ từ khi mới sinh đến 18 tuổi.
Kết quả cho thấy chỉ số IQ của trẻ không cố định khi mới sinh. Môi trường và nền giáo dục có thể thúc đẩy sự cải thiện trí thông minh.
Tuy nhiên, hiệu quả cải thiện này chỉ có giới hạn về thời gian, nếu bỏ lỡ gần như không mang lại hiệu quả.
Vì vậy, bố mẹ nên chú ý, nắm bắt thời cơ này và nỗ lực hết sức để nâng cao chỉ số IQ cho con.
Trẻ từ 0-3 tuổi: “Cửa sổ vàng” cho sự phát triển của não bộ
Xing Guogang, phó giám đốc Viện khoa học thần kinh tại Đại học Bắc Kinh, từng nói "Cửa sổ vàng" quan trọng nhất cho sự phát triển của não bộ con người là 1.000 ngày đầu tiên của cuộc đời, khi não phát triển nhanh chóng và hình thành cũng như 'cắt tỉa' các kết nối nơ-ron diễn ra tích cực nhất".
Lý do tại sao 0-3 tuổi là "Cửa sổ vàng" phát triển não bộ chủ yếu bởi trong giai đoạn này, não bộ trải qua ba thay đổi lớn.
Đầu tiên, sự thay đổi về trọng lượng và thể tích não là 25% → 85%. Các nghiên cứu khoa học về não bộ đã phát hiện, não của người trưởng thành nặng khoảng 1100g và thể tích thường là 1350-1500 cm khối.
Khi trẻ mới sinh ra, thể tích não tương đối nhỏ, khoảng 350-400 cm3 và chỉ nặng khoảng 800 gram, chiếm khoảng 25% não của người trưởng thành.
Nhưng đến khoảng 3 tuổi, thể tích não tăng nhanh lên 1100-1200 cm3, trọng lượng tăng khoảng 1100g, chiếm khoảng 85% não người trưởng thành.
Thứ hai, số lượng kết nối và cắt tỉa tế bào thần kinh: 50 nghìn tỷ → 200 nghìn tỷMật độ khớp thần kinh trong não của trẻ sơ sinh rất thấp, chỉ khoảng 50 nghìn tỷ.
Nhưng ở độ tuổi từ 0 đến 3, não có thể hình thành tới 700-1000 kết nối nơ-ron mỗi giây. Trong giai đoạn này, số lượng khớp thần kinh giữa các tế bào thần kinh tăng nhanh và đạt đỉnh vào khoảng 200 nghìn tỷ khi trẻ 3 tuổi.
Cuối cùng, vỏ não "rãnh và hồi" đơn giản → phức tạp: Vỏ não là lớp ngoài cùng, nơi các tế bào thần kinh tập hợp và thực hiện các chức năng quan trọng.
Khi trẻ sơ sinh chào đời, các "rãnh và nếp gấp" trên vỏ não đã được hình thành ban đầu, nhưng so với người lớn, chúng vẫn còn tương đối đơn giản và chưa đủ sâu.
Tuy nhiên, vào khoảng 3 tuổi, các "rãnh và nếp gấp" trên vỏ não dần tăng lên, số lượng tế bào thần kinh cùng các kết nối giữa chúng trở nên phức tạp và chặt chẽ hơn, đánh dấu giai đoạn quan trọng trong quá trình phát triển não bộ.
Làm sao để nắm bắt “Cửa sổ vàng” giúp trẻ thông minh hơn?
Cung cấp dinh dưỡng đầy đủ: Trước 3 tuổi, não tiêu thụ năng lượng lớn nhất trong số tất cả các cơ quan và 50%-75% mà trẻ hấp thụ từ thức ăn, sẽ được não tiêu thụ.
Do đó, nếu trẻ không được cung cấp đủ dinh dưỡng trong giai đoạn này, điều đầu tiên bị ảnh hưởng chính là sự phát triển bình thường của cấu trúc và chức năng não bộ.
Tạo môi trường ngôn ngữ phong phú: Trẻ nghe được nhiều ngữ mà bố mẹ hoặc người chăm sóc trước 3 tuổi thì chỉ số IQ càng cao.
Vì vậy, bố mẹ nên giao tiếp nhiều hơn và làm phong phú thêm môi trường ngôn ngữ của trẻ.
Khuyến khích thể thao và trò chơi: Tập thể dục cung cấp nhiều oxy và máu hơn cho não, làm tăng số lượng dây thần kinh ở hồi hải mã và độ dày của vỏ não, khiến nó trở thành "loại thuốc thông minh" cho não.
Ngay từ khi mới sinh, trẻ sơ sinh đã có thể thực hiện một loạt các chuyển động lớn như ngồi, bò, đi, chạy, nhảy, cũng như các chuyển động tinh tế như cầm, véo,... Tất cả những điều này đều đạt được thông qua các chuyển động và trò chơi liên tục thúc đẩy sự kết nối của các tế bào thần kinh não và cải thiện chức năng não.
Chất lượng của những chuyển động này có liên quan trực tiếp đến sự trưởng thành trong quá trình phát triển não bộ.
Trẻ 3-6 tuổi: "Cửa sổ bạc" của sự phát triển não bộ
Đầu tiên, các khớp thần kinh bắt đầu được “cắt tỉa. ”Nghiên cứu khoa học về não bộ đã phát hiện ra rằng sự thay đổi mật độ các khớp thần kinh trong não người sau khi sinh có dạng đường cong "hình chữ U ngược".
Điều này có nghĩa là mật độ khớp thần kinh trong não người đạt đến đỉnh điểm rồi bắt đầu giảm dần.
Và thời kỳ đỉnh cao này là 200 nghìn tỷ ở độ tuổi 3 đã đề cập ở trên.
Sau khi trẻ lên 3 tuổi, não bộ bắt đầu tự điều chỉnh, giống như một thành phố bận rộn bắt đầu tối ưu hóa các tuyến đường giao thông và cơ sở hạ tầng dư thừa sau khi mở rộng nhanh chóng, theo nguyên tắc "sử dụng hoặc mất" và bước vào trạng thái "cắt tỉa".
Các khớp thần kinh được sử dụng thường xuyên sẽ nhân lên, trong khi các khớp thần kinh không được sử dụng thường xuyên sẽ dần thoái hóa, do đó giúp não tối ưu hóa mạng lưới thần kinh và cải thiện hiệu quả chức năng.
Thứ hai, tốc độ hoàn thiện sự phát triển của não bộ tiếp tục được cải thiện. Như đã nói ở trên, khi trẻ 3 tuổi, sự phát triển não bộ đã đạt khoảng 85% so với người lớn và đến 6 tuổi, con số này sẽ tăng trở lại khoảng 90%.
Trong giai đoạn này, mạng lưới nơ-ron thần kinh não tiếp tục hoàn thiện, các kết nối giữa các nơ-ron trở nên hiệu quả hơn, tốc độ truyền tải và xử lý thông tin tăng lên đáng kể, tạo nền tảng vững chắc cho các hoạt động nhận thức và tư duy phức tạp.
Làm thế nào để nắm bắt “Cửa sổ bạc” giúp trẻ thông minh hơn?
Thiết lập mối quan hệ bố mẹ - con cái tốt đẹp
Nghiên cứu siêu quét fNIRS thời gian thực cho thấy, chất lượng tương tác giữa bố mẹ và con cái rất quan trọng đối với sự phát triển nhận thức và cảm xúc của trẻ.
Mối quan hệ bố mẹ - con cái tốt có thể khiến trẻ hạnh phúc hơn, não tiết ra những chất thúc đẩy sự phát triển.
Nuôi dưỡng thói quen đọc sách cho trẻ
Chuyên gia khoa học não bộ người Pháp Stanislas Dion chỉ ra rằng, việc đọc sẽ thay đổi cấu trúc não và thúc đẩy trao đổi thông tin giữa não trái và não phải.
Nuôi dưỡng thói quen đọc sách ngay từ khi còn nhỏ và cho trẻ tiếp xúc với ngôn ngữ phong phú hơn và nội dung câu chuyện.
Nếu bố mẹ kiên trì thực hiện trong thời gian dài, sẽ rèn luyện phần não chịu trách nhiệm về khả năng hiểu ngôn ngữ, tư duy logic và trí tưởng tượng. Và khi lượng đọc tăng lên, các đường dẫn thần kinh trong não trẻ sẽ trở nên phức tạp và hiệu quả hơn.
Làm phong phú thêm trải nghiệm giác quan
Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng kích thích đa giác quan có thể thúc đẩy hoạt động của vỏ não và tăng cường thiết lập các đường dẫn thần kinh, do đó cải thiện tốc độ xử lý thông tin và hiệu suất nhận thức tổng thể của trẻ.
Ví dụ, mẹ có thể chơi cát cùng con, để bé cảm nhận kết cấu của cát bằng tay (xúc giác), quan sát màu sắc của cát (thị giác) và lắng nghe âm thanh cát chảy (thính giác).
Thông qua trải nghiệm đa giác quan đơn giản này, sự phát triển não bộ được thúc đẩy hiệu quả, khả năng nhận thức và khả năng sáng tạo cũng nâng cao.
Bình luận